Kẻ trốn truy nã bị bắt nhanh nhất trong lịch sử FBI
Chưa đầy hai tiếng sau bị FBI liệt vào danh sách những kẻ trốn truy nã cần truy lùng gắt gao nhất, Billie Bryant đã sa lưới, chỉ vì cú sẩy chân khi leo mái nhà.
Ngày 5/4/1968, với cáo buộc tham gia 6 vụ cướp ngân hàng, Bryant, 29 tuổi, bị Tòa án quận ở Washington, DC tuyên phạm tội Cướp ngân hàng và Hành hung , đối diện mức án 17-54 năm tù.
Trong thời gian bị giam giữ tại trại cải huấn tại quận Columbia, bang Virginia, Bryant được phân lao động trong xưởng sửa chữa ôtô. Tận dụng cơ hội “ngàn vàng”, ngày 23/8/1968, Bryant chồm lên ghế lái của chiếc Cadillac màu hạt dẻ trong xưởng, đâm đổ cổng và hàng rào sắt trại giam và thoát ra ngoài.
Giây phút đó, Bryant thêm vào bảng thành tích bất hảo của mình tội danh Tù nhân liên bang bỏ trốn . FBI lập tức mở cuộc điều tra.
Bốn tháng sau, ngày 8/1/1969, một ngân hàng tại tiểu bang Maryland, cách trại giam khoảng 300 km, báo tin bị cướp bởi một người đàn ông đi chiếc Cadillac màu hạt dẻ. Hai giao dịch viên cùng xác định tên cướp là Bryant, vì họ nhớ anh ta là khách hàng quen trước khi bị kết án cướp ngân hàng vào năm 1968.
Billie Austin Bryant bị bắt sau chưa đầy 2 giờ bị FBI truy nã đặc biệt. Ảnh: FBI
FBI nhận thông tin và cử ba đặc vụ đến khu vực nhà của vợ hắn tại khu đông nam Washington, DC. Sau khi xác định chiếc Cadillac không lảng vảng quanh khu vực này, họ quyết định vào trong gặp người vợ để khuyên trong trường hợp Bryant liên lạc hãy thuyết phục ra đầu thú.
Ba đặc vụ gõ cửa căn nhà và một giọng người đàn ông cất lên sau cánh cửa mở: “Xin lỗi, bà Bryant đang đi vắng”. Các cảnh sát muốn xác định danh tính người đàn ông và hỏi người này xem họ có thể vào trong đợi bà Bryant không. Đáp lại, gã kia viện cớ không phải nhà mình, đuổi khéo. Ba đặc vụ không hề biết người đứng trước mặt họ chính là gã tù nhân trốn trại.
Video đang HOT
Bryant đóng cửa nhà nhưng bị một đặc vụ chặn chân vào cửa để ngăn lại. Cuộc tranh cãi nổ ra nhưng chỉ kéo dài vài giây và kết thúc bằng tràng đạn nã từ khẩu súng lục ổ quay trong tay tên tội phạm.
Hai đặc vụ tuổi đôi mươi chết ngay tại chỗ, trong đó có Woodriffe, 27 tuổi, là đặc vụ FBI da màu đầu tiên chết trong khi thi hành nhiệm vụ.
Edwin R. Woodriffe (trái) và Anthony Palmisano, hai sĩ quan bị Bryant sát hại. Ảnh: FBI
Người đồng đội duy nhất còn sống ngay lập tức quay trở lại xe tuần tra và liên lạc xin hỗ trợ. Chỉ vài phút sau, ngôi nhà bị bao vây bởi cảnh sát Washington và các đặc vụ FBI. Đạn hơi cay được bắn vào trong, nhưng Bryant không biết từ khi nào đã trốn thoát theo đường cái cây phía sau căn hộ, gần cửa sổ phòng ngủ.
Nhà chức trách mở cuộc khám xét khẩn cấp quy mô lớn quanh khu dân cư với sự vào cuộc của hàng trăm đặc vụ FBI và sĩ quan địa phương, máy bay trực thăng, chó nghiệp vụ và các chốt kiểm soát đường bộ dày đặc. Ngay chiều hôm đó, FBI cũng đưa Bryant vào danh sách 10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất.
Khoảng 18h50′ cùng ngày, Sở Cảnh sát nhận được một cuộc gọi từ một người dân sống ở đại lộ Mississippi, Washington, DC. báo nghe thấy nhiều tiếng động lạ trên mái nhà. Khi cảnh sát đến nơi, một giọng nam giới đáp lại từ tầng áp mái của căn nhà “Billy Bryant đây!”, tên tội phạm gào lên kêu cứu.
Hắn khai trèo mái nhà, cố gắng đột nhập vào gác mái nhưng bị sảy chân và cánh cửa đột ngột đóng sập khiến mắc kẹt bên trong. Bryant sa lưới sau chưa đầy 2 giờ bị phát lệnh truy nã.
Thay vì ngoan ngoãn thụ án 17 năm và đợi ân xá trước hạn, Bryant lựa chọn vượt ngục và lĩnh thêm 4 bản án: 3 năm về tội Tù nhân liên bang vượt ngục, 20 năm tù về tội Cướp ngân hàng có vũ trang và 2 bản án chung thân cho 2 tội danh Giết người cấp độ một .
Bệnh nhân Covid-19 Mỹ thừa nhận "sai lầm" đau đớn vì không tiêm vắc xin
Một bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ kêu gọi mọi người tiêm vắc xin dù trước đó anh từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ bị bệnh.
Travis Campbell nhập viện điều trị Covid-19 (Ảnh: NYP).
Travis Campbell, 43 tuổi, ở bang Virginia, Mỹ đã nhập viện hơn một tuần vì biến chứng Covid-19, trong khi vợ và hai con cũng bị nhiễm virus. Campbell đang phải sử dụng nhiều thiết bị để hỗ trợ thở và chiến đấu với Covid-19.
"Tôi đã vượt qua một đêm nữa và tôi rất biết ơn khi được nhìn thấy ánh sáng của ngày mới. Mỗi hơi thở của tôi giống như vung một nhát rìu vậy", Travis nói với hơi thở dồn dập từ giường bệnh trong video đăng trên Facebook hôm 5/8.
Kellie Campbell, vợ của Travis, nói rằng tình trạng sức khỏe của Travis hiện lay lắt từng ngày và cô không muốn bất kỳ ai khác phải rơi vào hoàn cảnh tương tự. Kelli lo sợ rằng chồng cô có thể sớm phải sử dụng máy thở vì sức khỏe ngày càng xấu đi trong những ngày qua.
"Chúng tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ bình an vô sự và không bị nhiễm bệnh. Chúng tôi đã chần chừ tiêm vắc xin", Kellie nói.
Kellie cũng kêu gọi mọi người tiêm chủng.
"Dù bạn phải nghỉ làm, dù bạn có thể bỏ lỡ điều gì đó, nhưng bạn cần đi tiêm vắc xin. Vì chúng tôi không tiêm vắc xin, nên hãy nhìn xem chúng tôi đang ở đâu? Điều đó nên là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nó không chỉ tốt cho bạn, mà cho cả những người thân trong gia đình bạn", Kellie nói thêm.
Travis nhập viện từ cuối tháng 7. Từ đó trở đi, anh thường làm nhật ký bằng video để cập nhật tình trạng sức khỏe của mình và chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
Trong một video đăng trên Faceebok, Travis đã hỏi những người theo dõi anh trên mạng xã hội rằng, liệu họ muốn tiêm vắc xin hay chuẩn bị cho tang lễ của mình.
"Tôi đã không tiêm vắc xin... Tôi đã mắc sai lầm. Tôi thừa nhận điều đó", Travis nói.
Gia đình Travis sống ở vùng nông thôn của bang Virginia, do vậy anh nghĩ rằng mình không tiếp xúc với nhiều người, đồng nghĩa với nguy cơ mắc Covid-19 không cao. Đó cũng là lý do Travis và những người trong gia đình anh không tiêm vắc xin. Travis cảm thấy hối hận với quyết định này.
"Tôi không thể thở được. Tôi giống như đang chết đuối. Tôi cảm thấy mình giống như một con cá mắc cạn. Đó là lỗi của tôi. Lẽ ra, tôi nên đưa các con và vợ tôi đi tiêm chủng. Tôi đang phải trả giá", Travis nói.
Travis nói rằng anh muốn giúp được "càng nhiều người càng tốt" để họ nhận ra sự thật rằng "biến chủng Delta ngày càng mạnh và lây nhiễm nhanh hơn". Nhiều người đã theo dõi các chia sẻ của Travis trên Facebook và cảm ơn anh vì giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin.
"Và tôi chỉ nói với mọi người rằng: Nếu bạn còn đang do dự, tôi muốn bạn hãy nhìn nhận thật rõ cuộc sống của bạn có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Và hãy đi tiêm chủng, làm ơn", Travis kêu gọi.
Bang Virginia, giống như những nơi khác ở Mỹ, đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng đột biến khi biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao đã bùng phát khắp cả nước. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người dân nên tiêm chủng dù họ đã mắc Covid-19 hay chưa.
Rao bán biệt thự mô phỏng 'Nhà Trắng' của Việt kiều Biệt thự xây dựng trên khu đất rộng gần 6.500 m2 mô phỏng Nhà Trắng của một Việt kiều Mỹ được rao bán giá 2,6 triệu USD. "Tại sao phải chi tới một tỷ USD để tranh cử tổng thống trong khi chỉ cần 2,6 triệu USD là bạn đã có thể mua một Nhà Trắng", NY Post viết trong bài báo ngày...