Italy xem xét điều chỉnh quy trình bầu cử tổng thống do dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, Quốc hội nước này đang xem xét thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo cuộc bầu cử tổng thống dự kiến từ ngày 24/1 diễn ra thuận lợi, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho các đại biểu tham dự.
Người dân xếp hàng bên ngoài một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 24/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại quốc gia châu Âu này. Nhiều nghị sĩ Italy hiện có xét nghiệm dương tính với virus SAR-CoV-2 và điều này càng làm gia tăng những lo ngại khi đỉnh điểm của làn sóng dịch thứ 4 có thể trùng với thời điểm bắt đầu cuộc bầu cử tổng thống. Do đó, một số biện pháp bổ sung có thể được áp dụng trong các viện Quốc hội với việc khôi phục quy định giãn cách, cấm sử dụng khu vực đại sảnh Hạ viện trong hai tuần tới.
Theo thông lệ, cuộc bầu cử diễn ra tập trung tại trụ sở Hạ viện với khả năng phải trải qua rất nhiều vòng trong nhiều ngày. Mỗi vòng có thể kéo dài từ 5-6 giờ để 1.008 đại biểu lần lượt được điểm danh bỏ phiếu. Các chuyên gia y tế cảnh báo thực tế đó dễ dẫn đến việc tập trung đông người bất chấp quy định về giãn cách. Nhiều ý kiến còn kêu gọi phải kịp thời thống nhất cách thức bầu cử cho những đại biểu bị dương tính tại thời điểm diễn ra bầu cử, đồng thời cho phép tiến hành bỏ phiếu ở cả hai viện Quốc hội thay vì theo quy định đến nay là chỉ tập trung ở trụ sở Hạ viện.
Video đang HOT
Dự kiến, trong những ngày tới, Chủ tịch Hạ viện Roberto Fico và đại diện các chính đảng trong Quốc hội Italy sẽ cùng đánh giá cụ thể các biện pháp trên cơ sở đề xuất của các chuyên gia y tế và nhất là chiều hướng lây nhiễm trong số đại biểu sẽ tham gia bầu cử.
Cuộc bỏ phiếu ngày 24/1 sẽ bầu người kế nhiệm Tổng thống Sergio Mattarella, 80 tuổi. Hiện chưa có ứng cử viên chính thức nào kế nhiệm Tổng thống Mattarella, song Thủ tướng Draghi được xem là nhân vật có nhiều khả năng sẽ đảm nhận cương vị này.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19, Bộ Y tế Italy ngày 8/1 thông báo nước này có 197.552 ca mắc mới, tăng gần 90.000 ca so với ngày trước đó. Trong khi, số ca tử vong trong ngày này là 184 ca, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi ở nước này lên tới 138.881 ca – mức cao thứ 2 châu Âu sau Anh và cao thứ 9 thế giới. Đến nay, Italy ghi nhận tổng cộng 7,28 triêu ca mắc COVID-19 từ đầu dịch đến nay.
Libya chưa thể ấn định thời điểm tổ chức bầu cử tổng thống
Ngày 27/12, Quốc hội Libya đã từ chối ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vốn dự kiến diễn ra vào tuần trước.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Libya tại Sirte ngày 9/3/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đó, Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao (HNEC) của Libya đã trình bày báo cáo nhấn mạnh rằng sẽ rất rủi ro nếu ấn định thời điểm mới tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào giai đoạn này. HNEC khuyến nghị đặt ra "một lộ trình mới, thực tế và có thể áp dụng, với các giai đoạn được xác định, thay vì chọn ra ngày mới và lặp lại các sai lầm tương tự".
Báo cáo, do Chủ tịch Ủy ban Al-Haid al-Sghayer trình bày trước các thành viên Quốc hội, cũng đề xuất thành lập một ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới, đồng thời kêu gọi cải tổ chính phủ của Thủ tướng lâm thời Abdulhamid Dbeibah. Quốc hội Libya vẫn chưa tranh luận về các đề xuất trên.
Ngay trước khi diễn ra cuộc họp, Đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) Stephanie Williams đã kêu gọi Quốc hội "thực hiện trách nhiệm quốc gia của mình" và khẩn trương giải quyết các khuyến nghị từ HNEC để thúc đẩy tiến trình bầu cử. Trong tuyên bố chung vào ngày 24/12, 5 quốc gia phương Tây gồm Mỹ, Pháp, Anh, Đức và Italy đã kêu gọi Quốc hội Libya sớm ấn định một mốc thời gian mới tổ chức cuộc bầu cử.
Trước đó, HNEC đã công bố đề xuất hoãn cuộc bầu cử tổng thống tới cuối tháng 1/2022, thay vì ngày 24/12 năm nay. Sau đó, Quốc hội Libya đã thành lập một ủy ban để soạn thảo một lộ trình sau ngày 24/12, với mục tiêu xem xét một số đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến sự đổ vỡ của kế hoạch tổ chức bầu cử đúng thời hạn, bên cạnh việc xác định tương lai của chính phủ lâm thời hiện nay.
Các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội là một phần của lộ trình hòa bình được Diễn đàn Đối thoại Chính trị Libya (LPDF) thông qua, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc với mục tiêu mang lại sự ổn định cho Libya sau nhiều năm bất ổn chính trị và an ninh.
Libya rơi vào hỗn loạn kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Kadhafi vào năm 2011. Quốc gia Bắc Phi này đã trải qua một năm tương đối hòa bình sau khi các phe phái chính trị ở miền Đông và miền Tây đạt được một lệnh ngừng bắn vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng bạo lực có thể dễ dàng bùng phát trở lại do những bất đồng liên quan đến các cuộc bầu cử.
Italy thêm trên 219.400 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua Ngày 6/1, Bộ Y tế Italy thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 219.441 ca mắc COVID-19 mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 30/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN Theo báo cáo của bộ trên, trong 24 giờ qua, số ca tử...