Italy sẵn sàng hạ nhiệt căng thẳng với Pháp
Ngày 11/2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini bày tỏ sẵn sàng gặp Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner “trong tuần này” để thảo luận về những căng thẳng giữa hai nước vốn dẫn tới việc Pháp triệu hồi Đại sứ nước này ở Italy.
Phó Thủ tướng Salvini cho biết ông sẵn sàng chào đón ông Castaner tại thủ đô Rome của Italy, hoặc tới thủ đô Paris của Pháp trong tuần này để đàm phán. Theo ông Salvini, việc khôi phục các mối quan hệ tốt đẹp là “nguyên tắc cơ bản” và cần được thực hiện “càng sớm càng tốt”.
Trước đó, Pháp triệu hồi đại sứ nước này tại Italy, một bước đi được cho là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Quyết định này được đưa ra nhằm phản ứng việc hai phó thủ tướng của Italy là Matteo Salvini và Luigi Di Maio đưa ra hàng loạt chỉ trích nhằm vào Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Theo Bộ Ngoại giao Pháp, những lời chỉ trích của quan chức Chính phủ Italy cũng là chưa từng có tiền lệ kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Quan hệ giữa Italy và Pháp trở nên căng thẳng hơn sau khi Phó Thủ tướng Italy Luigi Di Maio ngày 5/2 đã gặp gỡ đại diện phong trào biểu tình “Áo vàng” ở ngoại ô thủ đô Paris của Pháp. Ông Di Maio cho biết mục đích cuộc gặp là nhằm chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới tại Nghị viện châu Âu (EP), song Chính phủ Pháp cho rằng cuộc gặp này là “một sự khiêu khích không thể chấp nhận” và là hành động “đổ thêm dầu vào lửa”.
Tháng trước, Pháp đã triệu Đại sứ Italy tại nước này để phản đối chỉ trích của Phó Thủ tướng Italy Di Maio về chính sách của Pháp ở châu Phi, trong đó kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt Pháp vì đẩy người dân châu lục nghèo đói này từ bỏ quê hương để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn ở châu Âu. Ngày 22/1, Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini nhằm trực tiếp vào Tổng thống Pháp Macron khi bày tỏ hy vọng cử tri Pháp sớm thoát khỏi một “vị tổng thống khủng khiếp”. Ông Maio và ông Salvini thậm chí còn có những tuyên bố ủng hộ người biểu tình “Áo vàng” vốn xuống đường phản đối chính phủ của Tổng thống Macron trong thời gian qua.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Video đang HOT
Áo Vàng biểu tình, tấn công nhà quan chức Pháp
Cảnh sát buộc phải dùng dùi cui, bắn hơi cay để giải tán người biểu tình tấn công nhà của Chủ tịch Hạ viện.
Tin tức France24 cho biết, các cuộc biểu tình của phong trào Áo Vàng ở Pháp đã trở nên dữ dội hơn và biến thành bạo động trong ngày biểu tình hôm 9/2.
Phe Áo Vàng biểu tình trên những đường phố Paris. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner bày tỏ "sự ghê tởm" khi những người biểu tình châm lửa đốt một chiếc xe quân sự chống khủng bố. Những chiếc xe này thường được nhìn thấy ở Paris kể từ các cuộc tấn công khủng bố năm 2015.
Các chính trị gia cũng lên án vụ tấn công vào nhà của Richard Ferrand - Chủ tịch Hạ viện và là một đồng minh thân cận của Tổng thống Emmanuel Macron. Ferrand đăng ảnh trên Twitter cho thấy phòng khách bị cháy xém và nói rằng cảnh sát tìm thấy các vật liệu tẩm dầu.
Cảnh sát Pháp đã buộc phải ra tay, dùng dùi cui và bắn súng hơi cay vào những người biểu tình quá khích tại Paris.
Trang tin này cho biết, một người đàn ông đã bị thương ở tay, một người biểu tình khác được ghi hình lại đã bị chảy máu ở phần đầu và nhiều người với các vết thương khác.
Tờ Global News cho biết, các phương tiện truyền thông Pháp ghi nhận một trường hợp nạn nhân bị mất 4 ngón tay vì một quả lựa đạn được sử dụng nhằm giải tán đám đông quá khích. Cảnh sát đã không bình luận về thông tin này.
Người biểu tình Áo Vàng tham gia cuộc biểu tình ở Paris vào ngày 9/2. Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên sở cứu hỏa Gildas Lecoeur nói với Associated Press rằng, những người đàn ông bị thương đã được đưa đến bệnh viện song không xác nhận các vết thương của họ.
Một chiếc ô tô, xe máy và nhiều thùng rác đã bị đốt cháy khi cuộc biểu tình di chuyển về phía Điện Invalides và Tháp Eiffel.
Cảnh sát cho biết 17 người biểu tình đã bị bắt giữ khi vụ ẩu đả nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát gần Đại lộ Champs- Elysees và Quốc hội.
Bộ Nội vụ Pháp đã đưa tổng số người biểu tình trên khắp Pháp là 12.000 người, bao gồm 4.000 người ở Paris.
Tuy nhiên, nguồn tin cảnh sát nói với Reuters rằng con số cao hơn, với 21.000 người biểu tình tham gia các cuộc tuần hành bên ngoài Paris.
Áo Vàng đang thực sự giảm nhiệt?
Dù tình trạng xung đột đã xảy ra nhưng Bộ Nội vụ Pháp vẫn khẳng định, cuộc biểu tình tuần này nhỏ hơn đáng kể so với tuần trước.
Ước tính có khoảng 58.600 người biểu tình trên khắp nước Pháp vào ngày 2/2, theo Bộ Nội vụ. Trong cuộc biểu tình ngày hôm đó, phe Áo Vàng tuyên bố khoảng 116.000 người biểu tình đã xuống đường.
Tờ France24 cho rằng, các cuộc biểu tình Áo Vàng đang có xu hướng giảm do tranh cãi nội bộ. Một số đã muốn nhượng bộ Tổng thống Emmanuel Macron, sẵn sàng liên minh các công doàn để nhượng bộ chính phủ nhiều hơn; những người khác tiếp tục không tin tưởng ông Macron.
Phe còn lại của Áo Vàng muốn tiếp tục tăng áp lực với ông Macron, thậm chí đã yêu cầu sự từ chức của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Theo Datviet
Paris: Biểu tình biến thành bạo động, phe 'Áo vàng' tấn công nhà chủ tịch Hạ viện Hàng nghìn người đã tham gia cuộc biểu tình xung quanh Đại lộ Champs Elysees, tại thủ đô Paris, buộc lực lượng an ninh phải sử dụng các biện pháp mạnh. Xe quân sự chống khủng bố bị người biểu tình đốt gần Tháp Eiffel hôm 9/2. Ảnh: Getty. Cuộc biểu tình tuần thứ 13 của hàng nghìn người phe "áo vàng" ở...