IS tấn công đẫm máu tại Afghanistan, hơn 100 người chết
Hôm 2/5, lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan đã thừa nhận thực hiện vụ tấn công vào thánh đường Hồi giáo ở thủ đô Kabul, Afghanistan vào ngày 29/4 khiến 50 tín đồ thiệt mạng.
Đây là vụ tấn công mới nhất tại Afghanistan mà nhóm này đã thừa nhận thực hiện.
Các vụ tấn công liên tiếp gây thương vong xảy ra gần đây tại Afghanistan làm gia tăng lo ngại về sự trỗi dậy tiềm tàng của các nhóm cực đoan, đặc biệt là nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng có thể gây bất ổn cho khu vực và quốc tế.
Đưa ra xe cứu thương nạn nhân một vụ khủng bố do IS-K tiến hành. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Vụ nổ đầu tiên xé toạc một trường trung học ở Kabul, thủ đô Afghanistan cách đây gần 2 tuần, khiến nhiều học sinh thiệt mạng. Vài ngày sau, các vụ nổ phá hủy hai nhà thờ Hồi giáo và một xe buýt nhỏ ở phía bắc đất nước. Tuần sau đó, ba vụ nổ khác nhắm vào người Hồi giáo dòng Shiite và người Sufis. Đặc biệt là vụ đánh bom tại Thánh đường Khalifa Sahib ở phía Tây Kabul trong lễ cầu nguyện thứ Sáu (29/4) khiến 50 người thiệt mạng.
Một người dân chứng kiến vụ đánh bom cho biết: “Vụ đánh bom liều chết diễn ra vào khoảng 16h bên trong nhà thờ Hồi giáo. Chúng tôi muốn những vụ nổ như vậy được ngăn chặn, chúng tôi muốn thấy hòa bình và an ninh ở đất nước của chúng tôi và một nền quản trị tốt, đây là những yêu cầu của chúng tôi. Thực tế, đã có rất nhiều người đã bị thương và tử vì đạo, và tất cả họ đã được đưa đến bệnh viện. Cầu xin thánh Allah toàn năng phù hộ cho tất cả họ”.
Các cuộc tấn công trong hai tuần qua đã khiến hơn 100 người chết. Bằng cách nhắm mục tiêu vào dân thường, người Shiite và người Sufis trong những tuần gần đây, các phần tử khủng bố đã khuấy động nỗi sợ hãi tại Afghanistan kết thúc sự yên tĩnh tương đối sau khi Taliban nắm chính quyền từ tháng 8/2021.
Chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Afghanistan, được gọi là Nhà nước Hồi giáo Khorasan hay IS-K đã nhận trách nhiệm đối với 4 trong số 7 vụ tấn công lớn gần đây. Tuy nhiên, những vụ tấn công vẫn chưa có bên nào lên tiếng nhận trách nhiệm đều để lộ đặc điểm tương tự những cuộc tấn công trước đây của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Afghanistan. Nhóm khủng bố này vốn coi người Shiite và Sufis là dị giáo.
Theo các chuyên gia, các cuộc tấn công khủng bố do IS-K thực hiện với mục đích hạ uy tín chính quyền Taliban và làm suy yếu tính hợp pháp của lực lượng này khi Taliban từng tuyên bố khôi phục hòa bình và ổn định trên khắp đất nước Afghanistan sau khi Mỹ rút quân. Với các cuộc tấn công nói trên, IS-K cũng vùi dập tuyên bố của Taliban rằng họ đã dập tắt mọi mối đe dọa trong nước từ nhóm Nhà nước Hồi giáo. Nhóm khủng bố này cũng làm gia tăng lo ngại về sự trỗi dậy tiềm tàng của các nhóm cực đoan ở Afghanistan mà sau cùng có thể gây ra mối đe dọa quốc tế.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố vào tháng trước cho thấy, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chủ mưu hơn 80% các cuộc tấn công kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan.
Đảng Dân chủ Mỹ kêu gọi Chính phủ dỡ bỏ phong tỏa tài sản nước ngoài của Afghanistan
Các Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ mới đây đã gửi thư cho Tổng thống Joe Biden và Bộ Tài chính nước này, kêu gọi chính quyền đương nhiệm dỡ bỏ phong tỏa đối với dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Afghanistan trị giá 9,4 tỷ USD.
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng Trung ương Afghanistan ở thủ đô Kabul. Ảnh: DW/TTXVN
Trong lá thư đề ngày 20/12, các nhà lập pháp cho rằng Mỹ cần tránh áp dụng các biện pháp kinh tế cứng rắn, gây tổn hại trực tiếp đến các gia đình và trẻ em Afghanistan. Điều này đồng nghĩa rằng Mỹ cần khẩn trương sửa đổi chính sách hiện hành liên quan đến việc đóng băng dự trữ ngoại hối của Afghanistan và các lệnh trừng phạt hiện nay.
Các nghị sĩ Mỹ cảnh báo suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan có thể dẫn đến nguy cơ về một cuộc khủng hoảng di cư mới tại khu vực. Việc Mỹ "đóng băng" tài sản dự trữ của Ngân hàng trung ương Afghanistan đã góp phần thúc đẩy lạm phát và khiến các ngân hàng thương mại, cũng như các doanh nghiệp trọng điểm tại đất nước Tây Nam Á này phải đóng cửa.
Trong thư, các nhà lập pháp đã viện dẫn dữ liệu của Chương trình lương thực thế giới, nêu rõ khoảng 95% các gia đình ở Afghanistan không có đủ lương thực. Họ cảnh báo tỷ lệ nghèo đói tại Afghanistan có khả năng tăng từ 72% lên đến 98%. Theo các nghị sĩ, việc Mỹ phong tỏa tài sản của Afghanistan có thể khiến số người thiệt mạng trong năm 2022 còn cao hơn số người phải bỏ mạng trong cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm qua tại nước này.
Sự sụp đổ của nền kinh tế Afghanistan có thể khiến chính quyền Taliban càng xa cách với Mỹ, đặc biệt trong những nỗ lực chống khủng bố. Điều này sẽ thúc đẩy sự hiện diện của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan và làm tăng nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ.
Mỹ đã đóng băng gần 9,5 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước. Chính quyền Taliban đang hối thúc cộng đồng quốc tế khôi phục hàng tỷ USD viện trợ cho Afghanistan đã bị đình chỉ sau khi lực lượng này trở lại nắm quyền.
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), việc đột ngột đình chỉ các khoản viện trợ dẫn đến cú sốc "chưa từng có" đối với nền kinh tế của Afghanistan vốn bị tàn phá bởi hạn hán và chiến tranh kéo dài hàng chục năm. Theo Liên hợp quốc, hơn 50% trong tổng dân số 38 triệu người tại Afghanistan đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trong khi mùa Đông sẽ buộc hàng triệu người phải lựa chọn giữa di cư ra nước ngoài hoặc chết đói.
Xảy ra 2 vụ nổ liên tiếp ở Kabul làm nhiều người tử vong Các nhân chứng cho biết ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 2 người bị thương trong một vụ nổ bom ở phía Tây thủ đô Kabul của Afghanistan vào ngày 17/11. Theo nguồn tin này, đây là vụ tấn công nhằm vào một xe buýt nhỏ. Hiện trường vụ đánh bom nhằm vào một xe buýt nhỏ ở Kabul, Afghanistan, ngày...