IS khoe xe tăng, vũ khí cướp được từ quân đội Iraq
Nhà nước Hồi giáo đăng ảnh chụp xe tăng cùng những loại vũ khí tinh vi để khoe sức mạnh quân sự.
Nhà nước Hồi giáo sử dụng xe tăng tấn công căn cứ quân sự Deir Ezzor, Syria. Ảnh: Twitter/Mirror.
Những bức ảnh chụp vũ khí của Nhà nước Hồi giáo (IS), được cho là chụp khi nhóm phiến quân tấn công sân bay quân sự Deir Ezzor, Syria, xuất hiện trên tài khoản Twitter có tên Terrormonitor, Mirror đưa tin.
Ảnh chụp cho thấy các phiến quân IS sử dụng súng chống tăng, vũ khí tự động, thậm chí điều động cả xe tăng. IS hiếm khi triển khai xe tăng hay phương tiện bọc thép bởi chúng dễ trở thành mục tiêu bị phi cơ Nga, Mỹ, Anh hoặc Pháp không kích.
Một nghiên cứu từ Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy phần lớn vũ khí IS sử dụng có nguồn gốc từ chính những quốc gia đang tham gia không kích nhóm phiến quân. Một lượng lớn các loại súng, súng trường, pháo và tên lửa đã tuồn vào Iraq suốt nhiều năm do quốc gia này vẫn chưa thể kiểm soát toàn bộ đất nước sau khi Anh và Mỹ rút quân.
Video đang HOT
“Vũ khí tự do tuồn vào Iraq trong nhiều thập kỷ đồng nghĩa khi IS kiểm soát những khu vực này, chúng giống như chuột sa chĩnh gạo”, Oliver Sprague, giám đốc Chương trình Vũ khí thuộc Tổ chức Ân xá Anh, nói. “Thực tế, nhiều quốc gia, trong đó có Anh, đã vô tình vũ trang cho IS. Điều này khiến chúng ta phải cân nhắc đến việc tạm ngừng các thỏa thuận mua bán vũ khí hiện tại”.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, IS thu được lượng lớn vũ khí khi chiếm Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, tháng 6/2014. Chúng bao gồm cả vũ khí và phương tiện quân sự do Mỹ sản xuất. Nhóm phiến quân sau đó tận dụng lợi thế này để mở rộng diện tích kiểm soát.
Như Tâm
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ngưng đưa quân sang Iraq
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ ngưng chuyển quân sang Iraq nhưng không đề cập gì đến chuyện rút quân. Trước đó, Iraq đã ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân trong vòng 48 giờ.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã triển khai quân đến Iraq, chủ yếu huấn luyện cho lực lượng người Kurd - Ảnh: AFP
Trong thư gởi Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hôm 7.12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cam kết sẽ không đưa thêm quân tới Iraq cho tới khi "tình trạng nhạy cảm" được xóa bỏ. Tuy nhiên, ông Davutoglu không đề cập gì đến việc rút quân như yêu cầu của Iraq.
Hãng tin Reuters trích một đoạn lá thư: "Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Iraq trong vấn đề phối hợp và tư vấn. Cần phải ngăn chặn những ai không muốn sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq cũng như muốn chấm dứt sự hợp tác đó".
Trước đó, vào hôm 3.12, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng trăm binh sĩ tới một doanh trại ở Bashiqa, khu vực phía Bắc Iraq nằm gần Mosul, thành phố mà tổ chức khủng bố Hồi giáo IS đã chiếm từ tay chính quyền Iraq vào năm 2014. Đây là một tổn thất rất lớn của Iraq, đồng nghĩa với một thắng lợi quan trọng của IS bởi Mosul là thành phố lớn thứ 2 của Iraq.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đợt triển khai quân này chỉ là sự luân chuyển quân bình thường tại khu doanh trại kể trên nhằm huấn luyện cho lực lượng Iraq chiếm lại Mosul từ tay IS. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu giải thích rằng doanh trại này đã tồn tại từ lâu, được thiết lập theo sự yêu cầu hỗ trợ của chính quyền Mosul với sự chuẩn thuận của Bộ Quốc phòng Iraq.
Một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra sát biên giới Iraq - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, Thủ tướng Iraq Abadi tuyên bố động thái triển khai quân vừa qua của Thổ Nhĩ Kỳ không hề thông qua chính quyền Iraq, gọi đây là sự vi phạm chủ quyền quốc gia.
Trong một động thái làm căng thẳng đáng kể tình hình, Thủ tướng Abadi đã ra tối hậu thư buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân trong vòng 48 tiếng đồng hồ, đe dọa sẽ đệ đơn lên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc yêu cầu trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tuyên bố: "Iraq có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả viện đến Hội động bảo an Liên hiệp quốc nếu lực lượng này (Thổ Nhĩ Kỳ) không rút đi trong vòng 48 giờ".
Bộ trưởng Quốc phòng Iraq, ông Khaled al-Obeidi trong khi đó cũng nói rằng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã giải thích đợt triển khai quân là cần thiết để bảo vệ các cố vấn quân sự đang huấn luyện cho lực lượng Iraq đóng cách Mosul chỉ 30 km, chuẩn bị cho một cuộc tấn công chiếm lại Mosul. Nhưng ông Obeidi nhận định quy mô của đợt chuyển quân vừa qua là quá lớn cho một nhiệm vụ bảo vệ như giải thích của phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ thân thiết với người Kurd tại các khu vực tự trị ở Iraq, điều chắc chắn không làm hài lòng chính quyền Iraq.
Riêng chính quyền Iraq đã hoãn tới hoãn lui việc thực hiện một cuộc tổng tấn công quy mô lớn để chiếm lại Mosul trong khi đây chính là cứ điểm quan trọng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của IS. Việc quân đội Iraq phải chia năm xẻ bảy cho hàng loạt chiến dịch quân sự khác nhau ở nhiều nơi khác nhau là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ điều hơn 100 binh sĩ tới Iraq hỗ trợ diệt IS Thổ Nhĩ Kỳ điều hơn 100 binh sĩ tới khu vực gần thành phố Mosul, Iraq, đang bị Nhà nước Hồi giáo kiểm soát giúp huấn luyện lực lượng bản địa, động thái Baghdad gọi là "cuộc đột nhập". Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters. "Các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đến vùng Bashiqa, Mosul. Họ tham gia huấn luyện định kỳ....