IS đánh bom đẫm máu sân bay ở Afghanistan, khủng bố Hồi giáo bắt đầu hồi sinh?
Hai vụ đánh bom đẫm máu bên ngoài sân bay quốc tế ở Kabul cho thấy một mối lo quen thuộc ở Afghanistan: quốc gia này vẫn là hang ổ của hàng nghìn tay súng thánh chiến Hồi giáo.
Tay súng Taliban tuần tra đường phố Kabul ngày 19/8. Ảnh: Getty Images
Theo Bloomberg, Afghanistan có địa hình đồi núi và biên giới 2.600km với Pakistan, khiến nước này là nơi ẩn náu lý tưởng cho các phần tử khủng bố al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm khác. IS đã tuyên bố thực hiện hai vụ đánh bom khiến 13 binh sĩ Mỹ, 60 người Afghanistan chết và cả trăm người bị thương ngày 26/8 khi Mỹ đang điều phối chiến dịch sơ tán ở sân bay Kabul.
Afghanistan – mảnh đất màu mỡ cho phong trào thánh chiến cực đoan
Sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979 và dựng lên chế độ ở đây, hàng nghìn người Hồi giáo từ thế giới Arab đã vào nước này để hỗ trợ đẩy lùi thế lực nước ngoài.
Ngay cả sau khi Mỹ và đồng minh can thiệp vào Afghanistan suốt 20 năm qua, khu vực này vẫn là thỏi nam châm hút các phần tử cực đoan vì có vai trò nổi bật mang tính biểu tượng trong tư tưởng thánh chiến Hồi giáo, có địa hình đồi núi hẻo lánh và chính phủ yếu kém.
Theo báo cáo của Viện Hòa bình Mỹ, các yếu tố trên kết hợp lại khiến khó mà thực hiện các chiến dịch chống khủng bố ở đó. Nhờ đó, phong trào thánh chiến cực đoan dễ dàng phát triển.
Hiện diện của IS tại Afghanistan
IS, tách ra từ một nhánh liên kết với al-Qaeda ở Irraq, trở thành một tổ chức còn cực đoan hơn. IS tuyên bố thành lập chi nhánh ở Afghanistan vào tháng 1/2015. Chi nhánh này phần lớn gồm các phần tử đào tẩu khỏi Taliban và nhóm Tehrik-e Taliban, một nhóm muốn lật đổ chính phủ Pakistan.
Video đang HOT
Khói bốc lên gần hiện trường vụ nổ ở sân bay Kabul. IS đã tuyến bố là người thực hiện vụ đánh bom. Ảnh: THX/TTXVN
Chi nhánh này gần như bị quét sạch khỏi sào huyệt chính ở đông Afghanistan hồi cuối năm 2019 sau các vụ tấn công của quân đội Afghansitan và Mỹ, cũng như của Taliban.
Tuy nhiên, theo báo cáo của một ủy ban thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vẫn còn khoảng 2.000 tay súng tồn tại, gây ra 77 vụ tấn công ở Afghanistan trong bốn tháng đầu năm 2021.
Hai phong trào này đối đầu với nhau trong vấn đề lãnh thổ và khác biệt tư tưởng. IS, coi thế giới Hồi giáo là một thực thể cần được thống nhất trong một vương quốc Hồi giáo duy nhất, đã chỉ trích Taliban vì là phong trào dân tộc và vì quá dung thứ với người Hồi giáo thiểu số dòng Shiite ở Afghanistan.
Trong các lần tuyên truyền, IS đã chỉ trích Taliban – lực lượng đã đạt thỏa thuận với Mỹ năm 2020 với cam kết không cho phép bất kỳ nhóm nào dùng Afghanistan để đe dọa an ninh của Mỹ và đồng minh để đổi lại Mỹ cam kết rút toàn bộ binh sĩ về nước.
Trong một bản tin, IS bác bỏ vai trò của Taliban và nói sẽ không ngừng tấn công người Mỹ ở Afghanistan.
Hiện diện của al-Qaeda ở Afghanistan
Nhiều lần, các phát ngôn viên của Taliban đã bác bỏ còn tay súng al-Qaeda ở Afghanistan. Tuy nhiên, báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng lực lượng al-Qaeda ở Afghanistan còn khoảng từ vài chục tới 500 người và lãnh đạo của mạng lưới này sống ở khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan.
Chuyển người bị thương trong vụ nổ nghi là đánh bom liều chết bên ngoài sân bay quốc tế ở Kabul, Afghanistan ngày 26/8/2021. Ảnh: Aljazeera/TTXVN
Bản thân al-Qaeda đã xác nhận có hiện diện vũ trang ở Afghanistan, hoạt động ở 18 tỉnh từ năm 2020.
Đầu mối liên lạc chính giữa al-Qaeda và Taliban là qua mạng lưới Haqqani, một bộ phận bán tự trị dày dạn kinh nghiệm chiến trường của Taliban. Mạng lưới này do Sirajuddin Haqqani lãnh đạo và người này cũng là thành viên trong ban lãnh đạo của al-Qaeda.
Trùm khủng bố đã chết Osama bin Laden của al-Qaeda là một trong số những người cùng dân Afghanistan chống Liên Xô. Al-Qaeda và Taliban cùng có chung quan điểm về luật Hồi giáo cực đoan và cam kết thiết lập chính phủ Hồi giáo.
Taliban đã cho bin Laden trú ẩn năm 1996 khi nhóm này vẫn kiểm soát Afghanistan.
Năm 1998, khi vẫn ở Afghanistan, bin Laden đã tuyên chiến với Mỹ và đồng minh. Các phần tử al-Qaeda đã đánh bom các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania cuối năm đó, đánh bom tàu chiến Mỹ ở Yemen năm 2000 và cuối cùng là khủng bố ngay trên đất Mỹ năm 2001, phá hủy biểu tượng quyền lực chính trị, tài chính Mỹ.
Ước tính al-Qaeda đã trả cho Taliban 20 triệu USD mỗi năm để nhóm này hoạt động trong khu vực của Taliban. Khi Taliban từ chối giao nộp bin Laden sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ đã đưa quân vào Afghanistan.
Tháng 2/2020, chính quyền khi đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thỏa thuận hòa bình với Taliban nhằm kết thúc dần cuộc xung đột kéo dài nhất lịch sử Mỹ. Trong đàm phán trước thỏa thuận, Taliban từ chối yêu cầu của Mỹ về việc cắt quan hệ với al-Qaeda, chỉ đồng ý ngăn các nhóm dùng Afghanistan là bàn đạp tấn công.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, để tránh lộ mối quan hệ, Taliban đã giảm thiểu liên lạc với al-Qaeda và đã đưa các thành viên nhóm này tới khu vực hẻo lánh. Taliban cũng đã thắt chặt kiểm soát al-Qaeda bằng cách thu thập thông tin về các tay súng khủng bố nước ngoài và hạn chế những phần tử này.
Gần 30 tay súng Taliban chết trong vụ đánh bom sân bay Kabul
Taliban cho biết gần nửa trong số 72 người chết trong vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul là thành viên nhóm này.
"Ít nhất 28 thành viên Taliban đã thiệt mạng vì vụ nổ bên ngoài sân bay Kabul. Chúng tôi mất nhiều người hơn phía Mỹ", quan chức Taliban giấu tên cho biết hôm nay, thêm rằng không có lý do để gia hạn sự hiện diện của lực lượng nước ngoài tại Afghanistan sau ngày 31/8.
Abdul Qahar Balkhi, người đứng đầu ủy ban văn hóa của Taliban, hôm qua đã cảnh báo rằng "những kẻ hiểm độc" đang chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố và Taliban đang tìm mọi cách để ngăn điều đó.
Lời cảnh báo được Balkhi đưa ra chỉ vài giờ trước khi xảy ra hai vụ đánh bom tự sát ở sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul tối 26/8, khiến ít nhất 72 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ, cùng 140 người bị thương.
Các tay súng Taliban trên xe bán tải bên ngoài bệnh viện điều trị nạn nhân vụ đánh bom hôm 26/8. Ảnh: AFP .
Mỹ cáo buộc Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh cực kỳ bạo lực thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đứng sau vụ tấn công này. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ đáp trả.
IS-K sau đó nhận trách nhiệm và khẳng định mục tiêu của hai vụ đánh bom tự sát là nhằm vào lính Mỹ cùng các đồng minh.
Kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, sân bay quốc tế Hamid Karzai luôn chìm trong hỗn loạn do dòng người ồ ạt đổ tới đây nhằm tìm kiếm cơ hội thoát khỏi Afghanistan.
Hai quan chức Mỹ giấu tên hôm 25/8 cho biết có nhiều lo ngại về khả năng IS lợi dụng tình hình hỗn loạn ở sân bay Kabul để đánh bom tự sát. Một người nói rằng ưu tiên sẽ là rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan trước khi vụ tấn công xảy ra.
Biden cho biết duy trì phối hợp với Taliban là yếu tố quan trọng để hoàn thành chiến dịch rút quân trước hạn chót 31/8, nhưng cho rằng "tình hình mong manh" và đối thoại có nguy cơ sụp đổ nếu hoạt động di tản kéo dài. Ông đã yêu cầu Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao chuẩn bị những kế hoạch dự phòng để kéo dài chiến dịch sơ tán qua ngày 31/8 nếu cần thiết.
13 lính Mỹ thiệt mạng ở Kabul: Kịch bản "ác mộng" với ông Biden Tổng thống Joe Biden phải đối mặt với tình huống khó khăn sau cái chết của 13 binh lính trong vụ đánh bom ở sân bay Kabul trước khi Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan. Hiện trường vụ nổ bom như "ngày tận thế" tại sân bay Kabul Lính Mỹ đảm bảo an ninh tại sân bay Kabul, Afghanistan (Ảnh: Sputnik)....