Iraq: Bạo lực trong tháng Ramadan làm hơn 400 người chết
Các vụ bạo lực chủ yếu do các phần tử khủng bố cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda gây ra.
Theo số liệu của cơ quan an ninh và y tế Iraq, trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu từ ngày 21/7 và kết thúc vào ngày 18/8, đã diễn ra hàng loạt vụ bạo lực ở nước này làm hơn 400 người thiệt mạng và gần 1.000 người bị thương.
Hiện trường một vụ đánh bom tại các thành phố Iraq trong những ngày đầu của tháng Thánh lễ Ramadan (Ảnh: AFP)
Số liệu cho thấy, trong thời gian lễ hội, có hai ngày xảy ra bạo lực đẫm máu nhất là ngày 23/7 khiến 113 người chết và ngày 16/8 có hơn 80 người chết và hàng trăm người bị thương.
Các quan chức an ninh Iraq cho biết, các vụ bạo lực trong tháng Ramadan chủ yếu do các phần tử khủng bố cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda gây ra.
Thống kê của chính phủ Iraq cho biết, trong tháng 7 đã có hơn 300 người chết trong các vụ bạo lực, và đây là tháng đẫm máu trong hai năm qua.
Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia tăng tại Iraq xuất phát từ những căng thẳng chính trị trong nội bộ nước này cũng như ảnh hưởng từ sự bất ổn kéo dài 17 tháng qua tại quốc gia láng giềng Syria./.
Theo VOV
Video đang HOT
Phiến quân Syria có thể sẽ liên minh với al-Qaeda
"Nếu phương Tây không trợ giúp, chúng tôi có thể sẽ liên minh với al-Qaeda", một chỉ huy phiến quân cho biết.
Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ mới đây đã thừa nhận, al-Qaeda có thể đứng đằng sau vụ đánh bom tự sát gần đây nhằm vào khách sạn nơi các nhân viên phái bộ Liên Hợp Quốc dùng làm trụ sở tại Syria. Trong khi đó, lực lượng nổi dậy tại Syria đã đe dọa họ có thể sẽ liên minh với các phần tử thánh chiến nếu không nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ phương Tây.
Phiến quân Syria với vũ khí nghèo nàn khó có thể địch lại quân chính phủ (Ảnh: AFP)
"Dấu ấn" al-Qaeda đang hiện hữu tại Syria
Ông James Clapper, Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực của Thượng viện đã thừa nhận rằng, các vụ đánh bom xảy ra tại các thành phố của Syria kể từ cuối tháng 12/2011 "đều có những đặc điểm giống các cuộc tấn công của al-Qaeda".
"Chúng tôi tin rằng al-Qaeda tại Iraq đang mở rộng hoạt động tại Syria", ông Clapper phát biểu trước Thượng viện.
Chính phủ Iraq cũng đã xác nhận rằng, al-Qaeda đã vượt biên giới từ Iraq vào Syria để thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ Syria.
Thực tế ở Syria cho thấy, khi bắt đầu xảy ra các cuộc xung đột, phiến quân chủ yếu sử dụng các loại vũ khí hạng nhẹ. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, lực lượng này ngày càng trở nên tinh vi hơn trong việc chế tạo các loại bom.
Vụ đánh bom tại thủ đô Damascus, cách khách sạn nhân viên phái bộ Liên Hợp Quốc dùng làm trụ sở chính vài mét, xảy ra ngày 15/8 vừa qua đã khiến các phương tiện truyền thông hướng sự chú ý vào các chiến binh thánh chiến quốc tế. Mặc dù, phiến quân Syria đã công khai thừa nhận họ đứng đằng sau vụ tấn công này, tuy nhiên việc sử dụng thuốc nổ cũng như cách thức tiến hành vụ tấn công cho thấy, chỉ có các phần tử thánh chiến có kinh nghiệm từ các quốc gia khác mới có thể làm được. Vụ đánh bom này cũng tương tự như các vụ đánh bom tại Iraq, nơi các phần tử khủng bố al-Qaeda sử dụng thành thạo các kỹ năng chế tạo bom dùng trong các vụ tấn công vào dân thường và binh lính Mỹ.
Theo một số thông tin, hiện nay, lực lượng Quân đội Syria tự do đang được trang bị và chỉ huy bởi Tổ chức Libyan Islamic Fighting Group (LIFG) - một tổ chức được xem là có liên hệ với al-Qaeda. Cả Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Nội vụ Anh đều coi đây là một tổ chức khủng bố.
Phương Tây "làm ngơ" cho chủ nghĩa khủng bố tại Syria?
"Trong khi phương Tây luôn làm ra vẻ đang tiến hành một cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, thì hầu hết các chính trị gia sẽ không bận tâm nếu lực lượng đối lập tại Syria liên minh với al-Qaeda", Marcus Papadopoulos, một nhà phân tích chính trị của tạp chí Britain"s Politics First cho biết.
"Nếu bạn biết về lịch sử, bạn sẽ thấy rằng, phương Tây và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo mặc dù họ không hòa hợp được với nhau, nhưng chắc chắn họ có thể đồng chiến tuyến khi có một kẻ thù chung", ông Marcus nói với RT. "Điều này không có gì là ngạc nhiên đối với các chính trị gia phương Tây, bởi họ nhận thức được nó. Tuy nhiên, nó sẽ là một bất ngờ đối với người dân các nước phương Tây - những người bị "nhồi sọ" với một câu chuyện rằng, chính quyền Assad là một chính quyền diệt chủng, một cỗ máy giết người và phe đối lập Syria chỉ là những người qua đường vô tội".
Mặc dù có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự hiện diện của các tổ chức khủng bố quốc tế đang chiến đấu với chế độ của Tổng thống Bashar Assad, nhưng chính phủ Syria vẫn tiếp tục bị cô lập. Mới đây, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria. Động thái này được cho là gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền Damascus - những người bị coi là thủ phạm duy nhất đứng sau cuộc nội chiến ở Syria.
Vụ đánh bom mới đây nhất tại thủ đô Damascus được cho là có bàn tay của al-Qaeda (Ảnh: Reuters)
"Phương Tây đang đẩy chúng tôi đến với al-Qaeda"
Các phần tử nổi dậy thuộc lực lượng Quân đội Syria Tự do khăng khăng cho rằng, sự viện trợ của phương Tây như hiện nay là không đáp ứng được nhu cầu của họ. Các phiến quân lập luận rằng, họ đang phải đối phó với quân đội Syria được "vũ trang đến tận răng" với các loại vũ khí hạng nặng như súng cối, xe tăng, máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công... và không ngần ngại sử dụng chúng để tấn công quân nổi dậy.
Với lập luận trên, các phiến quân đòi hỏi được trang bị nhiều vũ khí hơn, cũng như những sự hỗ trợ khác từ phương Tây. Trên lý thuyết, họ có thể hài lòng với việc thiết lập một vùng cấm bay tại Syria. Điều đó có thể sẽ giúp họ lặp lại kịch bản Libya khi NATO thiết lập vùng cấm bay tại nước này, góp phần hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, Mỹ vẫn đang lưỡng lự trong việc có quyết định thiết lập một vùng cấm bay tại Syria hay không? Lý do cho sự lưỡng lự này là bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần và chính quyền của Tổng thống Obama không muốn đưa ra một quyết định có thể ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử tổng thống. Sự lưỡng lự này khiến lực lượng nổi dậy tại Syria cảm thấy bị tổn thương.
"Chúng tôi không muốn họ (al-Qaeda) ở đây, nhưng nếu không ai khác giúp, chúng tôi có thể sẽ liên minh với họ" Abu Ammar, một chỉ huy phiến quân ở thành phố Aleppo cho biết.
"Bạn có thể tin rằng, nếu al-Qaeda ở đây, họ sẽ tẩy não người dân. Nếu al-Qaeda vào Aleppo, thành phố này sẽ trở thành cơ sở của họ trong vòng ba tháng", Ammar nói với hãng tin AFP.
Các quốc gia Arab đang cho thấy một sự thống nhất trong việc đối phó với chế độ hiện nay ở Alawi ở Syria. Tuy nhiên, tiền và vũ khí mà họ "bơm" cho phiến quân Syria có thể sẽ rơi vào tay phong trào Hồi giáo cực đoan đang hiện diện tại đây và có thể làm trầm trọng hơn cuộc xung đột ở Syria.
Phiến quân Syria cũng bắt đầu lo ngại rằng, các phần tử thánh chiến cực đoan đang đổ đến đất nước của họ với chiến thuật tấn công hiệu quả có thể sẽ khiến họ phải đứng trước hai sự lựa chọn: Hoặc liên minh với những kẻ cực đoan nước ngoài nhằm lật đổ chế độ và xây dựng một nhà nước Hồi giáo ở Syria, hoặc đối đầu với lực lượng này để xây dựng một "đất nước Syria tốt hơn mà không có Assad"./.
Theo VOV
Lính Afghanistan lại 'nhè' binh sĩ NATO mà bắn Ít nhất 7 binh sĩ nước ngoài tại Afghanistan bị thiệt mạng trong tuần qua do các vụ xả súng liên quan đến các đồng nghiệp người Afghanistan. Điều này gây xói mòn lòng tin và ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa lực lượng an ninh nước ngoài và lực lượng an ninh bản địa. Theo nguồn tin NATO, trong...