Iran trang bị tên lửa và UAV cho hải quân
Động thái diễn ra sau khi quân đội Mỹ cho biết họ có thể bố trí lực lượng bảo vệ có vũ trang trên các tàu thương mại đi qua eo biển Hormuz.
Iran đã trang bị cho nhánh hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) các máy bay không người lái (UAV) và tên lửa có tầm bắn lên đến 1.000 km, giữa lúc căng thẳng với Mỹ ở eo biển Hormuz tiếp tục leo thang, theo tường thuật của Reuters ngày 5.8.
Quyết định được đưa ra sau khi quân đội Mỹ tuần này cho biết họ đang xem xét đưa lực lượng bảo vệ có vũ trang lên các tàu thương mại đi qua eo biển chiến lược nói trên, nhằm ngăn chặn việc Iran bắt giữ hoặc quấy rối các tàu dân sự. Tehran thường tuyên bố các tàu bị bắt giữ vi phạm quy định về vận chuyển.
Hải quân Iran tăng cường sức mạnh khi Mỹ muốn đưa quân bảo vệ tàu hàng ở vùng Vịnh
Đề cập đến khả năng hiện diện của lực lượng Mỹ trên các tàu thương mại, người phát ngôn lực lượng vũ trang Iran, tướng Abolfazl Shekarchi, cho biết các quốc gia trong khu vực hoàn toàn có khả năng tự bảo vệ các vùng biển xung quanh.
“Vịnh Ba Tư, vịnh Oman và Ấn Độ Dương có liên quan gì đến Mỹ? Các người đang làm gì ở đây?”, hãng thông tấn Tasnim của Iran dẫn lời ông Shekarchi.
Các hệ thống tên lửa hiện diện trong một sự kiện của hải quân IRGC. Ảnh REUTERS
Hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran cho biết vũ khí của IRGC, bao gồm “nhiều loại máy bay không người lái… cùng hàng trăm tên lửa hành trình và đạn đạo có tầm bắn từ 300 đến 1.000 km”, nằm trong số các hệ thống và thiết bị quân sự “được bổ sung vào năng lực của lực lượng hải quân IRGC hôm nay”.
Iran ra mắt tên lửa đạn đạo bội siêu thanh nội địa đầu tiên
Tư lệnh Hải quân IRGC Alireza Tangsiri nói với truyền hình nhà nước Iran hôm 5.8 rằng các tên lửa mới có độ chính xác cao hơn cũng như tầm bắn xa hơn. “Các tên lửa hành trình có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và có thể thay đổi mệnh lệnh sau khi cất cánh”, ông Tangsiri cho hay.
Kể từ năm 2019, căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã gia tăng vì các vụ bắt tàu ở eo biển Hormuz, một cửa ngõ hẹp kết nối vịnh Ba Tư và vịnh Oman, nằm giữa Iran và Oman. Đây cũng là hành lang đường biển duy nhất dẫn từ vịnh Ba Tư ra Ấn Độ Dương và khoảng 1/5 lượng dầu thô của thế giới đi qua eo biển này.
Vị trí chiến lược của eo biển Hormuz. Ảnh AL JAZEERA
Viễn cảnh quân đội Mỹ đưa lực lượng có vũ trang lên các tàu thương mại có thể làm leo thang căng thẳng hơn nữa ở vùng Vịnh. Hiện tại, Mỹ đã điều các máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt II, F-16 và F-35, cũng như tàu khu trục USS Thomas Hudner và các tàu chiến khác tới khu vực.
Hôm 3.8, IRGC đã tiến hành một cuộc tập trận quân sự trên các đảo tranh chấp ở vùng Vịnh với sự tham gia của các tàu nhỏ, lính dù và các đơn vị tên lửa.
Mỹ cân nhắc đưa lính vũ trang lên tàu thương mại đi qua Eo biển Hozmuz
Quân đội Mỹ đang cân nhắc việc đưa lính vũ trang lên các tàu thương mại đi qua Eo biển Hormuz, nhằm ngăn chặn Iran bắt giữ và quấy rối các tàu dân sự.
Hàng nghìn lính thủy đánh bộ và thủy thủ trên tàu tấn công đổ bộ USS Bataan trên đường tới Vịnh Ba Tư. Ảnh: AP
Tiết lộ với hãng tin AP ngày 3/8, 4 quan chức Mỹ giấu tên nhấn mạnh chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra và các quan chức quân sự Mỹ và các đồng minh Arab vùng Vịnh của Mỹ trong khu vực vẫn đang thảo luận về kế hoạch này.
Nếu được triển khai, đây sẽ là một hành động chưa từng có, ngay cả khi trong thời kì đỉnh điểm mâu thuẫn như "Cuộc chiến tàu chở dầu" giữa Mỹ và Iran năm 1988 - trận hải chiến lớn nhất của hải quân kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn lính thủy đánh bộ và thủy thủ trên tàu tấn công đổ bộ USS Bataan và tàu đổ bộ USS Carter Hall đang trên đường đến Vịnh Ba Tư. Các quan chức cho biết thủy quân lục chiến và hải quân Mỹ sẽ chỉ đảm bảo an ninh theo yêu cầu của các tàu liên quan.
Về phần mình, phái đoàn của Iran tại Liên hợp quốc chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về đề xuất của Mỹ.
Ngày 10/7, hai tàu hải quân Bataan và Carter Hall rời Norfolk, bang Virginia làm nhiệm vụ mà Lầu Năm Góc mô tả "nhằm đáp trả những nỗ lực gần đây của Iran đe dọa dòng chảy thương mại tự do ở Eo biển Hormuz và các vùng biển xung quanh". Tàu đổ bộ Bataan đã đi qua eo biển Gibraltar vào Địa Trung Hải vào tuần trước trên đường đến Trung Đông.
Hiện tại, Mỹ cũng điều động máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt II, máy bay chiến đấu F-16 và F-35, cũng như tàu khu trục USS Thomas Hudner, tới khu vực để ngăn chặn các hành động của Iran trên biển.
Việc triển khai các phương tiện quân sự đã thu hút sự chú ý của Iran. Trong một tuyên bố với các quốc gia láng giềng, Iran khẳng định khu vực này không cần người nước ngoài đảm bảo an ninh. Ngày 2/8, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã phát động một cuộc tập trận quân sự bất thường trên các đảo tranh chấp ở Vịnh Ba Tư, với sự tham gia của một loạt các tàu thuyền nhỏ, lính dù và các đơn vị tên lửa.
Mâu thuẫn leo thang khi Iran hiện làm giàu urani gần hơn bao giờ hết với cấp độ vũ khí sau vụ sụp đổ của thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Mỹ cũng gắt gao truy đuổi các tàu trên khắp thế giới được cho là chở dầu của Iran vốn thuộc diện bị trừng phạt.
Iran đáp trả các động thái quân sự mới nhất của Mỹ ở vùng Vịnh Tehran đã trang bị cho các đội tàu tuần tra của mình máy bay không người lái và tên lửa tầm xa trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở eo biển Hormuz. Tàu chiến của Hải quân Iran ở Vịnh Ba Tư. Ảnh: AP Truyền thông Iran ngày 6/8 đưa tin, quân đội nước này đã bổ sung thêm vũ khí cho...