Ai sẽ chịu trách nhiệm trả chi phí tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích?
Tính đến nay, chiến dịch tìm kiếm tàu lặn mất tích Titan đã tiêu tốn khoảng 1,2 triệu USD của Chính phủ Mỹ, theo ước tính sơ bộ của chuyên gia ngân sách quốc phòng và nghiên cứu của The Washington Post.
Máy bay HC-130 Hercules của Lực lượng Tuần duyên Mỹ bay qua tàu L’Atalante của Pháp trên Đại Tây Dương hôm 21/6. Ảnh: Lực lượng Tuần duyên Mỹ/Getty Images
Đối với một số nhà quan sát, số tiền này được coi là khá khiêm tốn trong việc phản ứng với một thảm kịch nghiêm trọng như Titan. Hàng loạt đội tìm kiếm cứu hộ quốc tế, những phi đội tàu, máy bay và công nghệ tiên tiến đã được điều đến hiện trường. Tàu lặn Titan chở 5 hành khách được xác nhận đã nổ tung trong chuyến đi định mệnh xuống đáy đại dương để tham quan xác tàu Titanic.
Ông Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), cho rằngcon số đầy đủ cuối cùng chắc chắn có thể cao hơn.
Các quan chức thuộc Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết các chuyên gia vẫn sẽ tìm kiếm từ xa các mảnh vỡ nằm rải rác dưới đáy biển, cách mũi tàu Titanic hàng trăm km, mặc dù nhiệm vụ này dự kiến sẽ khép lại vào giữa trưa ngày 24/6 (giờ địa phương). Không rõ liệu Quân đội Mỹ và Canada có tiếp tục tham gia vào các hoạt động tìm kiếm khác để thu hồi mảnh vỡ còn lại của tàu Titan hay không.
Tuy nhiên, có vẻ như Chính phủ Canada đã triển khai nhiều phương tiện đến khu vực tìm kiếm hơn so với Mỹ, vì Canada ở gần địa điểm xác tàu Titanic hơn và thời gian điều động tàu cũng nhanh hơn.
Giới chức giải thích rằng phần lớn các hoạt động cứu hộ của Hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương diễn ra ngoài Virginia, khiến nhiều tàu ở khoảng cách xa không thể đến khu vực, vì việc tiếp cận Titan phải được thực hiện trước khi nguồn cung cấp ôxy cạn kiệt.
Câu hỏi về tổng chi phí và bên nào phải chi trả hiện chưa thể trả lời, do còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Chiến dịch tìm kiếm có liên quan các công ty tư nhân và tàu nghiên cứu mang theo phương tiện điều khiển từ xa (ROV). Theo ông Cancian , Chính phủ Mỹ sẽ chỉ thanh toán cho những tổ chức này nếu họ ký hợp đồng với Lầu Năm Góc.
Các quan chức Mỹ cho biết họ đang chuẩn bị ước tính chi phí, nhưng cần thời gian để giải thích cho những chi phí bất thường.
Tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết lực lượng Tuần duyên thuộc Bộ An ninh Nội địa, nhưng được hỗ trợ bởi Hải quân và Không quân thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Để chi trả cho các nhiệm vụ như điều máy bay tìm kiếm trên biển, quân đội sẽ sử dụng các quỹ phù hợp đã được phân bổ. Do đó, có những giờ bay đã được thanh toán.
Theo ông Cancian, ước tính mà ông đưa ra dựa trên tổng chi phí, bao gồm cả chi phí nhiên liệu, bảo trì và nhân lực được điều động tham gia chiến dịch tìm kiếm. Ông gọi đó là một con số thận trọng, dựa trên những báo cáo công khai về các thiết bị, phương tiện liên quan và khoảng thời gian làm việc của chúng.
Video đang HOT
Ông Cancian cho hay trong khi hoạt động tìm kiếm Titan được tài trợ bằng tiền trong ngân sách liên bang, Quân đội Mỹ cũng sẽ phải trả một số tiền bất thường, bởi nhân lực và thiết bị được sử dụng cho các hoạt động đột ngột, có thể phát sinh chi phí.
“Trong một số trường hợp, chiến dịch tìm kiếm phải chuyển hướng hoạt động so với kế hoạch ban đầu”, ông nói.
Bà Mikki Hastings, Chủ tịch Hiệp hội Quốc gia về Tìm kiếm và Cứu hộ Mỹ, nói thông tin về tổng chi phí của chiến dịch tìm kiếm tàu lặn Titan chưa rõ ràng.
“Các hoạt động vẫn đang diễn ra, do đó chúng ta sẽ biết con số cuối cùng trong một thời gian nữa”, bà Hastings nói.
Ông Paul Zukunft – Chỉ huy Lực lượng Cảnh sát biển giai đoạn từ năm 2014 – 2018 – cho biếtOceanGate, công ty sở hữu tàu Titan, sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí tìm kiếmcho Chính phủ Mỹ.
“Không có sự khác biệt giữa tìm kiếm tàu của một tổ chức với cứu nạn một cá nhân nào đó. Chúng tôi vẫn tìm kiếm và cứu hộ, không đưa họ vào danh sách chịu chi phí”, ông Zukunft nói.
Máy bay C-17A Globemaster của Không quân Mỹ tại Sân bay Quốc tế St. John ở St. John’s, Newfoundland, Canada hôm 22/6. Ảnh: Reuters
Cho đến nay, phần lớn chi phí tìm kiếm tàu Titan của Chính phủ Mỹ đều đến từ hoạt động bay. Các quan chức cho biết ba máy bay chở hàng C-17 đã vận chuyển thiết bị từ Buffalo đến các cảng ở Newfoundland. Những chuyến bay đó có giá khứ hồi ước tính là 491.000 USD. Ngoài ra, ít nhất một chiếc C-17 đã rời Đức đến Anh để vận chuyển một phương tiện điều khiển từ xa, nhưng không rõ phương tiện này đến ở Canada hay chưa.
Dựa trên số giờ bay và các nhiệm vụ, ông Cancian cho biết chi phí vận hành máy bay tìm kiếm và cứu nạn HC-130 làkhoảng 399.000 USD. Lực lượng Tuần duyên và Lực lượng phòng không quốc gia New York là các đơn vị đã cung cấp máy bay cho các hoạt động tìm kiếm trên Đại Tây Dương.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ cũng đã điều một chiếc tàu Sycamore tham gia chiến dịch tìm kiếm trong tuần này, nhưng con tàu vẫn đang trên đường đến hiện trường. Ông Cancian cho biết Cảnh sát biển Mỹ không tiết lộ chi phí cho mỗi ngày di chuyển. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu đã biết về một tàu hải quân tương tự, ông ước tính con số này là khoảng 100.000 USD. Tàu Sycamore đã hoạt động ít nhất 3 ngày.
Tính đến ngày 24/6, vẫn chưa rõ Hải quân Mỹ có tiến hành trục vớt các mảnh vỡ của tàu lặn dưới biển hay không. Giới chức đã điều động một chiếc máy kéo chuyên dụng có khả năng trục vớt tàu nhỏ và máy bay từ đáy biển. Hải quân Mỹ không tiết lộ chi phí của hoạt động này.
Giới chức Canada đến nay từ chối bình luận về chi phí chiến dịch tìm kiếm.
Joyce Murray, Bộ trưởng Ngư nghiệp, Đại dương và Tuần duyên Canada, cho biết bà không có thông tin về chi phí tìm kiếm Titan.
“Theo quan điểm cuẩ tôi, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta có cơ hội để tìm kiếm và giải cứu tàu Titan. Không có gì là quá nhiều. Chúng tôi cần nỗ lực hết sức có thể, bởi trên con tàu mất tích có nhiều sinh mạng và cần phải cứu họ”, bà nói ngày 22/6.
Bà Hastings cũng cho rằng ưu tiên hàng đầu trong các chiến dịch tìm kiếm luôn là cứu người, và các công ty tìm kiếm cứu hộ đều có ngân sách cho hoạt động này. Cơ quan khẩn cấp không muốn người gặp nạn phải nghĩ đến chi phí để triển khai một trực thăng hay nguồn lực khác để giải cứu họ.
“Bất cứ ai mất tích cũng phải được tìm kiếm. Đó là sứ mệnh, bất kể họ là ai”, bà nói.
Hệ thống âm thanh bí mật của Mỹ phát hiện vụ nổ cùng ngày tàu lặn Titan mất tích
Báo cáo mới tiết lộ rằng hệ thống phát hiện âm thanh bí mật của Hải quân Mỹ đã ghi nhận vụ nổ chỉ vài giờ sau khi tàu lặn Titan được đưa xuống biển bắt đầu hành trình thám hiểm xác tàu Titanic.
Tàu lặn Titan của công ty OceanGate Expeditions. Ảnh: AP
Tờ Wall Street Journal dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết Hải quân Mỹ bắt đầu phân tích dữ liệu âm thanh thu được từ micrô dưới nước của hệ thống âm thanh bí mật, chỉ vài giây sau khi các quan chức cảnh báo mất liên lạc với tàu lặn Titan.
Dẫn lời quan chức giấu tên, báo cáo lưu ý rằng hệ thống quân sự bí mật này đã phát hiện ra âm thanh giống như tiếng nổ từ hướng tìm thấy các mảnh vỡ của Titan.
"Hải quân Mỹ đã tiến hành phân tích dữ liệu âm thanh và phát hiện sự bất thường, trùng khớp với một vụ nổ ép bẹp ở khu vực lân cận nơi tàu lặn Titan đang hoạt động khi mất liên lạc. Mặc dù không chắc chắn nhưng thông tin này đã ngay lập tức được chia sẻ với chỉ huy sự cố để hỗ trợ cho nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ", quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ nói với hãng tin.
Giới chức quốc phòng không cung cấp thêm thông tin liên quan đến hệ thống bí mật này và yêu cầu giữ bí mật vì lo ngại an ninh quốc gia. Có thông tin cho rằng hệ thống này được sử dụng để giám sát tàu ngầm.
Chuẩn đô đốc lực lượng tuần duyên Mỹ John Mauger tại cuộc họp báo ở thành phố Boston, bang Massachusetts ngày 22/6. Ảnh: Reuters
Tiết lộ mới được đưa ra vài giờ sau khi Lực lượng Tuần duyên Mỹ xác nhận tàu lặn Titan đã nổ tung và toàn bộ 5 người trên khoang thiệt mạng. Giới chức đã tìm thấy các mảnh vỡ của tàu lặn ở các vị trí nằm cách mũi tàu Titanic khoảng 487 mét, dưới độ sâu 4.000 mét ở Bắc Đại Tây Dương.
Các quan chức cho biết robot phát hiện 5 mảnh vỡ chính, bao gồm đuôi tàu và hai phần thân tàu. Kết quả phân tích cho thấy đã xảy ra một vụ nổ buồng áp suất của tàu lặn. Chuẩn đô đốc Lực lượng Tuần duyên Mỹ John Mauger nói rằng những mảnh vỡ cho thấy một vụ "ép bẹp thảm khốc" đã xảy ra ở buồng áp suất.
Hiện chưa rõ liệu Titan có phát nổ cùng thời điểm giới chức mất liên lạc với con tàu hay không.
Tàu lặn Titan chở theo 5 hành khách trên khoang đã mất tích vào ngày 18/6 trong chuyến thám hiểm xác tàu Titanic chìm dưới đáy biển.
Ngay trước cuộc họp báo của Lực lượng Tuần duyên Mỹ, OceanGate - Công ty vận hành tàu lặn Titan - đã tuyên bố rằng không còn ai sống sót trong sự cố, trong đó có người sáng lập và giám đốc điều hành công ty, Stockton Rush. Ông Rush là người vận hành tàu.
Các hành khách còn lại là tỷ phú và nhà thám hiểm người Anh Hamish Harding 58 tuổi, doanh nhân gốc Pakistan Shahzada Dawood 48 tuổi cùng con trai Suleman19 tuổi, đều là công dân Anh, nhà hải dương học quốc tịch Pháp kiêm chuyên gia nổi tiếng về tàu Titanic Paul-Henri Nargeolet, 77 tuổi. Ông Nargeolet đã đến thăm xác tàu hàng chục lần.
Công ty OceanGate cho hay: "Họ là những nhà thám hiểm thực thụ, có chung tinh thần phiêu lưu và đam mê với khám phá, bảo vệ các đại dương trên thế giới. Trái tim chúng tôi hướng về họ và gia đình họ trong thời gian bi thương này".
Theo Chuẩn đô đốc Mauger, đội tìm kiếm cùng tàu sẽ sớm rời hiện trường sau chiến dịch đa quốc gia kéo dài 4 ngày, song các thiết bị tự hành vẫn tiếp tục thu thập bằng chứng dưới đáy biển. Hiện không rõ liệu có thể trục vớt các thi thể nạn nhân lên hay không, do tính chất của vụ tai nạn và điều kiện khắc nghiệt ở độ sâu đó.
USGS: Toàn bộ nạn nhân trên tàu lặn Titan thiệt mạng Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG) ngày 22/6 nhận định cả 5 nạn nhân trên tàu lặn Titan bị mất tích đều đã thiệt mạng, trong một sự cố dường như là "một vụ nổ khủng khiếp". Thông tin này là đoạn kết đáng buồn dành cho nỗ lực cứu hộ quốc tế quy mô lớn dành cho tàu lặn Titan bị mất...