Iran dằn mặt Mỹ, quyết không nhượng bộ thỏa thuận hạt nhân
Iran tuyên bố những yêu cầu của Mỹ để thay đổi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với nước này là “không thể chấp nhận được” đồng thời khẳng định sẽ không đàm phán lại những gì đã được thỏa thuận xong nhiều năm trước
Iran gửi c ảnh báo rắn tới Mỹ
Các công nhân đứng trước một nhà máy hạt nhân của Iran. Ảnh AFP.
Theo Express, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo rằng, nếu các đồng minh châu Âu không sửa đổi “những sai lầm tồi tệ” liên quan đến thỏa thuận hạt nhân với Iran ký năm 2015 vào ngày 12.5 tới, ông sẽ từ chối nới lỏng các biện pháp trừng phạt nước Cộng hòa Hồi giáo.
Tổng thống Mỹ đã bắn tín hiệu rằng, nếu mọi thứ không được cải thiện, Washington sẽ đi một mình trong cuộc trừng phạt và đối đầu với Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.Những “sai lầm tồi tệ” theo ông Trump bao gồm sự thất bại trong việc giải quyết chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, các điều khoản liên quan tới việc thanh tra các địa điểm nghi ngờ có hạt nhân ở Iran và những điều khoản đã hết hạn.
Mặc dù Anh, Pháp và Đức hiện vẫn cam kết tuân thủ thỏa thuận hạt nhân với Iran song để “xoa dịu” ông Trump, các nước châu Âu này đang muốn mở các cuộc đàm phán về chương trình tên lửa đạn đạo của Iran cũng như các hoạt động hạt nhân của nước này sau năm 2025 và vai trò của nước này trong cuộc xung đột ở Syria và Yemen.
Đáp lại những động thái trên từ phương Tây, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố: “Iran sẽ không đàm phán lại những gì đã được thỏa thuận các đây nhiều năm và đang được thực hiện”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif
Ông Ali Akbar Velayati, một cố vấn cấp cao của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng lên tiếng cảnh báo phương Tây về yêu cầu “sửa đổi” thỏa thuận hạt nhân mà theo đó, Tehran chấp nhận hạn chế làm giàu urani – nguyên liệu sản xuất bom nguyên tử để đổi lấy việc Mỹ và châu Âu giảm nhẹ các lệnh trừng phạt nhắm vào nước này.
Ông Ali Akbar Velayati nhấn mạnh: “Nếu các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nước châu Âu cố tìm cách sửa đổi thỏa thuận, một trong những lựa chọn của chúng tôi sẽ là rút khỏi nó”.
Nỗ lực thuyết phục Trump
Các nước châu Âu đã ký vào thỏa thuận hạt nhân với Iran đang nỗ lực thuyết phục Tổng thống Trump giữ nguyên thỏa thuận đã đạt được dưới thời người tiền nhiệm ông, cựu Tổng thống Barack Obama, theo Express.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Anh, Pháp, Đức tuyên bố, việc ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ khí Trung Đông là điều quan trọng nhất đồng thời nhấn mạnh thêm rằng, bản thân Iran đang tuân thủ các điều khoản mà nước này đã ký nên cần thiết phải tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Trong một tuyên bố mới đây, Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu các cường quốc đã ký vào thỏa thuận hạt nhân Iran cần phải duy trì cam kết của họ.
“Những gì cần phải nhấn mạnh hiện nay là tất cả các bên liên quan nên lưu ý đến bức tranh lớn và lợi ích lâu dài để duy trì và thực thi (thỏa thuận) một cách chân thành”, kênh truyền hình Iran Press TV dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Bà Hoa cũng nhấn mạnh rằng, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã 10 lần chứng nhận rằng Iran tuân thủ các điều khoản và rằng các biện pháp thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt đã được thực hiện để đảm bảo nước này không vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Theo các nhà phân tích, nếu chính quyền Trump khăng khăng làm theo ý mình, phá vỡ thỏa thuận hạt nhân với Iran, điều đó có thể kích hoạt sự phản ứng mạnh mẽ, khó lường từ Tehran, chẳng hạn, các hoạt động chống lại những “đồng minh” của Mỹ tại Syria, Iraq, Yemen và Libăng bởi các lực lượng do Iran hậu thuẫn có thể sẽ gia tăng ở mức chưa từng có.
Theo Danviet
Tổng thống Trump ra tối hậu thư yêu cầu sửa thỏa thuận hạt nhân Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/1 cảnh báo các đồng minh châu Âu hoặc phải tìm cách sửa "sai sót khủng khiếp" trong thỏa thuận hạt nhân Iran hoặc Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Trong cảnh báo phát đi hôm qua, Tổng thống Trump nói rằng, ông sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran theo thỏa thuận. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, đây sẽ là "cơ hội cuối cùng" nếu Mỹ và châu Âu không đạt được một thỏa thuận sửa đổi trong vòng 120 ngày tới theo hướng mà Mỹ cho là hợp lý hơn.
Ngược lại, nếu thỏa thuận không được sửa đổi, Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận này "ngay lập tức". "Đừng ai nghi ngờ tuyên bố của tôi", Reuters dẫn lời Tổng thống Trump.
Phản ứng về tuyên bố này, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho rằng ông Trump rõ ràng muốn "hủy hoại" một thỏa thuật đa phương bền vững.
Đại diện ngoại giao châu Âu, bà Federica Mogherini cho biết, Pháp, Anh, Đức và Liên minh châu Âu đã kêu gọi Mỹ bảo vệ và duy trì thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, một quan chức ngoại giao giấu tên của châu Âu thừa nhận, tình hình này cho thấy công việc cứu vãn thỏa thuận hạt nhân sẽ trở nên phức tạp hơn.
Tổng thống Trump hồi tháng 10 năm ngoái cũng từng cảnh báo rút lại thỏa thuận hạt nhân Iran vì cáo buộc Iran đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân 2015 về hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc được dỡ bỏ trừng phạt. Theo quy định, sau mỗi 90 ngày, Tổng thống phải xác nhận với quốc hội Mỹ liệu Iran đã tuân thủ thỏa thuận hay chưa.
Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký giữa Iran và 6 cường quốc gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân với Iran là "thỏa thuận tồi tệ nhất".
Minh Phương
Theo Dantri/ BBC
Ông Trump chỉ trích dữ dội hai quốc gia ngay sáng đầu năm Tổng thống Mỹ Donald Trump mở đầu buổi sáng đầu tiên trong năm 2018 bằng lời chỉ trích dữ dội hai quốc gia, sau đó là màn đánh golf thư giãn. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania trong bữa tiệc mừng năm mới 2018. Theo Daily Mail, khoảng 7 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 1.1.2018, sau khi...