Iran công bố tên lửa đạn đạo mới nhất
Hôm (2.2), tại buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ở thủ đô, chính quyền Tehran đã trình làng một dòng tên lửa đạn đạo mới mà theo nước này có tầm bắ.n lên đến 1.700 km.
Đài truyền hình quốc gia phát sóng những hình ảnh về tên lửa đạn đạo mới có tên Etemad (hay Niềm tin theo tiếng Ba Tư) với tầm bắ.n tối đa 1.700 km. Theo đó, Etemad là dòng tên lửa đạn đạo mới nhất được Bộ Quốc phòng Iran chế tạo.
Các tên lửa của Iran, bao gồm thiết kế mới nhất, đều có thể đặt Israel vào tầm ngắm, và Tehran năm ngoái đã hai lần phóng loạt tên lửa vào lãnh thổ láng giềng trong giai đoạn cuộc xung đột ở Gaza leo thang.
Iran công bố loạt tên lửa mới cùng “thành phố tên lửa” ngầm
“Sự phát triển năng lực quân sự và công nghệ không gian nhằm đảm bảo không có một nước nào dám tấ.n côn.g lãnh thổ Iran”, AFP hôm 2.2 dẫn lời Tổng thống Pezeshkian phát biểu tại buổi lễ.
Sự kiện được tổ chức nhân ngày không gian vũ trụ quốc gia của Iran và vài ngày trước ngày thành lập CH Hồi giáo Iran lần thứ 46 vào ngày 10.2.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian (thứ ba từ phải qua) dự triển lãm của bộ quốc phòng ở Tehran hôm 2.2. ẢNH: VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG IRAN
Trước đó, Iran ngày 1.2 phóng thử các tên lửa hành trình đối hạm với tầm bắ.n 1.000 km, có nghĩa đủ sức đưa các tàu hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư và biển Oman vào tầm tấ.n côn.g, theo truyền hình quốc gia Iran.
“Đây là dòng tên lửa đối hạm Ghadr-380 dạng L, tầm bắ.n 1.000 km và năng lực chống nhiễu/phá sóng”, theo tướng Ali Reza Tangsiri, người đứng đầu lực lượng hải quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Bản tin không đề cập chi tiết về thông số đầu đạn (liệu có phải là đầu đạn hạt nhân hay không) cũng như thời gian tiến hành thử nghiệm.
Tuy nhiên, tên lửa đối hạm có thể được phóng từ một căn cứ ngầm, và từng được bắ.n thử từ miền trung Iran về hướng biển Oman.
Theo tướng Tangsiri, tên lửa chỉ cần một người vận hành và có thể chuẩn bị để khai hỏa trong chưa đầy 5 phút.
Iran tuyên bố phóng thử tên lửa đạn đạo có thể mang theo đầu đạn hơn 1 tấn
Truyền thông Iran tuyên bố nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa có thể mang theo đầu đạn nặng hơn 1 tấn.
Tên lửa đạn đạo Iran phóng thử ngày 25/5. Ảnh: Reuters
Truyền hình Iran đã đăng tải đoạn video về phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo Khoramshahr 4 với tầm bắ.n 2.000 km và có thể mang theo đầu đạn 1.500 kg.
Hãng thông tấn IRNA trong khi đó cho biết tên lửa nhiên liệu lỏng này có tên Kheibar. Bên cạnh đó, tên lửa có thể đạt tốc độ Mach 16 bên ngoài bầu khí quyền và Mach 8 khi ở trong khí quyển.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin Iran thông báo sẽ tiếp tục phát triển chương trình phòng thủ tên lửa của nước này.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Mohammadreza Ashtiani nhấn mạnh: "Thông điệp chúng tôi gửi tới các kẻ thù là Iran sẽ bảo vệ quốc gia và những thành tựu đạt được. Thông điệp chúng tôi gửi tới các bằng hữu là Iran muốn giúp ổn định trong khu vực".
Năm 2017, chỉ vài ngày sau khi Iran ra mắt tên lửa Khorramshahr, Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ với Tehran. Sau đó, đến năm 2018, ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran năm 2015.
Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015. Điểm chính của JCPOA là Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Năm 2020, Iran đã phóng tên lửa vào căn cứ quân sự Ain al-Assad của Mỹ tại tỉnh Anbar (Iraq). Trước đó vài ngày, Mỹ tiê.u diệ.t chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani. Lầu Năm Góc khi đó thông báo: "Dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Trump, quân đội Mỹ đã có động thái bảo vệ công dân Mỹ ở nước ngoài bằng việc tiê.u diệ.t Tướng Qasem Soleimani - người đứng đầu đơn vị Quds mà Mỹ coi là tổ chức khủn.g b.ố nước ngoài". Bộ Quốc phòng Mỹ cáo buộc ông Qasem Soleimani đã lên kế hoạch để tấ.n côn.g các quan chức ngoại giao Mỹ tại Iraq và Trung Đông.
Nga, Iran và Azerbaijan: Trục năng lượng mới định hình Âu - Á? Đây không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn mang ý nghĩa chính trị chiến lược, đối phó với lệnh trừng phạt từ phương Tây và tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, tham vọng này cũng đối mặt với những thách thức lớn về cơ sở hạ tầng và kinh tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp...