iPhone năm ngoái đều không dùng chip 4G nào của Qualcomm
Apple cuối cùng đã thừa nhận một điều đó là ba chiếc iPhone mới mà họ phát hành năm ngoái không có bất kỳ chip 4G nào do Qualcomm cung cấp.
Thông tin được Matthias Sauer, giám đốc kiến trúc hệ thống điện thoại di động của Apple tuyên bố tại phiên điều trần gần đây. Ông cho biết vào năm 2012, Apple đã tìm kiếm nguồn cung cấp chip baseband 4G từ các nhà cung cấp khác ngoài Qualcomm. Nhưng không có công ty nào có thể cung cấp những con chip như vậy kịp thời nhu cầu của hãng.
Tuy nhiên nhờ sự cải thiện về năng lực sản xuất của đối tác Apple nên ba iPhone mới được phát hành vào năm 2018 chỉ sử dụng chip 4G của Intel. Những iPhone mới này bao gồm iPhone XR, iPhone XS và iPhone XS Max.
Video đang HOT
Matthias Saar cho biết vào đầu năm 2012 ở trong giai đoạn lập kế hoạch sản phẩm mới, Apple đã liệt kê các công ty như Ericsson, Broadcom và Intel là nhà cung cấp thiết bị thành phần. Tuy nhiên, họ không có sản phẩm nào đáp ứng mong đợi của Apple. Cho đến tháng 9 năm 2016, Apple đã phát hành iPhone 7 và ngoài Qualcomm, không có công ty nào khác có thể cung cấp chip cho các thiết bị Apple hỗ trợ LTE.
Ngoài ra, Apple cũng nhấn mạnh rằng quyết định bỏ qua chip Intel trong iPad 2014 không dựa trên lý do kỹ thuật, mà là lý do kinh doanh. Các tiêu chuẩn kỹ thuật do Apple đề xuất bao gồm hỗ trợ nhà mạng thì Intel không đáp ứng được nên được coi như không cần thiết cho sản phẩm này.
Theo news
Đã tìm ra lý do khiến bạn phải trả quá nhiều tiền cho những chiếc smartphone, không phải tại Apple hay Samsung
Ngay cả khi Apple đã khởi xướng xu hướng smartphone giá 1.000 USD.
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) cho rằng người dùng đang phải trả quá nhiều tiền cho những chiếc smartphone mới. Và đó không phải lỗi của các nhà sản xuất như Apple hay Samsung, ngay cả khi Apple đã khởi xướng xu hướng smartphone giá 1.000 USD.
Thay vào đó, FTC đổ lỗi cho Qualcomm, công ty sở hữu những bằng sáng chế công nghệ không dây quan trọng và tạo ra những con chip có thể tìm thấy trên hầu hết những chiếc smartphone Android hoặc iPhone.
Theo đơn kiện chống độc quyền do FTC đệ trình, Qualcomm tính phí cấp phép bằng sáng chế dựa trên một tỷ lệ phần trăm của tổng giá bán đối với mỗi chiếc smartphone. Tỷ lệ này có thể khác nhau, nhưng Qualcomm thường tính phí khoảng 5% và không quá 20 USD cho mỗi thiết bị.
Các nhà sản xuất như Apple và Huawei cáo buộc Qualcomm đã tính phí cao hơn bức bình thường đối với những thiết bị của mình. Tuy nhiên, họ vẫn phải chấp nhận trả số tiền đó, vì nếu không Qualcomm đe dọa sẽ cắt nguồn cung ứng chip, đây là những chip giúp kết nối mạng di động không dây rất quan trọng đối với smartphone.
FTC cho rằng đây là nguyên nhân làm tăng giá bán của những chiếc smartphone và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.
Tại phiên tòa hôm thứ sáu vừa qua, Phó Chủ tịch cấp cao Tony Blevins của Apple cũng tố cáo Qualcomm. Ông Blevins cho biết trong một cuộc đàm phán vào năm 2013, Chủ tịch Cristiano Amon của Qualcomm đã từng nói với ông rằng: "Chúng tôi là sự lựa chọn duy nhất của các ông, và tôi biết Apple thừa khả năng để trả số tiền đó".
Nếu FTC chiến thắng trong vụ kiện chống độc quyền với Qualcomm, mức phí cấp phép bằng sáng chế áp dụng đối với các nhà sản xuất smartphone có thể sẽ được giảm xuống. Nhờ đó, giá bán của những chiếc iPhone hay smartphone Android cũng có thể sẽ giảm.
Tham khảo: wired
Mỹ cũng đang xem xét việc cấm bán iPhone theo đơn kiện của Qualcomm Sau Trung Quốc, Qualcomm tiếp tục tác động để Apple bị cấm bán iPhone tại Mỹ. Vào ngày 10 tháng 12, Tòa án Phúc Châu của Trung Quốc đã đứng về phía Qualcomm khi ra phán quyết tạm thời chống lại 4 công ty con của Apple tại nước này. Tòa án yêu cầu các công ty này ngay lập tức ngừng nhập...