Intel đã bán hàng trở lại cho Huawei
Hãng sản xuất chip Intel cho biết, họ đã bắt đầu bán lại các sản phẩm của mình cho Huawei khi Mỹ bắt đầu nới lỏng các hạn chế nhắm vào người khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc này.
Trả lời phỏng vấn với CNBC, CEO Intel Bob Swan cho biết công ty đã bán trở lại một số sản phẩm nhất định cho Huawei trong quý Hai vừa qua, sau khi xác định rằng điều đó “trong khuôn khổ các quy tắc của pháp luật”. Ông bổ sung thêm rằng Intel đang xin giấy phép để bán các chip “máy tính đa dụng” cho công ty – sản phẩm mà ông tin rằng không gây ra các mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Ông Swan cho biết, để có thể bán được các sản phẩm này, công ty đã đệ trình “khá nhiều giấy phép” mà tổng thống Trump từng tuyên bố chúng sẽ được xử lý “kịp thời”.
Việc Intel nối lại hoạt động kinh doanh với Huawei đến vào thời điểm khi nước Mỹ có sự thay đổi trong chính sách của mình đối với nhà sản xuất thiết bị mạng này, như một phần nỗ lực của việc thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trước đó, chính quyền tổng thống Trump đã lo ngại rằng công nghệ của Huawei có thể gây ra mối đe dọa với an ninh quốc gia và có thể được sử dụng như backdoor cho chính phủ Trung Quốc do thám và nghe trộm. Các quốc gia khác, bao gồm Anh, Canada, New Zealand và Úc, cũng xem công nghệ Huawei gây ra mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Trong tháng Năm, bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào Danh sách Thực Thể, nhằm ngăn công ty này mua các linh kiện và bộ phận quan trọng từ các công ty Mỹ mà không có sự cho phép của chính phủ Mỹ.
Nhưng sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng trước, tổng thống Trump cho biết các công ty Mỹ có thể bán thiết bị trở lại cho Huawei.
Video đang HOT
Ông Trump nói với các phóng viên sau cuộc gặp: “Các công ty Mỹ có thể bán thiết bị của họ cho Huawei … không có vấn đề khẩn cấp cấp quốc gia nào cả.”
Đầu tháng này, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross thông báo về việc nới lỏng các hạn chế đối với công ty Trung Quốc để phù hợp với tuyên bố của ông Trump sau hội nghị thượng đỉnh G20. Ông Ross tuyên bố rằng chính phủ Mỹ sẽ cấp giấy phép cho các công ty Mỹ đang tìm cách bán hàng cho Huawei chừng nào nó không gây ra mối đe dọa về an ninh quốc gia, cho dù công ty Trung Quốc này vẫn đang nằm trong danh sách đen của Mỹ.
Tổng thống Trump cũng đã gặp lãnh đạo các công ty công nghệ như Google, Cisco, Intel, Qualcomm, Micron, Broadcom và Western Digital Corporation – các nhà sản xuất thiết bị công nghệ hàng đầu nước Mỹ hiện nay – để thảo luận về các hạn chế bán hàng nhắm vào hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Tài chính ông Steven Mnuchin khuyến khích các nhà cung cấp Mỹ đệ trình giấy phép để bán hàng trở lại cho Huawei.
Theo Tin247
Ngành máy tính Mỹ 'lao đao' trước thương chiến Mỹ - Trung
Hãng tin CNN nhận định trái tim ngành công nghiệp máy tính Mỹ đang chịu ảnh hưởng từ mọi phía của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Một gian hàng của hãng AMD
Các nhà sản xuất chip đã và đang "khổ sở" trong hai tháng qua, sau khi Nhà Trắng đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, cấm các công ty Mỹ bán công nghệ, dịch vụ cho hãng này mà không có giấy phép. Mới đây hôm 2.8, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đề xuất áp thêm thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Intel, Qualcomm và Advanced Micro Devices (AMD) gần đây đều cho biết căng thẳng thương mại tiếp diễn với Trung Quốc và lệnh cấm làm ăn với Huawei đè nặng dự báo kinh doanh và kết quả kinh doanh của họ. CEO Intel Bob Swan chia sẻ hôm 25.7: "Thuế quan và sự thiếu chắc chắn về mặt thương mại gây ra sự lo lắng trên các chuỗi cung ứng khách hàng của chúng tôi".
Các hãng công nghệ muốn Washington giải quyết thương chiến. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tuyên bố áp thuế quan 10% lên 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc. Số hàng hóa này sẽ bao gồm laptop, smartphone và nhiều công nghệ khác, ảnh hưởng đặc biệt mạnh đến các nhà sản xuất chip.
Lệnh cấm Huawei cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ. Nhiều hãng chip đề nghị ông Trump cấp phép để tiếp tục bán hàng cho Huawei. Tuần trước, giám đốc điều hành của bảy nhà cung ứng Mỹ của Huawei gặp gỡ ông Trump để bàn về lệnh cấm. Trong số này có CEO Qualcomm, Google, Intel, Broadcom, Micron, Western Digital và Cisco.
CEO Intel Bob Swan
Chính quyền ông Trump hồi tháng 5 cấm các hãng Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei và bán công nghệ, dịch vụ Mỹ cho Huawei. Mỹ lo ngại thiết bị viễn thông của Huawei đặt ra mối đe dọa an ninh quốc gia. Đây là tuyên bố mà Huawei phủ nhận. Washington sau đó còn bổ sung năm hãng công nghệ giám sát Trung Quốc vào danh sách hạn chế.
Đến tháng 6, ông Trump nói sẽ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu áp lên Huawei, song chưa rõ khi nào thì các nhà cung ứng Mỹ sẽ được phép giao hàng cho hãng Trung Quốc. Theo Reuters, Mỹ có thể bắt đầu trả lời đơn xin buôn bán với Huawei vào tuần sau.
Trong lúc này, nhiều doanh nghiệp vẫn lo ngại doanh số của họ bị tác động bởi lệnh cấm và sự thiếu chắc chắn về mặt thương mại. Các hãng chip sợ làm ăn kém trong tương lai. Giữa tuần này, Qualcomm công bố doanh thu 4,9 tỉ USD cho quý kết thúc vào tháng 6, hạ 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do một phần là vì Huawei, khách hàng chip lớn của Qualcomm, thay đổi chiến lược kinh doanh sau khi bị đưa vào danh sách đen.
Qualcomm cũng dự báo số lô sản phẩm chip giao đi cho cả năm dao động từ 140 triệu USD đến 160 triệu USD, hạ từ 31% đến 40% so với cách đây một năm. CEO Qualcomm Steve Mollenkopf cho biết lệnh cấm xuất khẩu áp lên Huawei dự kiến sẽ gây khó khăn cho hãng Mỹ trong hai quý còn lại của năm.
CEO AMD Lisa Su
AMD cũng có quý kinh doanh đầy thách thức. Doanh thu hãng hạ 13% trong quý kết thúc vào tháng 6. AMD đặc biệt bị ảnh hưởng bởi quyết định đưa công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ, vì ba hãng Trung Quốc mới bị đưa vào danh sách là một phần của liên doanh mà AMD có tại Trung Quốc. Liên doanh này nhằm cấp phép cho công nghệ vi mạch của AMD. CEO AMD Lisa Su chia sẻ doanh nghiệp đã ngừng vận chuyển sản phẩm đến một số khách hàng bị Washington hạn chế và đó là yếu tố gây khó khăn cho công ty trong nửa cuối năm.
Nhà phân tích Tal Liani của Bank of America cho biết phần lớn tác động tiềm ẩn của lệnh cấm Huawei chưa thể hiện. Huawei đã lường trước cảnh bị cấm, mua thêm linh kiện để trữ. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng Mỹ cũng đã ít nhiều ghi nhận doanh số tăng một chút cách đây không lâu. Dù vậy, tình hình hiện tại chỉ là tạm thời.
Một số hãng công nghệ Mỹ chủ động nối lại việc bán một số sản phẩm đến Huawei. Đây là các sản phẩm mà họ xác định là không bị bao gồm trong lệnh cấm. Micron là hãng chip đầu tiên tuyên bố hành động như trên vào tháng trước. Dù vậy, kết quả kinh doanh trong quý kết thúc vào tháng 5 của hãng vẫn giảm mạnh. Huawei từng là khách hàng hàng đầu của Micron, đóng góp 13% vào doanh thu hãng Mỹ nửa đầu năm 2019.
Intel cũng khởi động lại một số lô sản phẩm giao đến nhiều công ty Trung Quốc có tên trong lệnh cấm, dù CEO Intel không nhắc đích danh Huawei. Hiện chưa rõ liệu động thái của các hãng như Micron, Intel có đủ để giúp họ bớt lỗ vì bị cấm bán cho Huawei giữa cảnh căng thẳng thương mại, công nghệ leo thang hay không. Nhà phân tích Liani kết luận: "Giải quyết vấn đề thương mại là rất quan trọng với Huawei lẫn các hãng Mỹ".
Theo Thanh Niên
Bất chấp lệnh cấm, các công ty Mỹ vẫn lách luật làm ăn với Huawei Các nhà sản xuất chip xử lý, bao gồm Intel và Micron, đã tìm ra cách lách lệnh cấm của Chính phủ Mỹ. Tờ New York Times, dẫn lời một số nguồn tin, cho biết, một số công ty công nghệ thông tin của Mỹ vẫn tiếp tục bán các sản phẩm của mình cho Huawei, bất chấp lệnh cấm của chính quyền...