Indonesia xây dựng Trung tâm sản xuất vaccine toàn cầu
Ngày 30/7, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đang phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm đạt được những bước cuối cùng trong việc chuẩn bị xây dựng Trung tâm sản xuất vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu tại quốc gia Đông Nam Á này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Budi cho biết dự kiến trung tâm này sẽ sản xuất vaccine dựa trên công nghệ DNA và mRNA. Việc lựa chọn các công nghệ này là do hệ thống y tế toàn cầu cần phát triển sản xuất cả hai công nghệ này trong hoạt động sản xuất vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine Red&White do một số trường đại học và tổ chức y khoa tại Indonesia đang nghiên cứu phát triển. Trong đó, Đại học Airlangga có tiến độ nghiên cứu nhanh nhất nhờ vào việc kết hợp hai công nghệ kể trên để bất hoạt virus. Bộ trưởng Budi cho biết thêm sẽ mời các nhà sinh học phân tử thuộc Đại học Airlangga tham gia nghiên cứu và phát triển vaccine tại Trung tâm sản xuất vaccine toàn cầu.
Video đang HOT
Trước đó, sáng kiến đưa Indonesia trở thành trung tâm sản xuất vaccine của khu vực và thế giới đã được Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đề xuất tại cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 4/2021. Bắc Kinh đã bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất trên, đồng thời cam kết hỗ trợ Jakarta thực hiện sáng kiến này.
* Ngày 30/7, Mỹ đã tặng 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Uzbekistan trong bối cảnh Washington nỗ lực tăng cường quan hệ với các quốc gia Trung Á giáp Afghanistan.
Trên tài khoản Twitter, Đại sứ Mỹ tại Uzbekistan Daniel Rosenblum cho biết máy bay chở 3 triệu liều vaccine của hãng dược Moderna đã hạ cánh xuống sân bay ở thủ đô Tashkent vào sáng sớm cùng ngày. Ông nhấn mạnh chỉ có thể đẩy lùi được dịch COVID-19 khi toàn thể người dân được tiêm phòng.
Hồi đầu tuần này, Tajikistan, một quốc gia Trung Á khác có biên giới với Afghanistan, đã tiếp nhận 1,5 triệu liều vaccine của hãng dược Moderna thông qua cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX.
Indonesia, Malaysia tiếp nhận vaccine do Nhật Bản hỗ trợ
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 1/7, Indonesia và Malaysia mỗi nước đã tiếp nhận khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ vaccine của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines và Thái Lan.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Nhật Bản đã bàn giao vaccine của hãng AstraZeneca tới hai quốc gia Đông Nam Á này cùng ngày, trong khi Philippines và Thái Lan sẽ tiếp nhận số lượng vaccine tương tự vào ngày 8/7 và 9/7 tới.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin nhấn mạnh: "Đại dịch khủng khiếp này chỉ có thể được giải quyết khi tất cả các nước trên thế giới hợp tác. Một quốc gia đơn lẻ không thể tự mình giải quyết được đại dịch". Bộ trưởng Budi cho hay phần lớn số vaccine do Nhật Bản hỗ trợ sẽ được chuyển đến những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.
Trong khi đó, tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết số vaccine này sẽ góp phần tăng tỷ lệ tiêm chủng tại Malaysia, đặc biệt là trong tháng 7. Ông Khairy cho biết thêm rằng sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản sẽ cho phép các cơ quan y tế Malaysia giảm thời gian chờ tiêm giữa hai mũi vaccine AstraZeneca từ 12 tuần hiện nay xuống còn 9 tuần.
Dự kiến từ giữa tháng 7 tới, Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 11 triệu liều vaccine của AstraZeneca cho các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX được Liên hợp quốc hậu thuẫn.
* Theo phóng viên TTXVN tại Praha, tại trung tâm tiêm chủng O2 Universum ở Praha, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó ngày 1/7 đã trao cho Thủ tướng Séc Andrej Babi 100.000 liều vaccine Pfizer/BioNTech nhằm hỗ trợ nước này chống lại dịch COVID-19.
Vào tháng 4/2021, sau khi CH Séc không đồng ý với thỏa thuận về việc phân phối thêm 10 triệu liều vaccine trong Liên minh châu Âu (EU), Slovenia, Áo và Hungary cam kết sẽ cung cấp vaccine cho CH Séc để bù vào số lượng vaccine nhận được ít hơn do không đồng ý với thỏa thuận này.
Ngày 4/6 vừa qua, tại Praha, Thủ tướng Andrej Babi đã nhận 41.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Hungary dành tặng cho CH Séc. Bộ trưởng Szijjártó cho biết Hungary đã có đủ vaccine để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hungary là quốc gia duy nhất trong EU mua vaccine từ Nga và Trung Quốc - những loại vaccine chưa được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép sử dụng.
Kể từ khi bắt đầu tiêm chủng vào tháng 12/2020, các cơ sở y tế ở CH Séc đã triển khai tiêm được 8.119.241 liều vaccine và gần 3,2 triệu người đã được tiêm phòng đầy đủ.
Indonesia phát hiện 26 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 18/5, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin thông báo quốc gia Đông nam Á này đã phát hiện 26 ca nhiễm các biến thể nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Ấn Độ và Nam Phi. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại...