Indonesia tăng chi quốc phòng trước sự bành trướng của Trung Quốc
Indonesia sẽ tăng chi phí quốc phòng lên 20 tỷ USD/năm vào năm 2019 nhằm bảo vệ chủ quyền trước sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông, Reuters ngày 10.12 dẫn lời Cố vấn của Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Quân đội Indonesia – Ảnh:Reuters
Ông Luhut Panjaitan, cựu chỉ huy lực lượng đặc biệt của Indonesia cho biết Jakarta không có ý định sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại giữa Bắc Kinh và các bên liên quan.
Tuy nhiên, ông Luhut nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quân sự nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bao gồm quần đảo Natuna với 157 hòn đảo không người ở ngoài khơi bờ biển phía bắc đảo Borneo. Quần đảo này là nơi giàu dầu mỏ, khí đốt và cá, đồng thời có hệ sinh thái rất đa dạng.
Quần đảo Natuna là nơi giàu dầu mỏ, khí đốt và cá – Ảnh: Reuters
Bắc Kinh và Jakarta từng thống nhất quần đảo này là một phần của tỉnh Riau, Indonesia. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) tuyên bố chủ quyền phi lý, chiếm khoảng 90% biển Đông, trong đó chiếm luôn một phần quần đảo Natuna và các phần lãnh thổ của một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo Reuters.
Video đang HOT
“Natuna là lãnh thổ của Indonesia. Cuộc thăm dò dầu khí chung với công ty Chevron của Mỹ là tín hiệu cảnh báo Trung Quốc rằng Bắc Kinh không thể giở trò ở đây vì còn có sự hiện diện của Mỹ”, Reuters dẫn lời ông Luhut phát biểu với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington, Mỹ.
Máy bay vận tải quân sự C-130 – Ảnh: Reuters
Ông Luhut nói rằng Indonesia đóng vai trò duy trì sự cân bằng quyền lực ở châu Á và Jakarta dự tính sẽ chi 20 tỉ USD/năm cho ngân sách quốc phòng vào năm 2019 , tương đương với mức 1,5 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP), theo Reuters.
Ông Luhut cho biết Chính phủ Indonesia cũng tăng cường lực lượng hải quân để kiểm soát vùng biển của mình một cách hiệu quả, đồng thời sẽ tăng thêm 2 phi đội máy bay vận tải C-130. Ông khẳng định đây là một phần quan trọng trong chiến dịch bảo vệ biên giới của Tổng thống Widodo.
Bên cạnh đó, các lực lượng đặc biệt của Indonesia sẽ tập trung vào cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Trung Đông, nơi có khoảng 300 công dân nước này đang tham chiến, Reuters dẫn lời ông Luhut.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Mafia bành trướng khắp châu Âu
Các chuyên gia chống mafia trong một báo cáo mới đây cho biết các băng đảng mafia Ý đang bành trướng ra khắp châu Âu.
Cảnh sát Ý bắt giữ Michele Zagaria, trùm băng đảng mafia Casalesi - Ảnh: Reuters
Bà Paola Severino, luật sư hàng đầu về luật hình sự, cựu Bộ trưởng Tư pháp Ý, cho biết các băng đảng mafia Ý xem những nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) là "những mục tiêu mềm", dễ xâm nhập và bành trướng vì những nước EU không có các biện pháp chống tội phạm có tổ chức, chống rửa tiền nghiêm khắc như Ý, theo tờ The Independent (Anh) ngày 30.11.
Các băng đảng mafia xuất phát từ vùng Sicily, thành phố Naples và Calabria (Ý) vẫn tiếp tục bành trướng xâm nhập sâu vào miền bắc nước Ý và các nước EU, theo báo cáo của bà Severino cùng 20 chuyên gia chống mafia thuộc đơn vị theo dõi mafia của Đại học Luiss (Ý).
Ông Luca Tritto, một trong số tác giả bản báo cáo, cho hay: "Điều đáng ngạc nhiên là những biện pháp chống rửa tiền của Ý có thể ngăn chặn các hoạt động tội phạm có tổ chức".
Thị trường mở EU đã mang đến nhiều cơ hội cho các băng đảng mafia "đầu tư" vào những hoạt động trái phép và 'Ndrangheta là băng đảng mafia khét tiếng của Ý đứng đầu trong việc bành trướng ở EU, theo ông Tritto.
Cơ quan Cảnh sát quốc gia Đức ước tính có 900 nhánh của 'Ndrangheta vẫn đang hoạt động ở Ý. Chính phủ Ý đã trình một báo cáo về mafia lên EU trong năm nay, cho thấy ngoài Ý, 'Ndrangheta hoạt động mạnh ở Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Đức.
"Tuy nhiên, luật pháp các nước EU khác không nghiêm khắc bằng Ý. Đến nay, không quốc gia EU nào áp dụng những luật chống tội phạm có tổ chức tương tự như Ý", ngoại trừ Ireland bày tỏ quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm chống mafia của Ý, ông Tritto cho hay.
Bà Paola Severino, cựu nữ Bộ trưởng Tư pháp Ý - Ảnh: Reuters
Bà Severino và các chuyên gia chống mafia, trong bản báo cáo mang tựa đề "Các băng đảng mafia trục lợi từ toàn cầu hóa", kêu gọi EU tăng cường các biện pháp pháp lý, như siết chặt luật chống rửa tiền, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của những băng đảng mafia.
Nhưng một người phát ngôn của Cơ quan Cảnh sát châu Âu Europol đã từ chối bình luận liệu rằng siết chặt luật chống rửa tiền ở tất cả các nước thành viên EU có thật sự cần thiết hay không để chống mafia.
Bà Severino lưu ý tình hình có thể trở nên phức tạp khi các nhóm mafia mới được thành lập có mối liên hệ quốc tế. Chẳng hạn, một băng đảng mafia mới thành lập ở thành phố Rome (Ý) không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động ở Ý, EU mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, theo bà Severino.
"Điều này cho thấy không có khu vực nào trên thế giới thoát khỏi mafia. Mọi người nên ý thức rằng chúng ta đang phải đối mặt với một hiện tượng mafia quốc tế", bà Severino nhấn mạnh.
Mafia Ý tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh như sòng bạc, ma túy, mại dâm, cho vay nặng lãi, bảo kê hoặc ẩn mình dưới những hình thức kinh doanh hợp pháp khác, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tập Cận Bình và 3 mũi giáp công đẩy Mỹ khỏi châu Á Khi một quốc gia trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, lịch sử cho thấy họ sẽ thường tìm cách duy trì sự hỗ trợ đó. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp APEC vừa qua ở Bắc Kinh. Tờ The Epoch Times ngày 26/11 bình luận, chính quyền ông...