Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam

Theo dõi VGT trên

BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng mới một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân.

Ngày 05 tháng 6 năm 2012, tại thủ đô Jakarta, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân nước này theo khuôn khổ chương trình PKR ( Perusak Kawal Rudal) của Indonesia.

Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam - Hình 1

Lễ ký kết hợp đồng giữa đại diện BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding tại Jakarta.

Theo hợp đồng, các bộ phận chính của tàu chiến lớp SIGMA 10514 sẽ được đóng ở nhà máy Damen Schelde ở Vlissingen, Hà Lan và nhà máy Damen Romania ở Galati, Romania, còn các bộ phận phụ của tàu chiến loại này sẽ được đóng tại nhà máy Surabaya, Indonesia.

Như vậy, công ty đóng tàu Damen Schelde Naval Shipbuilding sẽ hợp tác với công ty đóng tàu quốc gia Indonesia PT PAL để đóng chung tàu chiến lớp SIGMA 10514 trong khuôn khổ chương trình Perusak Kawal Rudal.

Dự kiến tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Indonesia sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm vào năm 2016 và sẽ được biên chế trong hải quân Indonesia vào đầu năm 2017.

Để có được bản hợp đồng này, PT PAL đã nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ trị giá 220 triệu đô la từ phía chính phủ Indonesia.

Thỏa thuận sơ bộ để đóng mới khu trục hạm tàng hình SIGMA 10514 đã được Bộ Quốc phòng Indonesia và công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding ký kết tháng 8 năm 2010. Theo đó, Hải quân Indonesia có kế hoạch mua 4 chiếc khinh hạm thuộc lớp tàu này.

Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam - Hình 2

Khu trục hạm SIGMA 10.514

Khinh hạm tàng hình SIGMA 10.514 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.335 tấn, chiều dài 105m, chiều rộng 14m và mướn nước trung bình 3,7m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel-điện (CODOE) công suất 9.240 kW/động cơ cho phép nó đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 5.000 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý. Mang theo 300 tấn nhiên liệu, SIGMA 10514 có thể bơi liên tục trong 20 ngày đêm với ê-kip chiến đấu 120 người.

Vũ khí trên tàu sẽ bao gồm 2 bệ phóng tên lửa chống tàu Exocet MBDA MM40 Block 2, 12 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không tầm ngắn Mika-VL, một pháo 76mm Oto Melara Super Rapid (siêu nhanh), 2 pháo một nòng tự động 20 mm, 2 pháo 375-mm Bofors, các tổ hợp ngư lôi chống tàu ngầm 324 mm cùng một máy bay trực thăng có trọng lượng lượng đến 10 tấn cất hạ cánh ở sân đáp trực thăng phía sau.

Hệ thống radar được lắp đặt trên tàu sẽ là Thales SMART-S Mk 2.

Hiện tại, Hải quân Indonesia là lực lượng duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu hộ tống lớp SIGMA được mua từ Hà Lan, mà điển hình là các khinh hạm thuộc hai dự án là 9113 và 10514.

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, Damen Schelde Naval Shipbuilding đã bàn giao cho Hải quân nước này 4 khu trục hạm tàng hình SIGMA thuộc dự án 9113 (cần phân biệt với khinh hạm SIGMA thuộc dự án 10514 sau này) gồm:

KRI Diponegoro (số hiệu 365, bàn giao ngày 5 tháng 7 năm 2007), KRI Sultan Hasanuddin (số hiệu 366, bàn giao ngày 24 tháng 11 năm 2007), KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367, bàn giao ngày 18 tháng 8 năm 2008), KRI Frans Kaisiepo (số hiệu 368, bàn giao ngày 7 tháng 3 năm 2009).

Video đang HOT

Khác với khinh hạm 10514, tàu hộ tống lớp Sigma 9113 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn, dài 90,7m, rộng 13m, mướn nước 3,6m, trang bị hai động cơ diesel-điện công suất 8.900 kW/động cơ, cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 28 hải lý và tầm hoạt động tới 3.600 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý.

Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 4 bệ phóng tên lửa chống tàu ngầm Exocet MBDA MM40 Block 2, hai bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, một pháo 76mm và hai pháo 20mm cùng các ngư lôi chống tàu ngầm. Ngoài ra, trên mặt boong có bãi cất hạ cánh cho 2 máy bay lên thẳng.

Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam - Hình 3

Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 365) của Hải quân Indonesia

Hiện nay, Hải quân Indonesia sở hữu khoảng 30 chiến hạm các loại, chủ yếu là các chiến hạm cũ được mua lại từ hải quân Hà Lan, Đông Đức cũ và tàu tuần tra cỡ nhỏ như khinh hạm lớp Van Spake, Fatahillah….

Đại đa số các chiến hạm này đều sắp đến t.uổi nghỉ hưu và cần được thay thế. Hải quân Indonesia hiện rất cần thêm các chiến hạm mới để đảm bảo việc tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ lãnh hải và chống cướp biển tại eo biển Malacca, trong đó các khu trục hạm SIGMA của Hà Lan là ưu tiên hàng đầu.

Mới đây, trong khuôn khổ cuộc tập trận song phương với Hoa Kỳ CARAT 2012, một trong những khinh hạm tàng hình SIGMA 9113 của Indonesia – chiếc KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) đã có dịp được phô diễn sức mạnh của mình cùng với các tàu chiến của Mỹ trên vùng biển Java.

Dưới đây là một số hình ảnh của KRI Sultan Iskandar Muda trong cuộc tập trận CARAT 2012:

Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam - Hình 4

Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam - Hình 5

Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) và KRI Silas Papare (số hiệu 386) của Hải quân Indonesia cùng với tàu bảo vệ an ninh quốc gia USCGC Waesch (WMSL 751) của Mỹ tại vùng biển Java Muda trong cuộc tập trận chung CARAT 2012.

Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam - Hình 6

Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam - Hình 7

Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) của Hải quân Indonesia cùng với các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Vandergrift (FFG 48) của Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung CARAT 2012 tại vùng biển Java.

Theo GDVN

Chuyên gia Nga nói về sức mạnh hải quân nhân dân Việt Nam

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự trong việc hiện đại hóa hải quân đủ sức để chống lại các mối đe dọa nhằm bảo vệ chủ quền lãnh hải.

Trang Topwar.ru hôm 21 tháng 5 đã đăng tải bài viết của chuyên gia quân sự Nga Sergei Yuferev bình luận về sức mạnh và quá trình hiện đại hóa của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bài viết rất dài, dưới đây là một số nội dung tóm lược:

Trước đây, Việt Nam không phải là một nước có lực lượng hải quân mạnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền an ninh quốc gia. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã hoàn toàn thống trị các vùng biển miền Bắc Việt Nam và thực hiện đưa quân vào các vùng biển này một cách dễ dàng. Hiện nay, Hải quân Việt Nam có khoảng 33,8 nghìn người, trong đó có 1,7 nghìn cảnh sát biển.

Lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các vùng hải quân, với các hải đội tàu mặt nước bao gồm các tàu khu trục, tàu tuần tra và tàu hỗ trợ, 2 binh đoàn hải quân đ.ánh bộ, hai lữ đoàn cảnh sát biển.

Trong trang bị của Hải quân Việt Nam vẫn còn các tàu khu trục nhỏ do Liên Xô xây dựng. Các đội tàu của Việt Nam chỉ mới được tổ chức ở qui mô nhỏ với các trang thiết bị đã quá lạc hậu. Tuy nhiên, gần đây, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp tích cực để nâng cấp các tàu chiến cũ và trang bị cho Hải quân các tàu chiến hiện đại.

Chuyên gia Nga nói về sức mạnh hải quân nhân dân Việt Nam - Hình 1

Mô hình chiến hạm hiện đại do Nga sản xuất (ảnh minh hoạ)

Các điều kiện tiên quyết để xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh

Hiện nay, khu vực Đông Nam Á là một trong những phát triển nhanh nhất và có vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất trên thế giới.

Đây là khu vực có nguồn nhân lực đồi dào với dân số trên 600 triệu người, là nơi có các tuyến đường biển quan trọng đi qua và đặc biệt là có vị trí chiến lược cho các hoạt động quân sự. Ngoài ra, đây cũng là khu vực rất dễ bùng nổ xung đột.

Xung đột ở đây có thể là xung đột nội bộ (bất ổn khu vực, xung đột giáo phái và sắc tộc dai dẳng), xung đột bên ngoài (vi phạm chủ quyền, tội phạm buôn bán m.a t.úy, k.hủng b.ố quốc tế), các mối đe dọa toàn cầu, và xung đột giữa các lực lượng đối lập ở một số quốc gia (cả trong và ngoài khu vực).

Yếu tố quyết định đến chính sách trong khu vực đó là tăng cường vai trò của các vùng biển quốc tế. Biển Đông và eo biển Malacca là những nhân tố đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Đây cũng là những nơi tập trung các mối đe dọa quốc tế và an ninh quốc gia. Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Đông Nam Á không chỉ trở nên có giá trị chiến lược quan trọng với Mỹ, Trung Quốc mà còn là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản,.... Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà các nước trong khu vực đều có xu hướng "mở rộng về phía biển" và đang ngày càng tập trung vào chính sách hàng hải.

Báo Nga viết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước trong khu vực đẩy mạnh chính sách hàng hải. Để đảm bảo an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đã chú trọng phát triển khả năng hàng hải đặc biệt là Hải quân. Hiện tại, việc phát triển của Hải quân Việt Nam đang trở thành một yếu tố quan trọng trong "trò chơi lớn" của 3 cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Xây dựng tiềm lực Hải quân là để bảo vệ chủ quyền đất nước

Việt Nam hiểu rằng đất nước không thể tham gia vào một cuộc chạy đua vũ khí hải quân với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước lớn tại châu Á. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các cuộc chiến trước đó và để bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước, Việt Nam phải xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh. Đó là lý do tại sao Hà Nội đã đi theo con đường xây dựng lực lượng hải quân hiện đại và hiệu quả. Đối tác chính trong việc hiện thực hóa các bước đi này là Nga và Ấn Độ - báo Nga nhận xét.

Chuyên gia Nga nói về sức mạnh hải quân nhân dân Việt Nam - Hình 2

Tàu ngầm Kilo

Đến nay, Việt Nam luôn kiên định con đường xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu để bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế cung như các khu vực ven biển của đất nước. Việt Nam có kế hoạch tăng cường tiềm lực hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, chứ không phải tìm cách để tạo ra một cuộc xung đột với Trung Quốc, nước được cho là kẻ luôn muốn "thống trị" toàn diện trên biển Đông.

Ngoài việc xây dựng hải quân để bảo vệ chủ quyền đất nước trước các mối đe dọa, Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh phát triển hải quan đủ sức để chống lại các mối đe dọa bất thường trên biển, trong đó bao gồm tội phạm buôn bán m.a t.úy và buôn lậu. Và cũng để đề phòng trước các cuộc xung đột có thể với các nước trong khu vực, mặc dù khả năng này rất khó xảy ra.

Để đáp ứng các yêu nhiệm vụ đặt ra, Hải quân Việt Nam, từ một nước có các hải đội tàu nhỏ bé và lạc hậu, đến nay đã xây dựng các hải đội, hải đoàn với các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu tên lửa hiện đại đủ sức răn đe và sẽ tiếp tục hiện đại hóa hơn nữa.

Chuyên gia Nga nói về sức mạnh hải quân nhân dân Việt Nam - Hình 3

Hộ vệ hạm tên lửa Gepard

Dự án lớn nhất phải kể đến hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm project 636 Varshavyanka, NATO gọi là Kilo, ký kết trong năm 2009 với chi phí 1,8 tỉ đôla. Chiếc tàu đầu tiên được xay dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg tháng 8 năm 2010.

Ngoài ra, Nga cũng đang là đối tác chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan cho Việt Nam chẳng hạn như cơ sở cho tàu ngầm. Giá trị của dự án này ước tính khoảng 1,5 đến 2,1 tỷ đôla. Các tàu ngầm đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2013 và chiếc cuối cùng vào năm 2018.

Tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại Varshavyanka đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống chống tên lửa Club-S. Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín có vách ngăn chứa nước nằm ngang trong 2 lớp vỏ tàu.

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng choán nước 3,95 nghìn tấn, vận tốc tối đa 20 hải lý/giờ và có khả năng bơi tự động liên tục 45 ngày đêm. Tàu có mức độ ồn rất thấp so với độ ồn tự nhiên của đại dương. Trên thân tàu ngầm được phủ một lớp cao su đặc biệt có khả năng giảm phản xạ sóng âm sonar và khả năng bị phát hiện bởi đối phương.

Các tàu ngầm này là một trong những lựa chọn công nghệ hải quân tốt nhất theo quan điểm "chi phí rẻ, hiệu quả cao". Nếu cần thiết, hải quân Việt Nam sẽ có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên của các tàu ngầm này trên biển rằng trong trường hợp xảy ra xung đột trong một thời gian nhất định.

Yếu tố quan trọng thứ hai trong xây dựng hải quân đó là việc hiện đại hóa tàu khu trục hạng nặng/nhẹ. Năm 2011, Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu tuần tra Gepard 3,9 project 11661E, được sản xuất tại nhà máy Gorky ở Zelenodolsk.

Hợp đồng trị giá 350 triệu đôla đã được ký kết vào năm 2006. Sau khi nhận được 2 hộ vệ hạm Gepard, Việt Nam lại tiếp tục ký với Nga hợp đồng cung cấp thêm 2 chiếc nữa thuộc lớp tàu khu trục này. Khác với các tàu Gpard trước đó, theo yêu cầu của phía Việt Nam, các tàu sau này phải được trang bị các loại vũ khí chống tàu ngầm mạnh mẽ.

Chuyên gia Nga nói về sức mạnh hải quân nhân dân Việt Nam - Hình 4

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.

Tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9 được phát triển trên nền tảng dự án tàu 11.660 của Nga. Dự án này được thành lập là nhằm để phát triển loại tàu tuần tra mới tìm kiếm cũng như theo dõi và kiểm soát bề mặt, dưới nước và các mục tiêu trên không. Gepard-3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Khu trục hạm Gepard đóng cho Hải quân tại Việt Nam được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.

Tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E, một s.úng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ b.ắn 60-120 phát mỗi phút, t.iêu d.iệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km, 3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đ.ánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200 m đến 8 km và bay cao 3,5 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các ống phóng ngư lôi 533 mm.

Hộ vệ hạm tên lửa Gepard có lượng giãn nước 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý (52 km/h), bơi ở chế độ tự động liên tục trong 20 ngày đêm. Tàu có thể mang theo trực thăng chóng ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.

Chuyên gia Nga nói về sức mạnh hải quân nhân dân Việt Nam - Hình 5

Khu trục hạm SIGMA.

Mùa thu năm 2011 Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Hà Lan về việc cung cấp 4 tàu hộ tống /tàu khu trục SIGMA. Cac nươc như Indonesia va Moroc đa mua nhiêu tau hô tông lơp Sigma tư Ha Lan, quôc gia hang đâu thê giơi vê công nghê đóng tau.

Các khu trục hạm SIGMA có lượng giãn nước từ 1.700 đến 2.400 tấn tùy thuộc vào từng biến thể. Về trang bị vũ khí và đặc điểm kỹ thuật cũng tương tự như Gepard của Nga.

Nói về sức mạnh của Hải quân Việt Nam trong thời kỳ hiện nay không thể không nhắc tới hệ thống tên lửa di động ven biển Bastion-P mà Việt Nam mua lại từ Nga.

Mỗi tổ hợp tên lửa này được trang bị 36 siêu tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont , có khả năng đ.ánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km và luôn đặt các tàu của đối phương vào tình trạng báo động. Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.

Một dự án lớn khác là hợp đồng cung cấp và cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa Molniya project 1241RE với tổng chi phí khoảng 1 tỷ đôla. Trong những năm 1990, Việt Nam đã được bàn giao 4 tàu Molniya, trang bị tổ hợp tên lửa Termit.

Năm 1993, Việt Nam đã được cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa này với tổ hợp tên lửa chống hạm Uran. Chiếc Molnya đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa Uran đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2007, và chiếc thứ hai vào năm 2008.

Theo hợp đồng đã ký, trong số 12 chiếc Molnya được Việt Nam đặt hàng thì hai chiếc tàu đầu tiên được đóng ở Nga còn10 chiếc còn lại sẽ được cấp phép xây dựng tại Việt Nam.

Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz chuyển giao.

Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Project 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu đôla và sẽ tiếp tục đến năm 2015.

Ngày nay, Hải quân Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển các hải đội tàu từ nhỏ yếu lạc hậu lên các hải đội tàu mạnh mẽ và cực kỳ hiện đại. Đến cuối thập kỷ này, Việt Nam sẽ có một hạm đội hùng hậu đủ sức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đối với chủ quyền tuyên bố trên Biển Đông.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Mỹ giải cứu 30 người bị treo ngược trên cao tại một công viên giải trí
05:21:44 16/06/2024
Cháy khu nhà ở của công nhân Kuwait khiến 41 người c.hết
16:57:49 14/06/2024
Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm dần do Trái Đất nóng lên
13:12:02 15/06/2024
Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ
14:18:22 16/06/2024

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Chu Thanh Huyền thái độ dửng dưng, thản nhiên làm 1 điều giữa ồn ào "đạo nhái"
12:02:00 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Nàng hậu gen Z bị réo tên vào ồn ào thái độ ứng xử kém, chuyện gì đây?
11:20:45 16/06/2024
Nữ giúp việc nhận 26 triệu mỗi tháng, lương khủng còn bao ăn ở, sự thật vỡ mộng
10:50:34 16/06/2024

Tin mới nhất

Nắng nóng tiếp tục thiêu đốt Thủ đô Ấn Độ

16:31:28 16/06/2024
Theo bà Selomi Garnaik - một trong những thành viên tham gia nghiên cứu của tổ chức Greenpeace Ấn Độ, những người làm việc ngoài trời phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Israel xác nhận 8 binh sĩ bị t.hiệt m.ạng trong vụ nổ ở Rafah

16:29:10 16/06/2024
Trong một diễn biến khác, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng ngày thông báo quan chức này sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng này và thảo luận với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về các diễn biến an ninh hiện tại.

Mỹ công bố gói viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

16:27:04 16/06/2024
Bà Harris cũng công bố hơn 379 triệu USD từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ người tị nạn và bảo đảm cung cấp lương thực, nước uống, nơi ở, dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người dân...

Singapore đóng cửa các bãi biển do sự cố tràn dầu

16:22:46 16/06/2024
Dầu loang từ bến tàu Pasir Panjang, cách hòn đảo du lịch nổi tiếng Sentossa chưa đầy 10km. Vụ việc xảy ra chiều 14/6 khi một tàu nạo vét treo cờ Hà Lan đ.âm phải một tàu chở dầu treo cờ Singapore đang neo đậu.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Có thể bạn quan tâm

BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn

Sao việt

16:33:04 16/06/2024
BigDaddy được đ.ánh giá là một trong những rapper đình đám nhất làng giải trí Việt hiện nay. Tên t.uổi của anh gắn liền với những bản hit đình đám như Tình yêu màu nắng, Nóng, Về nhà ăn tết, Nói với em và đặc biệt là Mượn rượu tỏ tình.

Cầu thủ Tây Ban Nha lăn ra sân ăn vạ, cười trơ trẽn

Sao thể thao

16:27:17 16/06/2024
Đội tuyển Tây Ban Nha giành thắng lợi 3-0 trước Croatia ở trận ra quân EURO 2024. Đoàn quân HLV Luis de la Fuente ghi cả 3 bàn thắng chỉ trong 45 phút thi đấu đầu tiên.

Ăn sáng ở Quảng Bình thì đi đâu: Đây là 7 quán chất lượng nhất chỉ dân địa phương mới biết

Ẩm thực

16:11:23 16/06/2024
Nếu chuẩn bị đi du lịch Quảng Bình mà bạn chưa biết đi đâu để có bữa sáng ngon lành thì hãy lưu ngay những địa chỉ này!

Cháy nhà lúc rạng sáng ở Bắc Giang, 3 người t.ử v.ong

Tin nổi bật

16:06:09 16/06/2024
Vụ hỏa hoạn lúc rạng sáng tại ngôi nhà ở TP Bắc Giang đã khiến chủ nhà, con trai 8 t.uổi của gia chủ cùng một người đàn ông khác t.ử v.ong.

Hoàng Hải tiết lộ từng được Hồ Quỳnh Hương "ủ mưu" tại Sao Mai điểm hẹn

Nhạc việt

16:03:30 16/06/2024
Ở đêm nhạc, phong độ và sức hút của Hồ Quỳnh Hương một lần nữa khiến chúng ta hiểu tại sao người hâm mộ của cô lại đông đến vậy. Hồ Quỳnh Hươngchiêu đãi loạt hit làm nên tên t.uổi của cô: Anh , Vũ điệu hoang dã , Honey 2 ...

Vung dao c.hém n.gười rồi bỏ trốn suốt 6 năm

Pháp luật

16:02:53 16/06/2024
Ngày 16/6, Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết vừa phối hợp với các đơn vị bắt giữ Đặng Văn Thành (35 t.uổi, trú thị trấn Hương Khê), đối tượng trốn lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm.

Khi chồng mải lo chuyện bao đồng: Sao anh làm việc tốt mà em bực bội!

Góc tâm tình

16:00:18 16/06/2024
Mới ăn lưng chén cơm, có điện thoại, anh Nguyễn Long (40 t.uổi, TP.HCM) bắt máy cái rụp. Nhìn nét mặt anh trở nên căng thẳng, nói với đầu dây bên kia bình tĩnh, để em nghĩ cách liền là chị Nhung, vợ anh, biết anh lại sắp lao đi.

Cặp sao hạng A hàn gắn thất bại, sắp ly hôn sau 2 năm cưới

Sao âu mỹ

15:59:33 16/06/2024
Ngày 16/6, Page Six đưa tin cuộc hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck sắp đi đến hồi kết. Mọi nỗ lực hàn gắn mối quan hệ vợ chồng của nữ ca sĩ sinh năm 6X và chồng tài tử đã thất bại.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 17/6/2024: 5 con giáp không được may mắn

Trắc nghiệm

15:58:20 16/06/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 17/6. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bom tấn 3800 tỷ chưa chiếu đã lỗ nặng, phí công nam chính lột xác visual ngoạn mục

Phim châu á

15:57:29 16/06/2024
Bộ phim điện ảnh Nhiệm Vụ Tối Mật từng là tác phẩm rất được khán giả xứ Trung mong chờ bởi có sự góp mặt của dàn sao hùng hậu.

Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!

Tv show

15:54:21 16/06/2024
Tưởng như sẽ là sao nam nhạt nhoà, hướng nội nhất trong show Anh Trai Say Hi nhưng Anh Tú Atus lại chính là cái tên được bàn tán nhắc tới nhiều nhất ngay sau khi tập 1 lên sóng.