Indonesia muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Indonesia đang xem xét mua các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga để thay thế phi đội F-5 Tiger đã lỗi thời, Bộ trưởng quốc phòng Indonesia cho biết.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Su-35 là một trong số 6 ứng viên đang được Indonesia cân nhắc lựa chọn, Bộ trưởng quốc phòng Purnomo Yusgiantoro cho biết trong một cuộc họp báo ngày 7/1.
Theo Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia, Tướng Moeldoko, các ứng viên tiềm năng khác cũng bao gồm F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon do Mỹ chế tạo, và SAAB JAS 39 Gripen của Thụy Điển.
Video đang HOT
Bộ quốc phòng Indonesia muốn mua 16 máy bay chiến đấu mới từ năm 2015-2020 để thay thế các máy bay F-5, vốn đã phục vụ suốt 3 thập niên qua.
Kể từ năm 2003, Indonesia đã mua 5 máy bay Su-27SKM và 11 chiếc Su-30MK2 của Nga.
Ngoài việc xem xét mua các máy bay chiến đấu Su-35, quốc gia Đông Nam Á cũng đang cân nhắc mua vài tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga.
Theo Dantri
Tàu ngầm Kilo - Hố đen trong lòng đại dương
Tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng điện và diesel êm nhất trên thế giới.
Một tàu ngầm lớp Kilo. Ảnh: shipspotting.com
Các tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu đi vào hoạt động tại Nga từ tháng 4/1982, với nhiệm vụ chủ yếu là chống các loại tàu chiến và tàu ngầm hoạt động trong vùng nước tương đối nông. Tàu có hai phiên bản: Project 877 và Project 636.
Project 636 là bước phát triển tiếp theo của thế hệ tàu ngầm Project 877 EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể như động cơ diesel/điện mạnh hơn, tốc độ hành trình khi lặn nhanh hơn, giảm tiềng ồn khi hoạt động. Nhờ tiếng ồn giảm đáng kể, tàu ngầm lớp Kilo 636 có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của địch và tấn công trước khi bị phát hiện.
Kiểu tàu ngầm Project 636 còn được Hải quân Mỹ gọi là "hố đen" vì khả năng biến mất của nó dưới nước cũng như khả năng hoạt động với độ ồn thấp.
Khả năng tác chiến của tàu ngầm Project 636 tăng đáng kể nhờ trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) sử dụng tên lửa chống hạm 3M-54E1. Với tầm bắn 220 km và mang theo đầu đạn 450 kg, loại tên lửa này cho phép Project 636 tấn công nhanh từ xa, tránh đi vào tới tầm phát hiện và tấn công của tàu địch hay phải vượt qua những khu vực có bẫy mìn, thủy lôi.
Ngoài ra, tàu còn có một cơ cấu phóng tên lửa đất đối không, sử dụng 8 tên lửa Strela-3 (SA-N-8 Gremlin) hoặc tên lửa Igla (SA-N-10 Gimlet). Strela-3 có khả năng mang theo đầu đạn 2 kg với tầm bắn tối đa 6 km. Tên lửa Igla nặng hơn, có tầm bắn tối đa 5 km với tốc độ Mach 1,65 (tức là gấp 1,65 lần tốc độ ánh sáng). Cả hai loại tên lửa này đều được trang bị đầu dẫn đường hồng ngoại.
Việt Nam đặt mua một đội gồm 6 tàu ngầm do Nga sản xuất vào năm 2009. Hợp đồng trị giá 2 tỷ USD còn quy định về việc huấn luyện các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam ở Nga. Xưởng Admiralty ở St. Petersburg phụ trách đóng tất cả 6 tàu và dự kiến bàn giao cho Việt Nam trước năm 2016. "Hà Nội", chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên, sẽ được bàn giao kỹ thuật cho Việt Nam vào ngày 7/11 tới.
Các thông số kỹ thuật của tàu ngầm Kilo (theo Wikipedia) Trọng lượng nước rẽ: 2.300-2.350 tấn khi nổi 3.000-4.000 tấn khi chìm Kích thước: Chiều dài: 70-74 m Chiều ngang: 9,9 m Chiều cao: 6,2-6,5 m Tốc độ tối đa: 10-12 hải lý/giờ khi nổi 17-25 hải lý/giờ khi chìm Khả năng lặn sâu tối đa: 300 m Khả năng hoạt động: 45 ngày trên biển Vũ khí: 8 tên lửa đất đối không SA-N-8 Gremlin 6 ống ngư lôi cỡ 533 ly với 18 quả ngư lôi, tên lửa dưới nước, 24 quả mìn cùng một số vũ khí khác.
Theo VNE
Đông Nam Á đẩy mạnh trang bị tàu ngầm Lòng biển Đông sẽ trở nên đông đúc hơn trong tương lai với kế hoạch tăng cường đội tàu ngầm của các nước Đông Nam Á. Tàu ngầm U-209 của Indonesia - Ảnh: Antara Theo tạp chí The Diplomat, trong vòng 5 năm đến một thập niên tới, các vùng biển Đông Nam Á và đặc biệt là biển Đông sẽ chứng kiến...