“Tấm khiên” Cam Ranh và “ngọn giáo” tàu ngầm Kilo
Bản thân Vịnh Cam Ranh có một vị trí chiến lược tuyệt vời, kết hợp với khả năng tác chiến linh hoạt của tàu ngầm Kilo, Việt Nam sẽ có đầy đủ “tấm khiên và ngọn giáo” để bảo vệ vững chắc chủ quyền.
Lịch sử của viên ngọc quý Đông Nam Á
Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược mà bao cường quốc quân sự từng đặt chân tới Việt Nam đều nhìn thấy và sử dụng Cam Ranh như một quân cảng chiến lược.
Vào đầu thế kỷ 20, Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Chiến tranh thế giới lần hai thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942. Thời điểm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, quân cảng này là căn cứ hải quân lớn nhất của Pháp ở Đông Dương.
Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao
Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa phe Chủ nghĩa xã hội (đứng đầu là Liên Xô) và phe tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mỹ). Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm.
Sau khi Liên Xô tan vỡ, chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, hoạt động tình báo. Sau đó, khi không thể điều đình với Việt Nam về việc giảm giá thuê quân cảng này, đến ngày 2/5/2002, lá cờ Nga hạ xuống khỏi căn cứ Cam Ranh, đánh dấu kết thúc việc sử dụng Cam Ranh như một căn cứ quân sự của nước ngoài.
Từ đó đến nay, chủ trương của Việt Nam là xây dựng Cam Ranh mang định hướng dân sự, việc phát triển quân cảng Cam Ranh luôn đồng nhất với đường lối ngoại giao của đất nước: không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Việt Nam cũng không có chủ trương hợp tác với nước lớn làm phương hại đến quan hệ với nước lớn khác. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ trong các hoạt động đối ngoại, đa phương, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế.
Cam Ranh, tháng 8 năm 1965.
Video đang HOT
Tấm khiên và ngọn giáo của Việt Nam
Có thể nói, với vị trí địa lý của Cam Ranh, Việt Nam đang sở hữu trong tay một tấm khiên vững chắc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như quốc gia.
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu được đánh giá tốt nhất Đông Nam Á. Giới chuyên gia quân sự của Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản… đã từng đánh giá, nếu có được Cam Ranh thì có thể kiểm soát Biển Đông, hiện diện dễ dàng tại Biển Hoa Đông, bao quát được Thái Bình Dương, và thậm chí kiểm soát được cả tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bởi lẽ cách cảng Cam Ranh không xa là eo biển Luzon và eo biển Malacca.
Tuy nhiên, đó là tư tưởng quân sự của các nước lớn, những người đi chinh phạt, nhưng với Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé, ưa chuộng hòa bình, và thường xuyên chịu sự xâm phạm của những nước lớn hơn trong lịch sử đã hiểu rõ một điều, chúng ta đang có một viên ngọc quý trong tay, một chỗ đặt chân để bao quát cả đại dương. Tuy nhiên, nếu tấn công thì dễ dàng, nhưng để biến thế công thành thủ thì không phải một điều đơn giản.
Sơ đồ đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực. Dựa vào vị trí chiến lược của Cam Ranh, tàu ngầm Việt Nam dễ dàng chiếm vị trí thuận lợi hơn đối phương trên mặt trận biển
Quay trở lại với việc Việt Nam sắp đón nhận chiếc tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội trong hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc mà Việt Nam mua của Nga. Và căn cứ tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam cũng được đặt ở quân cảng Cam Ranh. Có thể nói, Kilo chính là chiếc chìa khóa để biến thế công thành thủ cho quân cảng này.
Tàu ngầm là lực lượng thường trực chiến đấu, khi kẻ thù xâm phạm chủ quyền, các đơn vị tàu ngầm phải tiến hành những đòn tấn công bí mật, bất ngờ và quyết liệt, bẻ gẫy ý đồ chiến tranh, ý chí xâm lược của kẻ thù.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đơn vị tàu ngầm là phục kích, tập kích các cụm chiến hạm nổi của đối phương, gây tổn thất nặng nề lực lượng địch, tạo điều kiện cho không quân, hải quân mặt nước chiến đấu tiến hành các chiến dịch bao vây, tiêu diệt địch.
Tàu Kilo nổi danh với khả năng ẩn nấp xuất quỷ nhập thần, có phạm vi hoạt động dưới nước lên tới 7.500 hải lý, kết hợp với vị trí địa lý chiến lược của Cam Ranh, có thể nói, Kilo hoàn toàn có thể chủ động làm chủ những tuyến hàng hải huyết mạch, những cửa ngõ để tiến vào vùng biển của Việt Nam, như những mắt thần trên vùng biển xa.
Tàu ngầm triển khai trận địa thủy lôi thông minh
Ngoài ra, Kilo Việt Nam được trang bị hệ thống radar, sonar điện tử thông minh, có khả năng phát hiện, cảnh báo sớm tàu chiến địch, cũng như khả năng gây nhiễu. Đồng thời, hệ thống vũ khí của Kilo như tên lửa hành trình Club-S, ngư lôi… đủ sức để trấn áp đối phương, chưa kể tới sự kết hợp của hệ thống tên lửa đất đối không, đất đối hải trên bờ, và khả năng tác chiến nhanh chóng của dàn chiến đấu cơ hiện đại.
Tuy nhiên, một vũ khí không thể không nhắc tới của Kilo, tàu ngầm có thể triển khai các tuyến thủy lôi ngăn chặn, phong tỏa hoặc các trận địa thủy lôi bí mật, bất ngờ trên các cửa cảng, căn cứ quân sự đối phương, trên các tuyến đường hành quân hoặc bố trí các trận địa thủy lôi phòng thủ khu vực biển, đảo, các vùng có luồng lạch hẹp và các vịnh…
Vũ khí này thể hiện rõ nét sự trí tuệ của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Dựa vào vị trí địa lý từ Cam Ranh có thể bao quát toàn bộ vùng Biển Đông, tàu ngầm Việt Nam có thể dùng trận thủy lôi để làm nghi binh, ép địch đi vào tuyến hàng hải định sẵn, rồi từ đó kết hợp không quân hải quân, chỉ một đòn phục kích là hạ gục. Hoặc có thể dùng tàu nổi máy bay làm nghi binh, ép địch đi vào thiên la địa võng của thủy lôi ngầm mà Kilo bày ra.
Nhớ lại những trận Bạch Đằng lịch sử, những Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo chỉ một trận có thể đánh tan đội quân xâm lược phương Bắc đều nhờ vào khả năng kết hợp giữa kế nghi binh và mai phục, lợi dụng địa hình địa vật.
Có thể nói, nếu vị trí địa lý của Cam Ranh là tấm khiên vững chắc thì Kilo sẽ là ngọn giáo chọc thẳng vào sức tấn công của kẻ thù. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Việt Nam sẽ chỉ dùng đến khiên và giáo trong điều kiện Tổ quốc lâm nguy.
Theo Báo Đất Việt
Hợp tác quân sự Việt - Nga không nhằm chống lại nước thứ ba
Một trong những lĩnh vực quan trọng của sự hợp tác Việt - Nga là hợp tác quân sự - kỹ thuật. Trong đó, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự hợp tác này được thực hiện hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và không nhằm chống lại nước thứ ba, Đại sứ Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun cho biết.
Đại sứ Nga Andrey G.Kovtun.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động về tình hình người lao động Việt Nam (VN) tại LB Nga trong buổi họp báo thường niên do Đại sứ quán Nga tổ chức ngày 25.12, Đại sứ Nga tại VN Andrey G.Kovtun cho biết, người lao động VN hợp pháp tại Nga được đánh giá là có thái độ tốt với công việc và rất chịu khó, cần cù.
Xin đại sứ cho biết thỏa thuận về lao động tạm thời giữa Nga và VN đã được triển khai như thế nào? Ông có lời khuyên gì với những lao động VN muốn sang Nga trong thời gian tới?
Thỏa thuận trao đổi lao động giữa Nga và VN được ký năm 2008 trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết và được QH Nga phê duyệt vào tháng 11 vừa qua.
Thỏa thuận này đặt ra khuôn khổ pháp quyền cho người lao động, đặc biệt nhấn mạnh về tư cách pháp lý của lao động nhập cư, đảm bảo quyền lợi và các quyền tự do, sự bảo vệ của pháp luật và an ninh cá nhân phù hợp với pháp luật của nước chủ nhà. Như bạn cũng biết, vừa qua hàng trăm lao động VN bị bắt giữ tại Nga (có lẽ nên dùng từ khác hơn là từ "bắt giữ" - cười) là do đa số họ vi phạm luật pháp di cư của Nga.
Tôi đã tiếp xúc với nhiều đại diện cơ quan hữu trách của Nga và VN, tất cả đều mong muốn tình trạng lao động bất hợp pháp phải giảm đi. Nhiều doanh nghiệp và người lao động VN mong muốn làm việc tại thị trường Nga một cách đàng hoàng, do đó thỏa thuận nói trên đặt khuôn khổ pháp quyền, tạo điều kiện cho họ hoạt động thuận lợi.
Người lao động VN đến Nga tuân theo luật của nước chủ nhà và ngược lại, công dân Nga đến VN cũng làm như vậy thì không có vấn đề gì. Trong các cuộc tiếp xúc của tôi với người lao động VN có xưởng, chợ tại Mátxcơva và nhiều nơi khác ở Nga, chính họ nói rằng không muốn sự có mặt của lao động bất hợp pháp tại các xưởng, chợ của mình, bởi điều đó gây khó khăn rất lớn cho họ.
Năm nay, chúng ta đã chứng kiến một ví dụ rõ ràng của sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp hai nước. Tháng 10 vừa qua, Trung tâm Thương mại Văn hóa Hà Nội - Mátxcơva đã được khai trương tại Mátxcơva, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp VN đủ cơ sở vật chất dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục giấy tờ làm việc hợp pháp tại Nga.
Tôi hy vọng rằng thỏa thuận nói trên sẽ là nền tảng để đưa người lao động VN đến Nga một cách đàng hoàng, thuận lợi. Vấn đề này đã được trao đổi tại các cuộc gặp lãnh đạo cấp cao nhất giữa hai nước trong chuyến thăm VN hồi tháng 11 của Tổng thống Vladimir Putin.
Tôi phải nói rằng nhiều lao động VN đến Nga và tuân thủ đúng luật pháp của Nga đều được chủ các doanh nghiệp khen là có thái độ làm việc tốt, cần cù và chịu khó.
Đại sứ đánh giá thế nào về lĩnh vực hợp tác quân sự quốc phòng giữa hai nước? Đâu là những điểm sáng trong năm qua và những năm tới?
Một trong những lĩnh vực quan trọng của sự hợp tác Việt - Nga là hợp tác quân sự - kỹ thuật. Trong đó, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự hợp tác này được thực hiện hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và không nhằm chống lại nước thứ ba. Tôi tin rằng, sự hợp tác đó đóng vai trò chủ chốt trong mối quan hệ Việt - Nga trong những năm tiếp theo. Ngày 7.11, Nga đã bàn giao cho VN chiếc tàu ngầm đầu tiên.
Trước đó, hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi thăm Nga đã đến Kaliningrad - nơi tàu ngầm đầu tiên của VN lúc đó đang được thử nghiệm. Theo tôi được biết, chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên sắp về đến Biển Đông. Kế hoạch bàn giao những chiếc tàu ngầm tiếp theo sẽ diễn ra suôn sẻ và tôi không nghe nói đến bất cứ trục trặc nào.
Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa như thế nào đối với Nga nói riêng và Việt - Nga nói chung, thưa đại sứ?
Cốt lõi của hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực năng lượng là ngành công nghiệp dầu khí. Mọi người đều biết liên doanh VietsovPetro trong 3 thập kỷ hoạt động trên thềm lục địa miền Nam VN đã khai thác được 207 triệu tấn "vàng đen", góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh năng lượng của VN.
Hiện diện tại VN còn có các công ty dầu khí khác của Nga như Gazprom, Rosneft, Lukoil. Sự kiện quan trọng trong năm qua là việc bắt đầu khai thác khí công nghiệp tại các lô 05-2 và 05-3. Đáng chú ý, PetroVietnam nằm trong số ít các đối tác nước ngoài của các nhà dầu lửa Nga tham gia khai thác lòng đất của chúng tôi. Việc cung cấp dài hạn cho VN khí tự nhiên hóa lỏng từ các địa phương của Siberia và vùng Viễn Đông có thể trở thành một hướng đi hợp tác song phương có nhiều triển vọng.
Ngoài ra, một hướng quan trọng khác trong hợp tác năng lượng Việt - Nga là tạo ra năng lượng hạt nhân tại VN với sự hỗ trợ của Tập đoàn Rosatom. Các tổ chức chuyên ngành của Nga hiện đã đi đến giai đoạn kết thúc công tác chuẩn bị luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Chúng tôi không chỉ hỗ trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, mà còn giúp các bạn đào tạo chuyên gia, phát triển mảng khoa học năng lượng hạt nhân. Nga cũng cam kết chuyển giao công nghệ hiện đại và an toàn nhất cho VN trong lĩnh vực này.
"Thúc đẩy hợp tác với VN vẫn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở Châu Á. Quan hệ hợp tác Việt - Nga dựa trên nền tảng lịch sử vững chắc với đặc trưng là sự tương đồng lợi ích lâu dài một cách tự nhiên và tin cậy cao. Tôi tin rằng không ai có thể nghi ngờ về sự phát triển thực sự toàn diện các mối quan hệ Việt - Nga theo nhiều hướng đi quan trọng. Sự phát triển này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cả hai quốc gia chúng ta, giúp cho sự tiến bộ kinh tế và công nghệ của hai nước, góp phần vào việc củng cố hòa bình và ổn định tại khu vực Châu Á - TBD" - Đại sứ Nga Andrey G.Kovtun khẳng định.
Theo Vân Anh
Lao động
Việc bàn giao tàu ngầm không có gì trục trặc Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc". Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin...