IMF hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga
Theo Báo Độc lập (Nga), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2012 từ 4,1% xuống còn 3,5%.
Ông Juha Cajon, người đứng đầu Cơ quan đại diện IMF tại Nga, tuyên bố để đối phó với cuộc khủng hoảng mới, với khối lượng dự trữ hiện nay, Nga đang ở trong tình trạng kém thuận lợi hơn so với năm 2008.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Video đang HOT
Ông Cajon nhận định dự trữ tiền trong Quỹ Dự phòng của Nga ít hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng. Điều này có nghĩa là khối lượng các nguồn dự trữ có thể dùng để trợ giúp ít hơn nhiều.
Ông Cajon nhấn mạnh nhiệm vụ chính đối với Nga là gia tăng các nguồn dự trữ trong bối cảnh giá dầu mỏ đang ở mức. Theo ông, để gia tăng các nguồn dự trữ thì cần thắt chặt chính sách tài khóa, song ngân sách của Nga chuẩn bị cho năm 2012 dự định tăng các khoản chi phí và nới lỏng chính sách tài khóa. Điều này gây khó khăn cho việc gia tăng các nguồn dự trữ.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Nga đều thuyết phục người dân rằng nước này hiện sẵn sàng đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế mới tốt hơn so vơi năm 2008, đồng thời nhấn mạnh Nga đã nghiêm túc tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị các nguồn dự trữ chắc chắn cho nền kinh tế và khu vực tín dụng-tài chính.
Theo Tổng thống Medvedev, tốc độ tăng GDP ở Nga cao hơn so với nhiều nước khác, tỷ lệ nợ công trên GDP chỉ vào khoảng 13%, trong khi ở một số nước khác tỷ lệ này tới 100% GDP.
Tại Diễn đàn “Nước Nga đang vẫy gọi,” Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng cam đoan với các nhà đầu tư rằng Mátxcơva đã chuẩn bị các kịch bản khác nhau để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chu đáo hơn năm 2008.
Không giống với dự báo của IMF, Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2012./.
Theo TTXVN
Mỹ không góp tài chính vào quỹ cứu trợ châu Âu
Với lý do "đã có các phương án khác," ngày 9/12, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ không đóng góp tài chính vào Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải cứu các quốc gia châu Âu; trong đó có Italy và Tây Ban Nha, nếu những nước này cũng có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp và Ireland.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, thông báo này được đưa ra ngay sau khi các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhóm họp tại Brussels, Bỉ, nhất trí cùng đóng góp 270 tỷ USD để IMF có đủ tiền tung ra cứu trợ trong trường hợp một thành viên lớn của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn từ thị trường.
Lý giải về quyết định trên của Nhà Trắng, trong các bài phát biểu tại Brussels khi đang cùng các đồng nghiệp châu Âu bàn cách cứu Lục địa Già ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geaithner nhấn mạnh IMF đã được cung cấp đủ tiền và bản thân châu Âu cũng có đủ các nguồn lực tài chính để tự giải quyết các khó khăn của mình.
Một quan chức Mỹ tiết lộ Nhà Trắng hiện đang cân nhắc các phương án để tăng cường khả năng tài chính của IMF mà không cần phải sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để đóng góp cho IMF.
Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nền kinh tế lớn, dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2012.
Mỹ hiện là nước đóng góp lớn nhất cho IMF, chiếm tới 16% tổng số quỹ hoạt động của tổ chức này. Năm 2009, Mỹ đã có những khoản đóng góp vào quỹ cứu trợ khẩn cấp của IMF để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau khi tập đoàn tài chính và đầu tư danh tiếng của Mỹ là Lehman Brothers bị phá sản.
Năm 2010, Mỹ cũng đã cam kết đóng góp thêm cho IMF, song khoản cam kết đóng góp này cho tới nay vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua./.
Theo TTXVN
Strauss-Kahn bị gài bẫy? Có hay không một vở kịch hoàn hảo được dựng lên ở căn phòng 2806 tại khách sạn Sofitel ở New York để đưa tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn (DSK) sập bẫy vào ngày 14-5? Ông bà Strauss-Kahn trên đường phố Paris tối 27-11-2011 - Ảnh: Daily Mail Vụ án đã khép lại do lời khai của...