ILO kêu gọi ngành may mặc hỗ trợ người lao động giữa dịch COVID-19
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hối thúc ngành may mặc cần làm nhiều hơn nữa để bảo đảm công việc và cuộc sống của công nhân, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây tổn thất nặng nề.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Kohan Textile)
Trong báo cáo công bố ngày 21/10, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hối thúc ngành may mặc cần làm nhiều hơn nữa để bảo đảm công việc và cuộc sống của công nhân, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây tổn thất nặng nề cho ngành may mặc, khiến nhiều người trong số 65 triệu công nhân trong ngành ở châu Á phải vật lộn khi các nhà máy phải đóng cửa hoặc cắt giảm tiền lương.
Báo cáo lưu ý rằng xuất khẩu từ các nước xuất khẩu hàng may mặc ở châu Á trong nửa đầu năm 2020 đã giảm tới 70%, và vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khi bùng phát đại dịch, khiến nhiều công nhân mất việc làm do các nhà máy đóng cửa hoặc giảm sản xuất.
Chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Văn phòng ILO tại Bangkok ( Thái Lan) Christian Viegelahn cho rằng mặc dù đại dịch gây ảnh hưởng “đáng sợ” đối những người làm việc trong ngành may mặc, hầu hết là phụ nữ, COVID-19 cũng làm các thương hiệu thời trang nâng cao khả năng linh hoạt hơn, bền vững hơn và “lấy con người làm trung tâm.”
Chuyên gia Viegelahn nhận định sự phục hồi hoàn toàn của ngành có thể sẽ phụ thuộc vào việc vượt qua đại dịch và có thể phải đợi đến sau năm 2022.
Ngoài ra, báo cáo của ILO đã đánh giá các điều kiện tại 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gồm có Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam. Khu vực này chiếm đến 3/4 tổng số việc làm của các nhà máy may mặc.
Gần một nửa số việc làm liên quan đến may mặc tại khu vực châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu sang các nước giàu có ở Phương Tây, nơi mà sự bùng phát đại dịch COVID-19 từng dẫn đến việc phong tỏa có thể lại làm gián đoạn việc mua sắm và buôn bán một lần nữa khi số ca lây nhiễm COVID-19 gia tăng nhanh tại các nước châu Âu.
Nghiên cứu của ILO được thực hiện bởi đại học Cornell và nhóm ILO, bao gồm các chuyên gia từ nhiều nhóm khác như Better Work, nhằm mục đích cải thiện các điều kiện trong ngành may mặc./.
Video đang HOT
May Sông Hồng có nguy cơ mất 166 tỷ khi khách hàng lớn nhất tại Mỹ nộp đơn phá sản?
Câu chuyện 2 năm trước của Dệt may Thành Công (TCM) đã lặp lại với May Sông Hồng - một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất ngành may mặc.
Bài báo về New York & Co trên Washington Post
Washington Post đưa tin RTW Retailwinds, công ty sở hữu gần 400 cửa hàng New York&Co tại 32 bang trên khắp nước Mỹ, vừa nộp đơn xin phá sản vào thứ Hai vừa qua, và có thể hãng này sẽ đóng cửa gần hết, thậm chí là tất cả các cửa hàng.
RTW Retailwinds là hãng bán lẻ quần áo có tuổi đời 102 năm, ra đời năm 1918, sở hữu các thương hiệu như New York & Co., Fashion to Figure, một dòng sản phẩm Happy x Nature của Kate Hudson.
Các nhà bán lẻ thời trang như RTW Retailwinds đã bị đẩy đến bờ vực trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ làm gia tăng các đơn đặt hàng tại nhà khiến doanh số sụt giảm. Năm 2019, RTW cho biết doanh thu giảm hơn 7%, còn 827 triệu USD và ghi nhận lỗ ròng 61,6 triệu USD so với con số lãi 4,2 triệu USD vào năm 2018.
Vào tháng Ba, khi dịch bệnh bùng phát, giống như các nhà bán lẻ khác, RTW thông báo kế hoạch đóng tạm thời các cửa hàng và cho công nhân tạm nghỉ. "Môi trường bán lẻ đầy thách thức cộng với tác động của đại dịch Coronavirus đã gây ra khủng hoảng tài chính cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi", Sheamus Toal, giám đốc điều hành của RTW viết trong thông cáo. Sở giao dịch chứng khoán New York cũng đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu phổ thông của công ty này vào cuối tuần trước.
Trong hồ sơ, RTW liệt kê tài sản 412 triệu USD và các khoản nợ khoảng 396 triệu USD. Công ty con của RTW là The New York City cho biết các cửa hàng vẫn tiếp tục hoạt động trong quá trình làm thủ tục phá sản, 90% các cửa hàng New York &Co đã mở cửa trở lại sau khi lệnh dừng hoạt động được dỡ bỏ nhưng tương lai của các cửa hàng này là không chắc chắn.
Ở một góc khác, The New York & Co là đối tác lớn nhất của CTCP May Sông Hồng (mã MSH đang giao dịch trên sàn HoSE). Báo cáo cập nhật mới nhất vào 31/3/2020 của MSH cho thấy công ty đang có khoản phải thu khách hàng 439 tỷ trong đó khoản phải thu của New York & Co là 166 tỷ (chiếm 37,8% khoản phải thu khách hàng và chiếm 6,7% tổng tài sản của May Sông Hồng).
Phải thu khách hàng của May Sông Hồng (nguồn BCTC quý 1/2020)
Theo số liệu trong Bản cáo bạch, New York & Co là một trong 3 khách hàng truyền thống lớn của May Sông Hồng những năm gần đây - chiếm 25% tổng doanh thu của mảng FOB (mảng kinh doanh chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty) - lớn nhất trong số các khách hàng chính.
Năm 2020, May Sông Hồng đặt kế hoạch 3.200 tỷ đồng doanh thu (giảm 27% so với năm 2019), lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 25-35% (năm 2019 tỷ lệ cổ tức là 45% bằng tiền mặt). Công ty cho biết hiện đứng thứ 2 trong số các công ty dệt may trong nước và đứng thứ 6-7 trong số các công ty dệt may bao gồm cả FDI.
KQKD của May Sông Hồng trước khi có Covid-19
Cơ cấu cổ đông của MSH, FPTS hiện nắm gần 13%
Trước tác động của dịch bệnh, ban lãnh đạo công ty cho biết hàng hóa tồn đọng tại nhà máy nhiều (tính đến 31/3 hàng tồn kho 732 tỷ, chiếm 24,5% tổng tài sản), công ty xuất khẩu khẩu trang y tế (khoảng 30 triệu sản phẩm), đồ bảo hộ y tế (10 triệu sản phẩm). Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế vì nhu cầu không kéo dài và phía Trung Quốc liên tục tăng giá nguyên phụ liệu và thiết bị. Công ty cũng phải điều chỉnh các dự án đầu tư như nhà máy SH10 đã san lấp xong nhưng cho dừng lại.
KQKD quý I/2020 của MSH
Trao đổi với Trí Thức Trẻ, một nguồn tin của May Sông Hồng cho biết New York & Co là khách hàng lâu năm của MSH. Covid là trường hợp bất khả kháng nên khó tránh khỏi, khi dịch bùng phát tại thị trường Mỹ, MSH đã dự báo trước tình hình này sẽ xảy ra và đã trích lập dự phòng một phần từ quý 1 và sẽ tiếp tục trích lập vào các tháng tiếp theo. Về khả năng có thể thu hồi được bao nhiêu trong khoản phải thu 166 tỷ với khách hàng NY&Co, lãnh đạo MSH cũng đã liên hệ nhưng chưa có kết quả.
Đánh giá về sự việc NY&Co phá sản, đại diện MSH cho biết với nguồn tài chính hiện tại của MSH thì ảnh hưởng chưa nhiều, hiện nay công ty đang duy trì bằng việc xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ lao động, nên người lao động vẫn có việc làm, nhưng nếu Covid kéo dài thì "không biết được".
MSH cho biết, công ty hạch toán giá thành, chi phí từng khách hàng và mã hàng. Nếu trong 1 năm đánh giá nguồn lợi nhuận từ khách hàng đó không ổn sẽ tìm kiếm các khách hàng tốt hơn, luôn luôn cập nhật khách hàng mới để nhà máy duy trì hoạt động bình thường và không để máy móc bị trống và người lao động bị nghỉ. Nguồn tin cho biết Công ty bị huỷ 20-25% đơn hàng trong đợt Covid, "khách hàng nói tạm thời chưa xuất hàng", "đơn hàng mới đủ sản xuất đến tháng 11, tiếp theo thì vẫn đang đi khai thác". MSH hiện đang tìm kiếm khách hàng tại thị trường Hàn Quốc.
Vào năm 2018, CTCP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) cũng gặp trường hợp tương tự khi khách hàng lớn tại Mỹ là Tập đoàn bán lẻ Sears Holdings đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá Sản Mỹ. Cùng với việc xin bảo hộ phá sản của Sears là 49 công ty con bao gồm hai công ty là Sears, Roebuck and Co. và Kmart Corporation đang có giao dịch mua hàng với TCM, đóng góp khoảng 7% doanh thu của công ty. TCM có các khoản phải thu trị giá 100 tỷ đồng với các công ty này.
Đến cuối năm 2019, TCM trích lập dự phòng phải thu 84 tỷ trên tổng giá trị các khoản phải thu 101 tỷ đồng với Sears và Kmart
Việc các công ty làm thủ tục phá sản không hẳn sẽ khiến các đối tác như TCM hay May Sông Hồng bị mất trắng, tuy việc việc đòi lại được tiền và đòi được bao nhiêu phần trăm phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp ở nước sở tại.
Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến các thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam như Mỹ và Châu Âu, khiến hàng loạt các đơn hàng bị hoãn, huỷ. 6 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 21,2% (cùng kỳ tăng 1,9%); vải mành, vải kỹ thuật giảm 39,6% (cùng kỳ tăng 17,1%); hàng dệt và may mặc giảm 15,5% (cùng kỳ tăng 10,4%).
Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sản xuất kinh doanh ILO và VCCI HCM trao tặng hơn 26.000 khẩu trang và 5.400 chai nước rửa tay khô cho 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành gỗ và các ngành công nghiệp hỗ trợ; là hoạt động đầu tiên qua dự án SCORE. Công nhân sản xuất hàng điện điện tử. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN) Ngày 14/5, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)...