iểm mặt nguy cơ gây đột quỵ
Có một số yếu tố đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nếu các yếu tố nguy cơ được phát hiện sớm và quản lý tốt có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ của bạn.
Đột quỵ nhẹ và cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua: Một cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA) là một cơn đột quỵ có thể đảo ngược, thường được gọi là đột quỵ nhỏ. Hầu hết những người đã mắc TIA dễ bị đột quỵ tái phát, nếu các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn không được điều trị. TIA là yếu tố nguy cơ đột quỵ có giá trị tiên đoán nhất và là dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải có đánh giá sớm toàn diện sức khỏe.
Lịch sử gia đình bị đột quỵ: Nếu trong gia đình có thành viên bị đột quỵ, bạn có nguy cơ gia tăng đột quỵ do thói quen lối sống tương tự hoặc yếu tố di truyền. Hãy nói với bác sĩ, nếu bạn có tiền sử gia đình đột quỵ để được hướng dẫn các xét nghiệm y tế cần thiết.
Bệnh đái tháo đường: Làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả mạch tim và mạch não. Tình trạng này làm gia tăng bệnh mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ. Tiền đái tháo đường và đái tháo đường là cả hai rối loạn chuyển hóa có thể được quản lý bằng chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm thiểu hậu quả về sức khỏe.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một căn bệnh tiến triển âm thầm của các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm mạch tim, mạch não và động mạch cảnh. Các mạch máu bị bệnh có khả năng hình thành cục máu đông hoặc cục máu đông trôi đi khắp cơ thể, gây tắc mạch não dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tăng huyết áp cũng có thể góp phần gây vỡ các mạch máu có hình dạng bất thường, gây đột quỵ xuất huyết.
Cholesterol cao: cũng như tăng huyết áp và đái tháo đường, có thể làm tổn thương các động mạch của tim, động mạch cảnh và mạch não. Cholesterol có khuynh hướng tích tụ và gây dính trong mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bị kẹt trong mạch máu và làm gián đoạn việc cung cấp máu cho não.
Bệnh động mạch vành: Bệnh động mạch vành (CAD) là khi các mạch máu của tim bị tổn thương hẹp tắc. CAD dẫn đến các cơn đau tim và có thể dẫn đến thiếu nguồn cung cấp máu đột ngột cho não.
Nhịp tim bất thường: Một nhịp tim bất thường, hoặc rối loạn nhịp tim, có thể góp phần hình thành cục máu đông. Những cục máu đông có thể di chuyển đến não và bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Bệnh van tim: Có thể là bẩm sinh hoặc có thể phát triển sau này trong cuộc sống. Bệnh van tim cũng có thể gây ra những thay đổi lưu lượng máu khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có khả năng dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ. Bệnh động mạch cảnh: Mạch máu ở cổ là động mạch cảnh. Nếu động mạch cảnh hẹp hoặc tắc, có thể hình thành cục máu đông và di chuyển vào mạch máu não. Có một số thủ thuật can thiệp có thể sửa chữa các bất thường động mạch cảnh.
Khuyết tật tim bẩm sinh: Các khuyết tật tim phát hiện khi sinh có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm đột quỵ. Các khuyết tật về tim có thể bao gồm các mạch máu lạc chỗ, rò rỉ máu từ vùng này đến vùng khác, và các vấn đề giải phẫu khác. Hầu hết các khuyết tật tim có thể được phát hiện và sửa chữa một cách an toàn ở độ tuổi rất trẻ.
Video đang HOT
Rối loạn chảy máu: Rối loạn chảy máu là một nhóm các bệnh không có khả năng hình thành cục máu đông thích hợp. Điều này dẫn đến chảy máu quá mức và kéo dài trong bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm não, thường xuất hiện sau một chấn thương. Chảy máu cũng có thể xảy ra một cách tự nhiên.
Rối loạn đông máu: Khi đông máu là bất thường, nó có thể ảnh hưởng đến sự hình thành cục máu đông. Cục máu đông hình thành trong các mạch máu và trôi dạt đến não hoặc ở nơi khác trong cơ thể.
Bệnh tự miễn: Một số rối loạn tự miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách phát triển bệnh mạch máu hoặc hình thành cục máu đông, như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
Nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành cục máu đông, mất nước và suy tim. Mối liên hệ giữa nhiễm trùng và đột quỵ được cho là do sự gia tăng tình trạng viêm, có thể làm cho đột quỵ dễ xảy ra hơn.
Phình động mạch não: Phình động mạch não là một mạch máu não có hình dạng bất thường, thường xuất hiện từ lúc sinh. Phình động mạch não có thể vỡ do biến động huyết áp mạnh hoặc bệnh nặng. Nếu bị phình động mạch não, tùy thuộc vào vị trí của chứng phình động mạch và sức khỏe tổng thể của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp.
Béo phì là một trong nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ.
Béo phì: Béo phì đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ đột quỵ độc lập. Điều này có nghĩa là những người béo phì dễ bị đột quỵ hơn so với những người không béo phì có chỉ số huyết áp, cholesterol, đường huyết tương đương.
Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm tăng béo phì, cholesterol cao, tăng huyết áp và các bệnh tim làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Căng thẳng và biến đổi tâm trạng: Căng thẳng là cảm xúc có liên quan đáng kể nhất với tăng nguy cơ đột quỵ do ảnh hưởng đối với lưu lượng máu, huyết áp và kích thích tố trong cơ thể. Tuy nhiên, biến động tâm trạng, bao gồm trầm cảm và lo lắng, cũng liên quan đến đột quỵ.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu khắp cơ thể, trong đó có mạch não làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, thực tế đáng ngạc nhiên nhất là những thiệt hại phát sinh cho cơ thể thông qua việc hút thuốc dần dần đảo ngược nếu ngưng tiếp xúc với thuốc lá.
Tại sao ngày càng nhiều người bị đột quỵ?
Thông tin Nghệ sĩ Chí Tài bị đột quỵ và qua đời ở tuổi 62 đã khiến nhiều người bàng hoàng. Đáng chú ý những người trẻ gặp trường hợp như nam nghệ sĩ ngày càng nhiều lên trong những năm qua.
Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ, năm 2019, số lượng bệnh nhân trẻ đột quỵ tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây. Khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ có độ tuổi 18 - 50.
Do khởi phát đột ngột và ngắn thời gian cấp cứu, đột quỵ trở thành "sát nhân số một" đối với sức khỏe.
Hút thuốc và uống rượu thường xuyên
Carbon monoxide trong thuốc lá có thể khiến myosin co lại bất thường và thúc đẩy quá trình kết tập tiểu cầu, trong khi nicotine có thể thúc đẩy giải phóng adrenaline và gây co thắt mạch máu, tăng sức cản của dòng máu và gây xơ vữa động mạch.
Rượu bia có tác dụng kích thích thần kinh mạnh, dễ làm tăng nhịp tim và huyết áp, tăng gánh nặng cho tim, dễ gây vỡ mạch máu, đặc biệt bệnh nhân cao huyết áp và các bệnh tim mạch, mạch máu não có nguy cơ đột quỵ cao hơn rất nhiều sau khi uống rượu bia.
Bệnh nhân cao huyết áp và các bệnh tim mạch, mạch máu não khác rất dễ bị đột quỵ sau khi uống rượu (Ảnh minh họa)
Bệnh mãn tính
Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ cao nhất của đột quỵ, nó làm tăng áp lực mạch máu và làm tổn thương lòng mạch, các động mạch nhỏ bị co thắt lâu ngày sẽ gây biến dạng, thành mạch máu dần dày lên, hẹp lại và kém đàn hồi, trực tiếp đẩy nhanh quá trình hình thành xơ cứng động mạch. Một chút bất cẩn sẽ có nguy cơ bị vỡ mạch máu.
Bệnh nhân đái tháo đường bị rối loạn chuyển hóa hoặc có biểu hiện bất thường, ngoài ra đường huyết trong cơ thể cao lâu ngày sẽ làm tăng độ nhớt của máu và làm tổn thương mạch máu, máu chảy chậm sẽ thúc đẩy quá trình kết tập tiểu cầu, máu đông chảy qua não sẽ gây đột quỵ.
Ảnh minh họa.
Béo phì
Người béo phì có tỷ lệ mỡ trong máu cao, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh xơ cứng động mạch. Béo phì dễ bị tăng huyết áp, tiểu đường và các bệnh khác, cũng sẽ làm tăng tỷ lệ đột quỵ.
Áp lực quá mức
Khi cuộc sống phải chịu nhiều áp lực khác nhau, nếu không được giải tỏa áp lực kịp thời sẽ gây rối loạn nội tiết, các chất nội tiết tố sterol do cơ thể tiết ra sẽ làm co mạch bất thường, làm tăng huyết áp và thúc đẩy đột quỵ xảy ra.
Ảnh minh họa.
Thói quen sống không lành mạnh
Thức khuya thường xuyên hoặc làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình tiết hormone tuyến thượng thận và các hormone khác, làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim, tăng áp lực lên tim và mạch máu não gây đột quỵ.
Ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường và các thực phẩm không lành mạnh khác sẽ thúc đẩy sự hình thành xơ vữa động mạch. Ngoài ra, việc ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu, lưu lượng máu lên não giảm và tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em Không chỉ gặp ở người lớn, trẻ em vẫn có thể bị đột quỵ nếu mắc một số bệnh lý bẩm sinh. Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Các bác sĩ cho biết việc phòng...