Ích lợi tuyệt vời từ sữa chua
Ăn vài hũ sữa chua mỗi ngày có thể giúp ngừa bệnh cũng như bảo vệ làn da.
Giảm cân. Theo một nghiên cứu được đăng trên chuyên san International Journal of Obesity, bổ sung can xi từ sữa chua giúp cơ thể sử dụng hiệu quả nguồn chất béo dự trữ, từ đó có tác dụng loại bỏ lượng mỡ dư thừa.
Xương chắc khỏe. Một chén sữa chua cung cấp đủ can xi và vitamin D, hai dưỡng chất cần thiết cho xương khỏe mạnh. Can xi có trong sữa chua còn giúp duy trì mật độ xương trong thời gian dài. Vì vậy, ăn sữa chua ngừa các bệnh về xương như loãng xương.
Dễ tiêu hóa. Những người không dung nạp lactose do dị ứng có thể ăn sữa chua vì nó dễ tiêu hóa hơn sữa.
Chứa lợi khuẩn. Nguồn lợi khuẩn probiotic trong sữa chua giúp loại bỏ mọi vi sinh vật gây hại đường ruột hoặc hệ tiêu hóa. Các probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm các bệnh về đường ruột như không dung nạp lactose, táo bón, tiêu chảy, ung thư ruột kết…
Video đang HOT
Hạ huyết áp. Sữa chua không chỉ giàu can xi mà còn chứa nhiều kali giúp giảm huyết áp nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao.
Tốt cho da. Muốn da sạch, hãy ăn sữa chua. Các a xít lactic trong sữa chua hoạt động như chất tẩy da chết. Hoặc bạn có thể đắp mặt nạ bằng sữa chua để có làn da mịn màng.
Giàu vitamin. Một khẩu phần sữa chua có thể cung cấp các dưỡng chất khác nhau như kali, phốt pho, vitamin B5, chất kẽm, i ốt và riboflavin. Sữa chua còn giàu vitamin B12, cần thiết để duy trì hồng cầu và giữ các chức năng hệ thần kinh hoạt động đúng.
Tăng khả năng miễn dịch. Ăn sữa chua mỗi ngày có thể sản sinh lượng interferon tăng khả năng miễn dịch. Các lợi khuẩn probiotic kích thích sản sinh bạch cầu trong dòng máu chống bệnh truyền nhiễm.
Ngừa bệnh nấm tái phát. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn sữa chua làm giảm lượng nấm men “định cư” trong vùng kín cơ thể, làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm ở vùng kín.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Bảo vệ đường ruột
Hệ tiêu hóa trục trặc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như đau đầu, đau lưng, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy...
Ảnh: Shutterstock
Nhai kỹ thức ăn: Một khi bạn nhai kỹ, nó sẽ giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa.
Ăn thực phẩm lên men: Chẳng hạn dưa chua, kim chi... chứa vi khuẩn tốt, giúp thiết lập hệ thực vật đường ruột tự nhiên.
Bảo vệ gan: Bạn có thể cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách hỗ trợ gan làm việc hiệu quả. Ngoài việc kiêng rượu vì hàm lượng chất cồn cao gây hại hệ tiêu hóa, cố gắng ăn thực phẩm tốt cho gan như cà rốt, củ dền, rau xanh cũng như nước trái cây tươi.
Uống nước: Nước dừa, nước ép trái cây có thể giúp bạn làm dịu cơn khát. Các loại nước uống thảo mộc, trà xanh là thức uống bù nước tốt. Ngoài ra, bạc hà, gừng, thì là và cỏ cà ri cũng được biết có đặc tính hỗ trợ tiêu hóa.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng không chỉ tàn phá tâm trí mà còn có thể gây rối loạn tiêu hóa. Có rất nhiều cách giúp giảm căng thẳng như đọc sách, làm vườn, nghe nhạc, tập thể dục..., miễn là làm những điều bạn thích.
Chọn thực phẩm giàu glutamine: Glutamine là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng, giúp hỗ trợ việc phục hồi và tái sinh niêm mạc ruột trong cơ thể và giúp giảm viêm. Bạn có thể tìm thấy glutamine trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các chế phẩm từ sữa, củ dền, đậu, cải bó xôi, ngò tây và nước ép rau củ tươi.
Bổ sung lợi khuẩn: Probiotic là những vi khuẩn tốt đã được chứng minh cải thiện sức khỏe đường ruột, thường có sẵn trong sữa chua.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Trứng và sức khỏe Trung bình một quả trứng gà chứa hơn 10 loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, folate, phốt pho, selen, can xi, kẽm; một loạt các vitamin B bao gồm B5, B12, B6 cũng như vitamin D, E, và K, nhưng chỉ có 77 calo. Ngoài ra, trứng còn có một vài chất dinh dưỡng vi lượng khác như a xít...