IBM muốn Mỹ ’siết chặt’ công nghệ nhận dạng khuôn mặt
IBM cho rằng các hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể bị lợi dụng để vi phạm nhân quyền, nếu chúng được xuất khẩu đến những nhà nước cực đoan.
Logo IBM tại sự kiện Mobile World Congress ở Tây Ban Nha vào năm 2019
Theo Reuters, IBM tuyên bố Bộ Thương mại Mỹ nên đưa ra các giới hạn xuất khẩu đối với “loại hệ thống nhận dạng khuôn mặt có nhiều khả năng bị sử dụng trong các hệ thống giám sát hàng loạt, phân biệt chủng tộc hoặc các hành vi vi phạm nhân quyền khác”.
Trong tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ đã hỏi ý kiến công chúng về việc nên hay không nên áp dụng yêu cầu giấy phép mới lên những phần mềm nhận dạng khuôn mặt và hệ thống sinh trắc học được sử dụng trong hoạt động giám sát. Hạn chót nhận ý kiến là vào ngày 15.9.
Video đang HOT
IBM nói với Reuters rằng chính phủ Mỹ cần tập trung vào “một đến nhiều” hệ thống có khả năng được áp dụng để tìm ra đối tượng chống đối từ một đám đông hoặc để triển khai trong giám sát hàng loạt, thay vì chỉ phụ thuộc vào những hệ thống “nhận dạng khuôn mặt” cho phép người dùng mở khóa iPhone hoặc xuất trình vé lên máy bay.
IBM cũng khuyên Bộ Thương mại Mỹ kiểm soát “việc xuất khẩu các camera độ phân giải cao được dùng để thu thập dữ liệu; cùng các thuật toán phần mềm dùng trong phân tích và đối sánh dữ liệu đó với cơ sở dữ liệu hình ảnh” và lập luận rằng họ nên “hạn chế khả năng sở hữu của chính phủ nước ngoài đối với những bộ phận điện toán quy mô lớn, vốn cần thiết để triển khai một hệ thống nhận dạng khuôn mặt tích hợp”.
IBM tin rằng Bộ Thương mại Mỹ cũng nên hạn chế quyền truy cập vào những cơ sở dữ liệu hình ảnh trực tuyến vì chúng có thể được sử dụng để đào tạo các hệ thống nhận dạng khuôn mặt.
3 tháng trước, IBM thông báo đến Quốc hội Mỹ họ ngừng cung cấp phần mềm nhận dạng khuôn mặt, phản đối mọi quyết định sử dụng công nghệ tương tự như vậy cho mục đích giám sát hàng loạt lẫn phân biệt chủng tộc. Công ty cũng kêu gọi việc ra quy định liên bang mới để buộc cảnh sát phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với những hành vi sai trái.
Trung Quốc tăng cường nội địa hóa công nghệ
Nhiều tập đoàn công nghệ Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD phát triển hệ sinh thái công nghệ nội địa, nhằm thay thế giải pháp từ Microsoft, Oracle, IBM của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây liên tục siết chặt kiểm soát công nghệ với tập đoàn viễn thông Huawei, đồng thời phê duyệt những sắc lệnh nhằm vào ứng dụng TikTok và WeChat. Chính phủ Mỹ cũng đang thực thi sáng kiến "Mạng lưới sạch" nhằm loại bỏ những công ty công nghệ Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.
"Áp lực của Mỹ khiến doanh nghiệp Trung Quốc hướng vào thị trường nội địa. Họ sẽ đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu phát triển cho những ngành công nghiệp thiết yếu như bán dẫn", Jie Lu, Giám đốc mảng nghiên cứu Trung Quốc của công ty Robeco, nhận xét.
Bên trong nhà máy của tập đoàn sản xuất bán dẫn SMIC của Trung Quốc.
Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã nhanh chóng thành lập nhiều liên minh công nghiệp để thúc đẩy sử dụng chip xử lý Kunpeng do Huawei phát triển. Công ty con Wuchang của China Unicom tuần trước đã ký thỏa thuận với Huanghe Technology, doanh nghiệp chế tạo máy tính cá nhân và máy chủ dùng công nghệ Kunpeng. Nhà phân phối Digital China hồi tháng 5 cũng thông báo đang xây dựng nhà máy chế tạo máy tính sử dụng chip Kunpeng. China Telecom cũng tuyên bố mua 56.314 máy chủ vào năm 2020, trong đó 20% sẽ sử dụng chip Kunpeng và Hygon Dhyana, vốn được coi là đối thủ của Intel và AMD.
Đây được coi là những động thái thúc đẩy nội địa hóa ngành công nghiệp của Bắc Kinh. "Trung Quốc cần đẩy mạnh những giải pháp thay thế trong nước nhằm tránh bị bóp nghẹt trong chiến tranh thương mại, ngay cả khi nền tảng công nghệ vẫn thua xa thế giới", Zhang Chi, Chủ tịch hãng đầu tư Xin Ding Captial, nói trong một hội thảo hồi tháng trước.
95% máy chủ tại Trung Quốc vẫn dùng CPU do Intel sản xuất. "Thảm họa sẽ xảy ra nếu Trump cấm Intel bán CPU cho Trung Quốc", Zhang nói và tỏ ý hy vọng các cơ quan chính phủ nước này sẽ thay thế toàn bộ máy tính dùng chip của Mỹ trong vòng 5 năm tới.
National Software & Service, doanh nghiệp cạnh tranh với Windows, IBM và Oracle, dự báo doanh thu năm nay sẽ tăng 70%, đạt mức 1,45 tỷ USD. Beijing Kingsoft Office Software cũng thông báo lợi nhuận tăng 143% trong nửa đầu năm 2020, khẳng định nhu cầu bảo mật thông tin đang mang lại nhiều doanh thu cho họ.
Dù vậy, Bruab Bandsma, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của công ty Vontobel Asset Management có trụ sở tại Mỹ, cảnh báo cơ hội từ nhu cầu thay thế sản phẩm công nghệ sẽ có giới hạn, do các giải pháp cạnh tranh của Trung Quốc kém nước ngoài và tốc độ chuyển đổi chậm hơn kỳ vọng.
"Những công ty như Microsoft đã hiện diện hàng chục năm nay, sở hữu các phần mềm cực kỳ phức tạp và được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Vị trí của họ không phải tự nhiên mà có. Trung Quốc đang quá lạc quan về những gì công ty trong nước có thể làm trong nỗ lực nội địa hóa", Bandsma nói.
AI sẽ nhận diện được khuôn mặt đeo khẩu trang Công nghệ nhận diện sẽ chỉ cần phân tích một phần khuôn mặt để xác định danh tính. Trước khi đại dịch bùng phát toàn cầu, hệ thống nhận diện khuôn mặt hoạt động bằng cách đối chiếu khoảng cách giữa các đặc điểm trên khuôn mặt của hình ảnh gốc và ảnh mục tiêu cần nhận diện. Tuy nhiên, khi con người...