Hy vọng vaccine Covid-19 Đức sau thử nghiệm trên người
Vaccine Covid-19 được phát triển bởi công ty BioNTech, Đức và hãng dược Pfizer của Mỹ cho thấy tiềm năng, có thể dung nạp tốt sau giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng.
BioNTech cho biết, kết quả thử nghiệm hai liều vaccine BNT162b1 trên 24 tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy sau 28 ngày họ đã phát triển kháng thể Covid-19 cao hơn so với những người bị nhiễm bệnh. Hai liều được tiêm cách nhau 3 tuần.
Với những người được dùng nhiều hơn hai liều, có 3 trong số 4 người biểu hiện sốt ngắn.
BNT162b1 là một trong số 17 loại vaccine đang được thử nghiệm trên người trong cuộc đua toàn cầu tìm kiếm vaccine Covid-19. Đây cũng là một trong 4 loại vaccine cho kết quả khả quan sau giai đoạn thử nghiệm trên người. Ba loại còn lại là vaccine của công ty dược phẩm Moderna, CanSino Biologics và Inovio.
Video đang HOT
“Kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu cho thấy hoạt động miễn dịch của vaccine và các phản ứng miễn dịch này khá mạnh mẽ”, ông Ugur Sahin, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của BioNTech nói.
Các thử nghiệm vaccine ở người giai đoạn đầu được thiết kế để đo nồng độ kháng thể và các dấu hiệu miễn dịch khác trong máu như là một chỉ số về sự sẵn sàng của cơ thể để đáp ứng miễn dịch, chống lại virus gây bệnh.
Ông cho biết các thử nghiệm ở quy mô lớn hơn đang được chuẩn bị để cho thấy liệu vaccine này có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm nCoV hay không.
Hiện vẫn chưa có loại vaccine Covid-19 nào được cấp phép lưu hành ra thị trường. Các hãng dược phẩm vẫn đang trong cuộc đua triển khai các thử nghiệm lớn hơn để xem kết quả miễn dịch và khả năng chống lại nCoV của các tình nguyện viên trong thời gian dài.
BioNTech và Pfizer sẽ chọn ra bốn loại vaccine tiềm năng nhất của họ để thực hiện thử nghiệm trên 30.000 tình nguyện viên khỏe mạnh. Nếu được “bật đèn xanh” thử nghiệm có thể bắt đầu ở Mỹ và châu Âu vào cuối tháng 7.
Sau đó, nếu được cấp phép, họ sẽ tiến tới sản xuất 100 triệu liều vào cuối năm 2020 và 1,2 tỷ liều khác vào cuối năm 2021 tại các nhà máy ở Đức và Mỹ.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu ba loại vaccine tiềm năng khác của BioNTech vẫn chưa được công bố.
Thủ tướng Đức kêu gọi 27 nước EU đoàn kết, chung tiếng nói dứt khoát với Trung Quốc
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Liên minh châu Âu (EU) phải có cùng tiếng nói trong các vấn đề với Trung Quốc, nếu muốn đạt được những thỏa thuận tham vọng nhằm bảo đảm lợi ích của liên minh này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nước thành viên nên "có cùng tiếng nói" trong các vấn đề với Trung Quốc (Ảnh: Getty)
"Trung Quốc vừa là đối thủ kinh tế, nhưng cũng đồng thời là đối tác chiến lược của chúng ta," bà Merkel phát biểu trước Thượng viện Đức (Bundesrat) hôm 3.7, "Để có quan hệ thành công với Trung Quốc và đại diện cho lợi ích của châu Âu một cách hiệu quả, chúng ta phải tuyên bố dứt khoát với cùng tiếng nói."
Nhà lãnh đạo Đức cũng kêu gọi tất cả quốc gia thành viên EU nỗ lực bảo đảm thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc, thứ mà bà Merkel đã liên tục thúc đẩy trong vài năm qua. "Chỉ khi đồng lòng, 27 quốc gia thành viên EU mới có đủ trọng lượng để đạt được những thỏa thuận đầy tham vọng với Trung Quốc", bà Merkel nói.
Thủ tướng Đức cũng cho biết thêm: "Dựa trên cuộc đối thoại cởi mở, chúng ta sẽ cùng thảo luận về luật pháp, nhân quyền và tương lai của Hong Kong, nơi chúng tôi quan ngại rằng nguyên tắc quan trọng 'một quốc gia, hai chế độ' đang bị xói mòn."
EU hiện đang phải đối mặt với nhiều áp lực vì đã đặt lợi ích kinh tế lớn hơn vấn đề nhân quyền tại Đặc khu Hành chính Hong Kong, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới tại đây vào đầu tuần này. Các quốc gia phương Tây cho rằng đạo luật đe dọa các quyền tự do mà Hong Kong được hưởng từ khi đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
Trong cuộc họp báo hôm 3.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng "luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong sẽ bảo đảm một thiết chế mạnh mẽ hơn cho việc thực hiện ổn định và bền vững nguyên tắc 'một quốc gia, hai chế độ'."
"Trung Quốc sẽ giúp đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh vượng lâu dài tại Hong Kong, và bảo vệ các quyền và tự do hợp pháp của cư dân, cùng những quyền và lợi ích của các nhà đầu tư tại đây," ông Triệu Lập Kiên tuyên bố.
Merkel lo quyền tự trị của Hong Kong bị xói mòn Thủ tướng Đức Merkel quan ngại nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" mà Hong Kong được hưởng "bị xói mòn" sau khi Trung Quốc áp luật an ninh mới. "Dựa trên cuộc đối thoại cởi mở, chúng tôi thảo luận về luật pháp, nhân quyền và tương lai của Hong Kong, nơi chúng tôi quan ngại rằng nguyên tắc quan trọng...