Huyền thoại trực thăng CH-47 Mỹ sao chép Yak-24 Nga?
Có thể thiết kế trực thăng vận tải Yak 24 Nga tạo cảm hứng cho các nhà phát triển trực thăng CH-47 Chinook rất thành công của Mỹ.
Trực thăng vận tải Yak-24 được Cục thiết kế Yakovlev phát triển theo yêu cầu của Quân đội Liên Xô ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, trong cuộc đua phát triển loại phương tiện bay đặc biệt này với Mỹ trong những năm 1950.
Được biết, trong quá trình phát triển, Yak-24 và một mẫu trực thăng vận tải cỡ lớn khác do Mil thiết kế đều được giới tướng lĩnh Liên Xô đánh giá cao. Cuối cùng, Yak-24 đã được chọn nhờ khả năng vận tải tốt hơn khi có thể mang theo tối đa tới 24 hành khách, trong khi đó mẫu trực thăng của Mil chỉ có 12 hành khách.
Tuy nhiên, khả năng của Yak-24 còn mạnh hơn cả thông số kĩ thuật ban đầu khi có thể mang theo tới 40 binh sĩ cùng phi hành đoàn gồm 4 người, bên cạnh đó nó còn có khả năng mang theo 3.5 tấn hàng hóa hoặc trang thiết bị quân sự.
Sức mạnh của Yak-24 nằm ở việc nó được trang bị hai động cơ Shvetsov ASh-82 có công suất 1.700 mã lực với cánh quạt nâng 4 lá bố trí trước – sau, với trọng lượng cất cánh tối đa là 15,8 tấn và có thể di chuyển với vận tốc lên tới 175km/h.
Nếu so sánh với các thông số kỹ thuật của các dòng trực thăng vận tải hai cánh quạt khác cùng thời của Mỹ, Yak-24 thật sự không quá nổi bật về khả năng vận tải lẫn khả năng cơ động. Chính lý do này đã khiến nó nhanh chóng thất bại ngay sau khi được đưa vào trang bị.
Bên cạnh đó thiết kế của Yak-24 có quá nhiều vấn đề, đầu tiên về thiết kế buồng lái không đủ khả năng bảo vệ phi hành đoàn trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Trong khi đó thiết kế cửa ra vào trên trực thăng cũng khá bất hợp lý không thuận tiện việc triển khai nhanh binh sĩ.
Sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm các nguyên mẫu Yak-24 ban đầu vào năm 1955, đến năm 1958 Yakovlev cho ra mắt biến thể cải tiến Yak-24U với nhiều thay đổi tốt hơn phiên bản trước đó nhưng điều này cũng không giúp ích gì nhiều cho Yak-24.
Video đang HOT
Cận cảnh phần đuôi của một chiếc Yak-24 được trưng bày tại Bảo tàng không quân Nga ở Monino.
Một điểm trừ nữa của Yak-24 là việc hệ thống bánh đáp của nó được thiết kế khá tệ khi đều được bố trí chìa ra ngoài phần thân máy bay.
Được biết một chiếc Yak-24 có thể mang theo 2 xe jeep GAZ-69 hoặc pháo chống tăng cỡ nhỏ, các phương tiện này được Yak-24 triển khai thông qua cửa độ bộ phía sau đuôi máy bay.
Ngoài hai cửa ra vào dành cho phi công, Bên thân trái của Yak-24 còn được trang bị một cửa ra vào khác có thiết kế khá khiêm tốn và không phù hợp với một mẫu trực thăng quân sự đổ bộ đường không.
Do hạn chế về mặt thiết kế nên Yak-24 chỉ được sản xuất từ 40 đến 100 chiếc với nhiều biến thể khác nhau, trong đó có cả biến thể dân sự với phần thân ngắn hơn có thể chở tối đa 39 hành khách.
Tầm hoạt động hiệu quả của Yak-24 khá hạn chế chỉ khoảng 265km với trần bay tối đa là 2.700m, điều này khiến nó trở nên không an toàn khi phải đối đầu với lực lượng phòng không đối phương.
Thời gian hoạt động của Yak-24 khá ngăn ngủi từ năm 1955 cho đến cuối những năm 1960, khi nó vướng phải hàng loạt lỗi kỹ thuật trong quá trình hoạt động. Sau đó Quân đội Liên Xô đã thay thế trực thăng Yak-24 bằng một mẫu máy bay trực thăng vận tải hạng nặng khác hiệu quả hơn là Mil Mi-6.
Hiện một trong những nguyên mẫu Yak-24 cuối cùng của Nga được trưng bày tại Bảo tàng không quân Nga nơi lưu giữ hàng trăm mẫu máy bay quân sự thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô và Nga sau này.
Kể từ đó tới nay, Liên Xô không bao giờ phát triển trực thăng có cơ cấu cánh quạt không đồng trục. Trong khi đó Mỹ theo đuổi loại máy bay trực thăng kiểu này và cho ra đời CH-47 Chinook cực kỳ thành công.
Theo_Kiến Thức
Chiến đấu cơ MiG-21 tham dự triển lãm hàng không
Có lẽ đã rất lâu rồi những chiến đấu cơ MiG-21 huyền thoại mới có dịp tái xuất tại một cuộc triển lãm hàng không quốc tế.
Trang mạng Aviationist mới đây đăng tải loạt ảnh tại triển lãm hàng không Radom do Ba Lan tổ chức với sự tham gia hạn chế của một số nước châu Âu.
Vì Ba Lan là quốc gia sử dụng khá nhiều trang bị vũ khí thời Liên Xô nên không có gì lạ khi xuất hiện nhiều loại máy bay chiến đấu nổi danh thời Xô Viết. Trong ảnh là biên đội máy bay cường kích Su-22 nâng cấp của Không quân Ba Lan bay biểu diễn tại Radom Airshow.
Trực thăng tấn công Mi-24 xả khói màu trong màn bay biễu diễn.
Đặc biệt nhất là triển lãm hàng không Radom năm nay đón chào vị khách "lão làng" tiêm kích thế giới - chiến đấu cơ MiG-21 huyền thoại. Đây là chiếc MiG-21 LanceR nâng cấp của Romania đưa tới dự Radom.
Đây có lẽ là xuất hiện hiếm hoi của chiến đấu cơ MiG-21 huyền thoại tại một cuộc triển lãm hàng không máy bay hiện đại.
Các máy bay MiG-21 LanceR của Không quân Romania được Israel nâng cấp đáng kể hệ thống radar điều khiển hỏa lực đem lại khả năng mang nhiều loại vũ khí hàng không tối tân hơn.
Trong ảnh là chiếc tiêm kích MiG-29A - "hậu duệ" MiG-21 trong biên chế Không quân Ba Lan.
Đương nhiên, triển lãm cũng có sự xuất hiện dàn máy bay hiện đại thế giới phương Tây với đủ sắc màu.
Điển hình là những chiếc F-16 của Hy Lạp...
...của Bỉ được sơn màu sắc bên ngoài tuyệt đẹp.
Tiêm kích đa năng Rafale của Pháp với "tấm da hổ".
Tiêm kích đa năng Typhoon.
Máy bay săn ngầm P-3 Orion của Đức.
Theo_Kiến Thức
Huyền thoại về kho báu của Đức Quốc xã Khi không tìm thấy các kho báu của Đức Quốc xã ở Châu Âu, những người săn lùng đã dày công lặn lội sang tận Argentina. Khi không tìm thấy các kho báu của Đức Quốc xã ở Châu Âu, những người săn lùng đã dày công lặn lội sang tận Argentina. Những người săn lùng kho báu của Đức Quốc xã quả...