Huy động nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học
Cử tri tỉnh Hà Nam đề nghị Nhà nước có chính sách quan tâm hỗ trợ, đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho các nhà trường.
Ảnh minh họa/INT
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Để hỗ trợ các địa phương khó khăn trong việc tăng cường cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tại các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2017 – 2025… Các chương trình, đề án có nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương khó khăn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm để tỉnh này huy động nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học.
Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 1428/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 7/4/2017 đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung về ưu tiên ngân sách địa phương, tăng cường huy động nguồn lực xã hội cụ thể như:
Video đang HOT
Dành ngân sách thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020), chương trình mục tiêu của ngành giáo dục (Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 – 2015, lộ trình đến năm 2020, Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020) và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt.
Khuyến khích, huy động các nguồn lực, nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức (góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng…) để góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.
Chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục xây dựng các chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư cho giáo dục nhất là vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và đối tượng chính sách trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường, lớp học và yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và phân bổ, bố trí kinh phí cho địa phương đặc biệt khó khăn.
Ninh Bình hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình, đến thời điểm này, công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021 của tỉnh đã hoàn thành đúng thời gian quy định.
Theo đó, ba bộ sách được phần lớn các trường Tiểu học tại địa phương ưu tiên lựa chọn gồm: bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các trường Tiểu học Ninh Bình đã hoàn thành việc lựa chọn sách tiếng Anh lớp 1 với phần lớn các trường lựa chọn sách Tiếng Anh 1 (I-Iearn Smart Start) do Nguyễn Thị Ngọc Quyên chủ biên (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh).
Tại Trường Tiểu học Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, ngay khi nhận được hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình về các tiêu chí chọn sách giáo khoa lớp 1, nhà trường đã thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa gồm các tổ chuyên môn, các thầy, cô giáo để nghiên cứu, đánh giá, tiến hành bỏ phiếu lựa chọn các môn học của bộ sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Tiêu chí lựa chọn là đảm bảo đạt hiệu quả, thiết thực nhất đối với học sinh địa phương, đồng thời giúp đảm bảo công tác dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất. Kết quả, nhà trường đã lựa chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để áp dụng dạy học cho học sinh trong năm học tới.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Mỹ Phạm Thị Thúy Hòa cho biết, chương trình sách giáo khoa mới cần áp dụng học liệu điện tử. Tuy nhiên, đến nay, nhà trường vẫn chưa nhận được thông báo hay hướng dẫn các trường về việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Hiện, nhà trường mới chỉ có một phòng học lớp 1 có ti vi màn hình lớn nên nếu áp dụng chương trình mới sẽ rất khó cho giáo viên, học sinh trong việc dạy và học. Vì thế, bà Hòa mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh sớm có hướng dẫn, thông báo để việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đạt hiệu quả cao.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình, hiện toàn tỉnh Ninh Bình có 148 trường Tiểu học và trên 800 giáo viên dạy lớp 1. Để công tác dạy và học chương trình sách giáo khoa mới đạt hiệu quả cao, Sở đã mời các tác giả của các bộ sách về địa phương để tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên lớp 1 về nội dung của sách giáo khoa, giúp các trường và giáo viên sẵn sàng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo đủ lượng sách, Sở đã tổng hợp và liên hệ với đơn vị xuất bản để in ấn, cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời trước năm học mới.
Ông Đỗ Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình cho biết, chương trình giáo dục phổ thông mới được các nhà trường và thầy cô giáo địa phương hào hứng thực hiện. Bên cạnh đó, với việc lựa chọn sách giáo khoa, UBND tỉnh Ninh Bình đã đưa ra các tiêu chí cụ thể để hướng dẫn các nhà trường, thầy cô giáo dễ dàng chọn lựa các bộ sách như: nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của Ninh Bình; đồng thời phù hợp với đối tượng học sinh theo từng huyện, thành phố, với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tại cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các tiêu chí: hình ảnh, chữ viết phải hài hòa; các logo, biểu tượng hướng dẫn các hoạt động học phải rõ ràng, dễ hiểu; nội dung sách tạo điều kiện để cha mẹ học sinh có thể tham khảo, hỗ trợ học sinh tự học tại nhà. Sách phải có giá bán hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Ngành Giáo dục địa phương cụ thể hóa các tiêu chí này bằng điểm số và hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo đúng quy trình và hiệu quả.
Tuy vậy, đây là lần đầu tiên việc chọn sách giáo khoa được thực hiện nên các trường học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn có những bỡ ngỡ ban đầu. Bên cạnh đó, thời điểm lựa chọn sách giáo khoa đúng vào thời điểm giãn cách xã hội do dịch COVID-19 nên đã ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa. Vượt qua những khó khăn đó, đến nay, 100% các trường Tiểu học tại địa phương đã lựa chọn được những bộ sách phù hợp để áp dụng dạy và học trong năm học tới.
Thời gian tới, nhằm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà xuất bản phải đảm bảo đúng thời gian, tiến độ cùng chủng loại sách giáo khoa để phục vụ năm học mới và tăng cường công tác tập huấn cho nhà trường, thầy cô giáo và ngành Giáo dục địa phương để đảm bảo chất lượng phục vụ cho việc triển khai chương trình ngay trong năm học tới. Sở đã kiến nghị tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các huyện, thành phố tích cực tu sửa cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học trong nhà trường để công tác dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.
Trường Tiểu học Nguyệt Đức: Điểm sáng chất lượng giáo dục toàn diện Với 17 năm học liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; kỷ cương, nề nếp trong nhà trường được tăng cường; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đây là thành tích giáo dục tự hào mà các thế hệ thầy và trò trường...