HUTECH trở thành đối tác đào tạo đầu tiên của Fortinet tại Việt Nam
Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) và Fortinet (công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp an ninh mạng) vừa ký biên bản ghi nhớ nhằm cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ của trường các khóa đào tạo đầu ngành về an ninh mạng, đồng thời cung cấp chứng chỉ đào tạo sau khi sinh viên tốt nghiệp khóa học.
Trên cơ sở hợp tác quan trọng này sinh viên HUTECH sẽ được đào tạo trang bị các kỹ năng an ninh mạng cần thiết theo yêu cầu từ chương trình giảng dạy của Fortinet, giúp họ có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành thế hệ chuyên gia an toàn thông tin kế tiếp bảo vệ mục tiêu chuyển đổi số an toàn của Việt Nam.
Hợp tác đào tạo giữa HUTECH và Fortinet
Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương – Phó Hiệu trưởng HUTECH chia sẻ – HUTECH luôn chú trọng tăng cường kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, mang đến cho sinh viên cơ hội việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, việc trường liên kết, hợp tác với các tập đoàn, học viện công nghệ để đào tạo và cung cấp chứng chỉ quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt cũng như phát triển khả năng thích ứng và hội nhập cho sinh viên HUTECH.
Với thỏa thuận này HUTECH trở thành đối tác đào tạo được ủy quyền đầu tiên của Fortinet tại Việt Nam tham gia Chương trình Đối tác đào tạo – một chương trình hợp tác của Fortinet với các tổ chức học thuật trên toàn thế giới trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức an toàn thông tin trên giảng đường và thực tế yêu cầu của nghề trong cuộc sống.
Ước tính sẽ có khoảng 100 sinh viên của trường được hưởng lợi từ chương trình này trong năm hợp tác đầu tiên. Những sinh viên này sẽ bắt đầu chương trình ở cấp độ NSE 4 và có cơ hội khám phá các lộ trình đào tạo cao hơn khi chương trình tiếp tục được phát triển theo thời gian.
Video đang HOT
Ước tính sẽ có khoảng 100 sinh viên của trường được hưởng lợi từ chương trình này trong năm hợp tác đầu tiên
Ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam, cho biết: “Đào tạo về an ninh mạng hiện đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết bởi khoảng cách về kỹ năng đang trở thành một vấn đề lớn đối với nhiều tổ chức tại Việt Nam. Fortinet cam kết phát triển lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành an toàn thông tin, bởi vậy, chúng tôi lựa chọn HUTECH là đối tác đầu tiên tại Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng ưu tú trong nước.”
Việc giới thiệu đối tác đào tạo đầu tiên tại Việt Nam là minh chứng mạnh mẽ cho cam kết toàn cầu của Fortinet trong giải quyết khoảng cách về kỹ năng mạng thông qua đào tạo và giáo dục. Fortinet đã cam kết đào tạo 1 triệu người trên toàn thế giới, bất kể tuổi tác, xuất thân hay kinh nghiệm sống, để giúp thu hẹp khoảng cách về kỹ năng an ninh mạng trên toàn cầu trong 5 năm tới thông qua chương trình đào tạo nâng cao (Training Advancement Agenda – TAA).
Sinh viên HUTECH khám phá bí quyết thành công với ngành Marketing của CEO DigiPencil MVV Nguyễn Tiến Huy
Ngày 07/10 vừa qua, sinh viên yêu thích ngành Marketing của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã có dịp học hỏi 'bí kíp' thành công từ CEO DigiPencil MVV Nguyễn Tiến Huy - một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Digital Marketing - qua talkshow trực tuyến 'How to become a true marketer' do trường tổ chức.
Cùng với CEO Nguyễn Tiến Huy, buổi trò chuyện còn có sự đồng hành của CEO IMGROUP Nguyễn Minh Đức. Talkshow là một phần trong chuỗi sự kiện khám phá và định hướng nghề nghiệp định kỳ hàng tuần dành cho sinh viên nhóm ngành Marketing, Kinh doanh - Quản lý tại HUTECH.
Talkshow khám phá nghề nghiệp trực tuyến - 'giảng đường ngoại khóa' thú vị của sinh viên HUTECH
'Ngành Marketing là nghệ thuật thấu hiểu người khác'
Trò chuyện với sinh viên HUTECH, anh Nguyễn Tiến Huy cho biết, Marketing nghĩa là tạo ra thị trường, tức là làm cho một nhóm người muốn mua cái gì đó. Và để tạo được nhu cầu đó, người làm Marketing cần học hỏi mỗi ngày, phân tích tập khách hàng thường xuyên, kịp thời nắm bắt được những thay đổi của thị trường. ' Ngành Marketing là nghệ thuật thấu hiểu người khác ', CEO của DigiPencil MVV - doanh nghiệp từng được Báo cáo Về nền kinh tế số của Diễn đàn APEC 2017 ghi nhận là một trong những công ty tiêu biểu của Việt Nam - khẳng định.
CEO Nguyễn Tiến Huy giao lưu trực tuyến cùng sinh viên HUTECH về 'bí kíp' trở thành Marketer
Trước sức hút của ngành Marketing, vấn đề tố chất để thành công hay chuyện 'lấn sân', làm trái ngành cũng được nhiều sinh viên quan tâm. CEO Nguyễn Tiến Huy cho rằng người làm Marketing không nhất thiết phải hướng ngoại, chỉ quan trọng ở khả năng giao tiếp, tạo được mối quan hệ với nhà phân phối, khách hàng,... Ngành Marketing khác với truyền thông hay chạy quảng cáo, mà khác biệt lớn nhất nằm ở sự am hiểu về kênh bán hàng, khách hàng và sản phẩm. Trường đại học là nơi cung cấp kiến thức, nhưng sinh viên là người hoạch định tương lai. Hẳn nhiên, sinh viên Marketing được đào tạo bài bản có lợi thế nền tảng vững chắc, nhưng để thành công thì vai trò chủ động thuộc về chính các bạn.
Hiểu ngành Marketing là yêu cầu đầu tiên để thành công với lĩnh vực Marketing
'Đọc - tập - thử - làm': Lộ trình 7 năm để thành công với ngành Marketing
Chia sẻ về con đường làm nghề, CEO Nguyễn Tiến Huy 'bật mí' đó là một lộ trình 7 năm với các bước rõ ràng, từ đọc sách, tập viết, thực tập đến thử kinh doanh, thử làm agency, thử làm nhiều đầu việc và cuối cùng là tự đi hướng đi của mình. Riêng với sinh viên, 4 năm đầu tiên trùng với 4 năm đại học, do đó các bạn cần tận dụng thời gian để đọc sách và tích lũy hiểu biết, tập viết để trau dồi khả năng phản biện, chủ động tìm nơi thực tập để quan sát được môi trường thực tế và 'dấn thân' kinh doanh để hiểu được khả năng của chính mình.
Sinh viên HUTECH được khuyến khích thử sức kinh doanh, khởi nghiệp... với các sân chơi chuyên nghiệp ngay tại trường
Trong khi đó, với CEO Nguyễn Minh Đức, sinh viên HUTECH đã học hỏi nhiều kinh nghiệm bổ ích để đối diện với những vấn đề khi 'thực chiến'. Chẳng hạn, về khả năng sáng tạo nội dung (content) cho các kênh bán hàng, diễn giả 'bật mí' muốn sáng tạo content thì trước hết phải đọc nhiều content cũng như sách về content, tham gia các talkshow của các chuyên gia riêng trong lĩnh vực này, thường xuyên luyện viết để mài sắc câu chữ của bản thân. Hoặc chia sẻ về cách phát triển các kênh bán hàng để tiếp cận khách hàng, cách quy tụ khách hàng về một kênh sở hữu hoàn toàn hay về các công cụ automation marketing cũng được sinh viên hào hứng học hỏi, khi ngày càng có nhiều bạn chọn thử sức với việc kinh doanh trực tuyến như một 'nghề tay trái'.
CEO Nguyễn Minh Đức mang đến nhiều bí quyết để tự tin khi 'thực chiến' với Marketing
Cầu nối từ doanh nghiệp cho những vấn đề thực tế
Với những ngành học được xem là 'hot trend', dễ dàng tiếp cận qua các mạng xã hội nhưng thông tin khó có thể thẩm định được hết như Marketing, việc trực tiếp gặp gỡ cùng chuyên gia cũng là cơ hội để sinh viên hiểu sâu hơn về ngành. A.N. (sinh viên năm 3) cho biết: ' Từng thử sức với công việc kinh doanh riêng, từng tìm hiểu Marketing và Sales nhưng từ talkshow em mới hiểu rõ tầm quan trọng và mối liên hệ trong doanh nghiệp. Điều này không chỉ có ích khi làm Marketing hay Sales mà còn cần thiết cho người làm quản lý, để có thể phát triển dự án kinh doanh một cách vững chắc'.
Hoạt động kết nối doanh nghiệp, giao lưu cùng chuyên gia - một phần trong chương trình đào tạo ngành Marketing tại HUTECH
Nói về mô hình kết nối sinh viên với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghề như một phần của chương trình đào tạo chính thức, PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ (Trưởng Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế HUTECH) cho biết: ' Đối với ngành Marketing, kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước đóng vai trò không thể thiếu, bổ trợ kịp thời cho kiến thức nền tảng từ Nhà trường. Việc thường xuyên gặp gỡ các chuyên gia trong nghề giúp sinh viên tăng cường học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn thời gian để trở thành marketer thực thụ. Nhà trường chính là cầu nối để các bạn có cơ hội đứng trên vai người khổng lồ trong lĩnh vực chuyên môn của mình' .
Từ sinh viên "lười" đến thực tập sinh tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Mỹ Mai Quang Tuấn (sinh viên năm thứ 1 Đại học VinUni) đã trở thành thực tập sinh tại một trong những nơi đáng mơ ước của sinh viên ngành công nghệ thế giới. Từ một sinh viên luôn từ chối tham gia hoạt động của nhà trường, theo trường phái "đọc sách, lên mạng là đủ", Mai Quang Tuấn (sinh viên năm thứ...