Hươu cao cổ không vết đốm chào đời
Vườn thú Brights tại bang Tennessee của Mỹ vừa chào đón một cá thể huơu cao cổ sơ sinh không có vết đốm trên người.
Một con hươu cao cổ cái chào đời ngày 31/7 đã gây bất ngờ khi trên người không có các vết đốm đặc trưng. Vườn thú Brights cho biết con hươu cao cổ này đã cao 1,8 m và đang được con mẹ và các nhân viên vườn thú chăm sóc.
Vườn thú Brights tin rằng rất hiếm hươu cao cổ sinh ra mà không có các vết đốm, vốn là một hình thức ngụy trang trong tự nhiên. Làn da dưới các vết đốm cũng có một hệ thống mạch máu cho phép hươu cao cổ giải phóng nhiệt.
Đặc biệt, mỗi con hươu cao cổ đều có một mẫu đốm riêng biệt, các nhà nghiên cứu tin rằng những mẫu này được di truyền từ con mẹ khi mang thai.
Vườn thú Brights cho biết họ hy vọng ca sinh nở bất thường này sẽ giúp làm nổi bật những thách thức mà hươu cao cổ trên thế giới phải đối mặt. Loài động vật cao nhất thế giới đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng ở Châu Phi, cũng như nạn săn trộm trái phép.
Ông Tony Bright, người sáng lập vườn thú Brights, cho biết 40% quần thể hươu cao cổ hoang dã đã biến mất chỉ trong ba thập kỷ qua.
Top 10 loài động vật cao nhất thế giới: Hươu cao cổ số một
Sở hữu chiều cao tối đa lên tới 6 mét, hươu cao cổ chính là loài động vật cao nhất thế giới hiện nay.Trong tự nhiên, ở các vườn thú hay khu bảo tồn, sư tử và hổ đôi khi giao phối với nhau, tạo ra những "đứa con lai" kỳ lạ.
Voi châu Phi.
Top 10 loài động vật cao nhất thế giới:
1. Hươu cao cổ (chiều cao tối đa: 6 mét).
Video đang HOT
Hươu cao cổ là loài động vật chuyên ăn cỏ và lá cây, thường sống ở rừng thưa, xavan và đồng cỏ. Mặc dù nổi tiếng là vậy nhưng không phải ai cũng biết rõ những điều thú vị về chúng. Cùng tìm hiểu ngay!
2. Voi châu Phi (chiều cao tối đa: 4 mét).
Voi châu Phi (danh pháp khoa học: Loxodonta) là một chi trong họ Elephantidae, là họ của các loài voi. Mặc dù nói chung người ta tin rằng chi này được Georges Cuvier đặt tên năm 1825, nhưng Cuvier gọi nó là Loxodonte. Một tác giả vô danh đã Latinh hóa tên gọi thành Loxodonta và ICZN công nhận tên gọi này là tên gọi chuẩn.
Các hóa thạch của chi Loxodonta đã được tìm thấy chỉ có tại châu Phi, tại đây chúng đã sinh sôi và phát triển trong thời kỳ giữa thế Pliocen.
3. Hổ Siberi (chiều cao tối đa: 3,7 mét).
Hổ đực
Hổ cái
Hổ Siberia, hổ Amur, hổ Triều Tiên, hổ Ussuri hay hổ Mãn Châu hoang dã; biệt danh: "Chúa tể rừng Taiga", là một phân loài hổ sinh sống chủ yếu ở vùng núi Sikhote-Alin ở phía tây nam tỉnh Primorsky Krai của vùng Viễn Đông Nga. Trong quá khứ, loài hổ này từng phân bố khắp bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc, Viễn Đông của Nga và phía Đông Mông Cổ. Đây là phân loài hổ có kích thước lớn nhất so với các phân loài hổ khác, và cũng là loài săn mồi họ mèo lớn nhất hiện nay.
Vào năm 2005, chỉ còn khoảng 331-393 cá thể hổ Siberia trưởng thành và chưa trưởng thành ở khu vực này, với cá thể trưởng thành là khoảng 250 con. Quần thể đã ổn định trong hơn một thập kỷ nhờ các nỗ lực bảo tồn chuyên sâu, nhưng một phần cuộc điều tra được tiến hành sau năm 2005 cho thấy số lượng hổ ở Nga đang giảm. Một cuộc điều tra ban đầu được tổ chức vào năm 2015 cho thấy quần thể hổ Siberia đã tăng lên 480-540 cá thể ở vùng Viễn Đông, trong đó bao gồm 100 con hổ con. Điều này được theo dõi bởi một điều tra chi tiết hơn cho thấy có tổng cộng 562 cá thể hổ Siberia hoang dã ở Nga.
Kết quả nghiên cứu sinh vật học so sánh DNA ty thể từ loài hổ Ba Tư đã tuyệt chủng và một phân loài hổ hiện đại cho thấy tổ tiên chung của loài hổ Siberia và Ba Tư đã xâm chiếm Trung Á từ Trung Quốc ở phía đông, qua hành lang Cam Túc con đường tơ lụa và sau đó đi qua Siberia về phía đông để thiết lập quần thể hổ Amur ở vùng Viễn Đông của Nga. Các quần thể hổ Ba Tư và Siberia là những loài hổ chủ yếu sống ở vùng cực bắc ở lục địa châu Á.
4. Liger - sư hổ (chiều cao tối đa: 3,6 mét).
5. Gấu bắc cực (chiều cao tối đa: 3,5 mét).
6. Voi châu Á (chiều cao tối đa: 3,4 mét).
Chúng nhỏ hơn loài voi châu Phi. Voi châu Á có kích thước chiều cao từ 2 đến 4 mét (7-12 ft) và cân nặng 3.000-5.000 kilôgam (6.500-11.000 pound). Cách dễ nhất để phân biệt hai loài này là tai voi châu Á nhỏ hơn.
Voi châu Á cũng khác voi châu Phi ở chỗ lưng chúng còng hơn, đầu của chúng có khối u chứ không thuôn như voi châu Phi, chúng chỉ có một "ngón tay" ở đầu vòi có thể cầm nắm được thay vì hai "ngón" đối với loài voi châu Phi. Ở dưới chân voi châu Á có bốn móng ở chân sau thay vì ba móng và 19 cặp xương sườn thay vì 21 cặp ở voi châu Phi. Ngoài ra, không giống như voi châu Phi, voi cái châu Á không có ngà.
7. Hổ Bengal (chiều cao tối đa: 3,2 mét).
Hổ đực
Hổ cái
Hổ Bengal hay Hổ hoàng gia Bengal (danh pháp khoa học: Panthera tigris tigris) là một phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và miền nam Tây Tạng.[2] Chúng được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Danh sách Đỏ IUCN kể từ năm 2008, và được ước tính bao gồm ít hơn 2.500 cá thể vào năm 2011, nguyên nhân chủ yếu do nạn săn trộm, mất và phân mảnh môi trường sống. Dự án Hổ ở Ấn Độ đã góp phần phục hồi phân loài hổ này trong môi trường tự nhiên. Quần thể hổ Bengal của Ấn Độ được ước tính là 1,909 cá thể trong năm 2010, nhưng số lượng đã tăng lên đáng kể với khoảng 2,603-3,346 cá thể vào năm 2018. Ngoài ra, người ta ước tính có khoảng 300-500 cá thể ở Bangladesh, 355 cá thể ở Nepal trước năm 2022 và 90 cá thể ở Bhutan trước năm 2015.
Đây là phân loài hổ phổ biến nhất, sống trong các loại môi trường sinh sống khác nhau, bao gồm đồng cỏ, các rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước. Bộ lông của hổ Bengal có màu nâu-cam với các sọc đen, mặc dù đôi khi có dị biến để sinh ra các cá thể hổ trắng. Nó là con vật biểu tượng quốc gia của cả Bangladesh lẫn Ấn Độ .
8. Nai sừng tấm (chiều cao tối đa: 3,1 mét).
Nai sừng tấm (Danh pháp khoa học: Alces) là một chi động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Chi này được Gray miêu tả năm 1821.[1] Loài điển hình của chi này là Alces alces. Hai loài nai sừng tấm là những loài đang tồn tại lớn nhất thuộc họ Hươu nai. Trung bình, một con trưởng thành cao 1.8-2.1 m (6-7 ft) tính tại vai.[2] Con đực có khối lượng 380-720 kg (850-1580 pound) và con cái nặng 270-360 kg (600-800 pound).[3] Phân loài có kích thước lớn nhất phân bố tại Alaska (Nai sừng tấm Alaska- A. a. gigas), cao trên 2.1 m (7 ft) tính tại vai, và nặng trung bình 634.5 kg (1,396 lbs) ở con đực và 478 kg (1,052 lbs) ở con cái.[4] Sau bò rừng bizon, nai sừng tấm châu Âu là loài động vật trên cạn lớn thứ hai ở cả Bắc Mỹ và châu Âu. Vòng đời trung bình của một cá thể từ 15-25 năm.
9. Gấu xám (chiều cao tối đa: 2,9 mét).
Gấu xám Bắc Mỹ (tên khoa học Ursus arctos horribilis; tiếng Anh: Grizzly bear), còn được gọi là gấu đầu bạc, gấu xám, hoặc gấu nâu Bắc Mỹ, là một phân loài khác của gấu nâu (Ursus arctos) thường sống ở vùng núi cao ở miền Tây Bắc Mỹ. Phân loài này được cho là hậu duệ của loài gấu nâu Ussuri có mặt khắp vùng Alaska tới miền đông nước Nga 100.000 năm trước đây, mặc dù chúng đã không di chuyển về phía nam cho đến 13.000 năm trước.
Là một quần thể lớn của loài gấu nâu sống ở Bắc Mỹ. Các nhà khoa học thường không sử dụng tên gấu xám mà gọi nó là gấu nâu Bắc Mỹ. Nhiều phân loài gấu nâu phân bố cùng với gấu xám Bắc Mỹ đôi khi được công nhận là một phân loài riêng biệt, bao gồm cả loài gấu xám đại lục (Ursus arctos horribilis), gấu Kodiak (U. a. Middendorffi), gấu nâu bán đảo Alaska (U. a. Gyas) gần đây là gấu xám California và gấu xám Mexico (U. a. nelsoni ). Trung bình những con gấu sống gần bờ biển có xu hướng lớn hơn trong khi những con gấu xám nội địa có xu hướng nhỏ hơn.
Gấu nâu Ussuri (U. a. Lasiotus) sinh sống ở Nga, miền Bắc Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên đôi khi được gọi là gấu xám đen, mặc dù đây là một phân loài khác với gấu ở Bắc Mỹ.
10. Đà điểu (chiều cao tối đa: 2,8 mét).
Bộ Đà điểu (Struthioniformes) là một bộ gồm các loài chim lớn, không biết bay có nguồn gốc từ Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.
Phần lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây.
Hươu cao cổ sống lâu nhất trong điều kiện nuôi nhốt Trong ảnh là con hươu cao cổ cái có tên Twiga, đã chết vào ngày 7/7 vừa qua tại Vườn bách thú Ellen Trout, thuộc thành phố Lufkin (tiểu bang Texas, Mỹ) ở độ 31 năm 9 tháng và 7 ngày tuổi, sẽ được ghi nhận trong kỳ xuất bản lần thứ 68 của Sách Kỷ lục Guinness, thuộc niên giám năm 2024...