Hướng tới xây dựng một xã hội học tập
Qua 5 năm triển khai Đề án 281 của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2015 – 2020, toàn tỉnh đã ghi nhận những kết quả tích cực, với nhiều điểm sáng về “ gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, “ cộng đồng học tập”.
Nhiều điển hình về học tập
Gia đình bà Bo Bo Thị Bông (tổ dân phố Hạp Cường, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn) là một trong những “gia đình học tập” tiêu biểu của địa phương và của tỉnh. Hơn 10 năm trước, chồng mất, bà một mình gánh vác gia đình. Tuy không biết chữ nhưng bà vẫn nuôi 5 người con học hành tới nơi, tới chốn. Đến nay, cả 5 người con của bà đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, tham gia công tác tại quê hương Khánh Sơn.
Quỹ Khuyến học, khuyến tài tỉnh đã trao học bổng và phần thưởng tượng trưng để các trường trao cho học sinh, sinh viên.
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông Lương Tuyển (thôn Tân Quang, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa) không có điều kiện đi học. Lớn lên, ông vừa đi làm, vừa cố gắng học thêm và tự học. Năm 33 tuổi, ông nhận bằng tốt nghiệp phổ thông. Năm 54 tuổi, ông nhận bằng cử nhân kinh tế. Đến năm 63 tuổi, ông có bằng cử nhân luật và năm 70 tuổi, ông nhận bằng thạc sĩ luật. Đến nay, dù đã 73 tuổi, ông vẫn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Noi theo tấm gương cha mình, cả 4 người con của ông đến nay đều đã tốt nghiệp đại học và đang tiếp tục học cao hơn.
Các “dòng họ học tập” cũng đề cao truyền thống hiếu học, có nhiều hoạt động để động viên con cháu và các thành viên trong dòng họ tích cực học tập và cống hiến. Tiêu biểu như dòng họ Đỗ, dòng họ Hồ, dòng họ Nguyễn Phước ở tỉnh; dòng họ Phạm chi nhánh Thủy Triều – Cửu Lợi, huyện Cam Lâm; dòng họ Mấu ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn; dòng họ Lê ở thôn Tây, xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh; dòng họ Võ ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh; dòng họ Ngô ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh; dòng họ Trần Đức, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa…
Video đang HOT
Tại phường Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng đi vào nề nếp và ghi nhận những kết quả thiết thực. Bà Nguyễn Thị Hồng Vinh – Chủ tịch UBND phường Vạn Thạnh, Chủ tịch Hội Khuyến học phường cho biết, phong trào “Nuôi heo vàng khuyến học” được triển khai ở tất cả các chi hội tổ dân phố. Từ nguồn quỹ đó, 5 năm qua đã có hơn 5.000 học sinh được nhận học bổng, phần thưởng với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm, Trung tâm học tập cộng đồng phường tổ chức hơn 70 lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cho nhân dân…
Khuyến khích học tập ở mọi độ tuổi
Toàn tỉnh hiện có 235.095 gia đình được công nhận “gia đình học tập”, chiếm gần 71%; 162 dòng họ được công nhận “dòng họ học tập”, chiếm 67%; 905 thôn, tổ dân phố được công nhận “cộng đồng học tập”, chiếm hơn 90%; 664 cơ quan, trường học được công nhận “đơn vị học tập”, chiếm 69%. Từ năm 2015 – 2019, quỹ khuyến học các cấp đã trao gần 253.100 suất học bổng và khen thưởng với tổng số tiền hơn 56,2 tỷ đồng. Từ năm 2015 đến 2020, ngân sách tỉnh cấp gần 4 tỷ đồng để thực hiện Đề án 281…
Ông Nguyễn Việt Dân – Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết, Khánh Hòa là một trong rất ít tỉnh thực hiện hệ thống tổ chức hội khuyến học thống nhất chung trong toàn tỉnh. 5 năm qua, hội đã xây dựng được tổ chức hội rộng khắp ở cơ sở với tổng cộng gần 204.000 hội viên. Đây là nền tảng để phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập lan tỏa rộng khắp các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang đến các thôn, tổ dân phố, gia đình. Bên cạnh đó, Quỹ Khuyến học, khuyến tài các cấp đã tích cực huy động nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia đóng góp, trao thưởng, góp phần động viên, hỗ trợ nhiều học sinh, sinh viên, giáo viên vượt khó vươn lên…
Theo ông Nguyễn Việt Dân, để xây dựng một xã hội học tập, cần quan tâm tới mọi đối tượng, tạo điều kiện cho mọi công dân được học tập thường xuyên, suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị chưa chú ý tới việc đẩy mạnh học tập cho người lớn. Để làm tốt công tác này, thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh sẽ tiếp tục củng cố, phát triển hội khuyến học các cấp; phát triển Quỹ Khuyến học khuyến tài; tham mưu các chính sách ưu tiên, khuyến khích học tập của người lớn. Sắp tới, sẽ thành lập các trung tâm học tập cộng đồng và văn hóa thể thao tại xã, phường và triển khai các mô hình, danh hiệu học tập mới như: “công dân học tập”, “thành phố học tập”, “tỉnh học tập”…
Lan tỏa những mô hình khuyến học
Xây dựng các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" là giải pháp chiến lược để hiện thực hóa một bước mô hình xã hội học tập tại cơ sở.
Điều ấy đã được cộng đồng dân cư cụ thể hóa bằng sự nỗ lực, hình thành những sáng kiến, mô hình khuyến học, vừa tạo động lực học tập cho thế hệ trẻ, vừa lan tỏa, từng bước đưa Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố học tập.
Việc tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tại Tổ dân phố số 4 (phường Việt Hưng, quận Long Biên), góp phần phát triển phong trào học tập tại địa phương.
Sáng kiến khuyến học
Nhiều người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất biết đến gia đình bà Khuất Thị Chu (thôn 2, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất) như một tấm gương về ý chí vượt khó, là mô hình "Gia đình học tập" tiêu biểu. Gắn bó với nghề giáo viên mầm non, chồng mất từ năm 2001, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, song bà Chu chưa khi nào ngừng nỗ lực và hy vọng về một tương lai tốt đẹp. "Nhiều lúc cuộc sống quá vất vả, tưởng chừng phải buông xuôi, bỏ nghề, nhưng tôi xác định bản thân phải cố gắng gương mẫu và quan tâm, nuôi dạy con học tập tốt để sau này trở thành người có ích", bà Khuất Thị Chu chia sẻ.
Từ động lực ấy, nhiều năm liên tục, bà Chu được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, được tặng danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" cấp thành phố; ba con gái của bà Chu lần lượt vào đại học, đi làm nên kinh tế gia đình khá hơn.
Còn dòng họ Nguyễn (thôn Vân, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức) lại có sáng kiến khuyến học để thúc đẩy việc học tập của con cháu khiến nhiều người nể phục, là một trong những "Dòng họ học tập" tiêu biểu ở Thủ đô. Ngoài việc xây dựng Quỹ Khuyến học bằng tiền, dòng họ Nguyễn đã phát động quyên góp và duy trì kho thóc từ năm 2012 tới nay, để cấp gạo cho con cháu học trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học, mỗi cháu 15kg/tháng cho đến khi tốt nghiệp. Nhờ vậy, nhiều gia đình khó khăn đã bớt đi phần nào nỗi lo khi có con vào đại học.
Đến nay, kho thóc đã cấp hơn 10 tấn gạo để nuôi dưỡng hơn 20 sinh viên tốt nghiệp đại học, 12 sinh viên đang học đại học. Nhiều người đã trưởng thành, là những hạt nhân tích cực trong việc vận động, làm lan tỏa ý chí học tập, vượt khó. Đây không chỉ là cách khơi dậy tinh thần hiếu học cho các thế hệ cháu con của dòng họ Nguyễn, mà còn là để gìn giữ, vun đắp nét truyền thống văn hóa của cha ông.
Xây dựng mô hình "Cộng đồng học tập" lồng ghép với việc thi đua xây dựng gia đình văn hóa là cách làm của nhân dân Tổ dân phố số 5 (phường Khương Trung, quận Thanh Xuân). Tổ dân phố đã vận động các gia đình đóng góp sách dùng chung. Năm 2015, phòng đọc sách của tổ dân phố ra đời, đến nay đã có hơn 500 đầu sách và tạp chí các loại.
"Nhiều người đã quen với việc đọc sách hằng ngày, tự đóng góp thêm những đầu sách mới và nhắc nhở con cháu cùng đọc sách. Việc tổ chức các buổi nói chuyện về lịch sử, khoa học, sức khỏe... tại phòng đọc cũng trở thành nếp. 98% số gia đình của tổ dân phố đã đăng ký phấn đấu xây dựng mô hình "Gia đình học tập", tạo khí thế thi đua học tập trong các thế hệ", Phó Chủ tịch Hội Khuyến học phường Khương Trung Nguyễn Đình Quỳnh chia sẻ.
Nền tảng xây dựng xã hội học tập
Sự ra đời của các mô hình học tập tại gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Thủ đô.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại, các gia đình, dòng họ, cộng đồng đã cùng chung sức chăm lo tốt hơn cho việc học tập, nuôi dưỡng trẻ em với kết quả liên tục duy trì phổ cập mầm non 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3... Thành quả này góp phần duy trì vững chắc kết quả giáo dục đại trà, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của Hà Nội, góp phần giữ vững vị thế nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh cho biết: Các mô hình học tập được phát huy, duy trì trên tinh thần tự nguyện và nhận thức của người dân. Sự lan tỏa của mô hình học tập đã giúp toàn thành phố có gần 1,2 triệu gia đình được công nhận gia đình học tập (chiếm 63% so với tổng số gia đình toàn thành phố); 6.700 dòng họ học tập (chiếm 54%); 7.100 cộng đồng học tập (chiếm 90%)... Trong thời gian tới, Hội Khuyến học Hà Nội tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, tạo động lực khích lệ người dân, cộng đồng nhân rộng các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" theo điều kiện, khả năng thực tế. Hằng năm, phấn đấu mỗi mô hình học tập tăng thêm từ 3% đến 5%; chú trọng xây dựng mô hình "Đơn vị học tập" trong các cơ quan, trường học, bệnh viện...
Đánh giá cao những sáng kiến, mô hình khuyến học của người dân Hà Nội, theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong, kết quả đó đã góp phần cùng các địa phương hoàn thành nhiệm vụ 5 năm triển khai Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020", tiến tới đưa Thủ đô thành một thành phố học tập.
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Cần đổi mới hơn nữa tư duy về giáo dục - đào tạo Cần đổi mới hơn nữa tư duy về giáo dục - đào tạo từ các cấp lãnh đạo đến từng con người Việt Nam để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh mới. Cần đổi mới hơn nữa tư duy về giáo dục - đào tạo từ các cấp lãnh đạo đến từng con người Việt Nam để...