Hướng tới chuẩn mực đại học quốc tế
Bên cạnh số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài gây nhiều trăn trở, con số thống kê của Bộ GD&ĐT công bố tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018 – 2019 về việc có gần 21.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam như một ngọn lửa nhỏ gợi mở nhiều niềm tin.
Một thực tế không thể phủ nhận: Việt Nam đã bắt đầu là điểm đến của sinh viên nước ngoài trong lựa chọn học tập.
Gần 21.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam. Ảnh minh họa/ Internet
Những năm gần đây, tại các trường ĐH có chất lượng đào tạo tốt, hội nhập mạnh mẽ, việc xuất hiện các sinh viên gốc châu Á, Âu, Mỹ, Phi đến học tập không phải là chuyện hiếm.
Với chương trình học tập, thực tập, giao lưu và trao đổi văn hóa, tính đến nay, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thu hút 1.073 sinh viên nước ngoài từ 18 quốc gia ( Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc, Myanmar, Singapore, Nhật, Đài Loan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Đức, Séc, Thụy Điển, Hungary, Hà Lan, Nga, Hoa Kỳ) đến học tập, giao lưu từ 1 tuần đến nhiều tháng. Không chỉ học theo hình thức giao lưu, trong đợt tuyển sinh sau đại học tháng 12/2018, trường này còn có 143 thí sinh nước ngoài ở hơn 50 quốc gia trúng tuyển vào 18 ngành cao học, 4 ngành tiến sĩ và 3 ngành nghiên cứu sau tiến sĩ.
Từ năm 2013, Trường Đại học FPT chính thức có lứa sinh viên quốc tế đầu tiên, gồm 41 em đến từ Hàn Quốc, Nigeria, Cameroon và Lào, theo học chương trình đại học chính quy do Trường ĐH FPT cấp bằng. Cũng khoảng thời gian này, Trường ĐH FPT đã kết nối, liên hệ với khoảng 40 đại lý tuyển sinh du học tại nhiều quốc gia để triển khai công tác tuyển sinh sinh viên quốc tế đến học tại trường. Lãnh đạo Trường Đại học FPT đặt mục tiêu đưa tỷ lệ sinh viên quốc tế chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên của trường.
Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG – TPHCM) được xem là ngôi trường có số lượng sinh viên nước ngoài theo học đông đảo nhất tại Việt Nam. Tính từ năm 1998 đến cuối năm 2013 có 34.813 lượt học viên đến từ 73 quốc gia, vùng lãnh thổ theo học tại Khoa Việt Nam học. Số học viên ngày càng tăng, 5 năm trở lại đây bình quân là 3.500 học viên/năm.
Việc tăng cường tuyển sinh sinh viên nước ngoài trở thành một động lực để các trường đại học không ngừng nâng cao chất lượng, hướng tới các chuẩn mực của một trường đại học quốc tế thực sự. Không chỉ khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín của ĐH Việt Nam trong cộng đồng ĐH quốc tế, việc thu hút sinh viên nước ngoài còn tạo nguồn lực để phát triển nhà trường.
Đặc biệt, thông qua lực lượng sinh viên nước ngoài, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam được giới thiệu với bạn bè các nước một cách hữu hiệu; góp phần phát triển các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động khác, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
So với dòng chảy du học nước ngoài, con số “xuất khẩu giáo dục” của Việt Nam hiện vẫn còn là một dòng chảy khá khiêm tốn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, dòng chảy có vẻ “ngược” này đang có nhiều điều kiện để trở thành một dòng chảy mạnh mẽ trong thời gian tới. Bởi lẽ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực đã mở rộng tự chủ ĐH, tạo điều kiện cho các trường ĐH có uy tín nước ngoài thành lập phân hiệu tại Việt Nam.
Bộ GD&ĐT đã tăng cường ký kết các văn bản hợp tác với nước ngoài, trong đó có nhiều văn bản cấp Chính phủ, văn bản cấp Bộ. Đặc biệt là ý thức đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng đến hội nhập quốc tế của các trường ĐH trong nước đang rất mạnh mẽ, từ khâu tuyển sinh, chương trình đào tạo đến các dịch vụ hỗ trợ… Đây sẽ là những nhân tố nền tảng để Việt Nam trở thành một điểm đến trong “xuất khẩu giáo dục”.
Tâm An
Video đang HOT
Theo GDTĐ
8 bước cần chuẩn bị để du học Đức: Ai cũng làm bước 1 nhưng bỏ qua bước 2, tiến luôn tới bước 3!
Muốn du học Đức thành công, các du học sinh Việt Nam cần lập kế hoạch và có những bước chuẩn bị thật tốt.
Đức hiện là một trong những quốc gia được nhiều bạn trẻ lựa chọn du học bởi có nền giáo dục tốt cùng chi phí phải chăng. Nếu bạn đang có dự định trở thành một du học sinh Đức trong tương lai thì dưới đây là 8 bước chuẩn bị không thể bỏ qua được trang Studying in Germany gợi ý.
Bước 1: Tìm chương trình học
Tìm một trường đại học và chọn một chương trình học phù hợp là bước đầu tiên trong kế hoạch học tập tại Đức. Tại đây có rất nhiều trường đại học cũng như các chương trình học chất lượng cao vì thế bất luận bạn chọn định hướng nào thì cũng sẽ có một chương trình học phù hợp với nguyện vọng và kế hoạch tương lai của bạn. Du học sinh nên dành ít nhất 3 tháng để tìm hiểu các chương trình học trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Đại học Bamberg (Đức) chuyên ngành Nhân văn, Nghiên cứu văn hóa, Kinh tế và Khoa học máy tính ứng dụng
Bước 2: Đáp ứng tất cả yêu cầu
Sau khi đã quyết định được trường đại học và chương trình học, bạn cần phải kiểm tra tất cả những yêu cầu đòi hỏi. Bạn nên kiểm tra thông tin này tại trang web của trường tại phần yêu cầu nhập học.
Nếu có điều chưa rõ, đừng ngại liên hệ trực tiếp với trường đại học. Yêu cầu đầu vào sẽ khác nhau tùy vào ngành học bạn chọn, thế nên bạn cần đọc phần yêu cầu tuyển sinh này nhiều lần. Nộp các giấy tờ trễ và bị thiếu sót là những vấn đề thường xảy ra ở bước này và có thể dẫn đến việc bị trì hoãn hoặc thậm chí bị từ chối nhập học. Để tránh điều đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ ít nhất 4 tháng trước khi nộp cho trường đại học.
Bước 3: Học tiếng Đức
Thành công trong học tập ở trường đại học phụ thuộc nhiều vào kỹ năng tiếng Đức của bạn, ngay cả với chương trình dạy bằng tiếng Anh. Kiến thức tiếng Đức vững vàng giúp bạn hiểu được tài liệu học tập, nội dung bài giảng cũng như diễn đạt được suy nghĩ.
Nên bắt đầu học tiếng Đức ít nhất 6 tháng trước khi bắt đầu khóa học.
Bước 4: Tìm nguồn tài chính
Theo luật hiện hành, mọi sinh viên nước ngoài không thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) phải có yêu cầu tài chính khắt khe hơn.
Một sinh viên quốc tế ở Đức phải có tối thiểu 10.236 bảng Anh (khoảng 310 triệu đồng), số tiền ước tính đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho năm đầu tiên học.
Bước 5: Nộp đơn đăng ký nhập học
Sau khi kiểm tra kỹ tài liệu và giấy tờ, đã đến lúc bạn nộp hồ sơ đăng ký nhập học. Hồ sơ ứng tuyển có thể được gửi trực tuyến, nhưng có thể có những trường đại học chỉ nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Nên liên lạc với trường đại học của bạn để biết có thể gửi đơn đăng ký theo cách nào.
Bước 6: Xin visa du học Đức
Ngay sau khi nhận được thư chấp nhận nhập học của trường, bạn cần lên kế hoạch cho bước xin visa du học. Nếu là sinh viên đến từ một quốc gia ngoài Liên minh châu Âu và không thuộc khối Kinh tế châu Âu, bạn phải có visa du học Đức.
Ngay khi chuẩn bị hồ sơ xin visa, bạn nên liên hệ trực tiếp với đại sứ quán Đức và đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị đủ tiền để học tập tại Đức. Số tiền này được gửi trong một sổ tiết kiệm có thời hạn ít nhất 3 tháng trước ngày phỏng vấn xin visa. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để đại sứ quán cấp visa cho bạn.
Bước 7: Tìm chỗ ở
Giờ bạn đã chính thức được chấp nhận học tập tại Đức cũng như đã xin được visa du học, điều tiếp theo bạn cần nghĩ đến là tìm một chỗ ở. Hai tuần trước khi đáp báy may đến Đức, bạn cần hoàn thành bước này.
Chỗ ở tại Đức cho sinh viên quốc tế không quá đắt đỏ nhưng với số lượng lớn nên bạn có thể mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và lựa chọn. Du học sinh có thể lựa chọn là ký túc xá, homestay hoặc thuê chung cư.
Bước 8: Nhập học tại Đức
Bước cuối cùng để chính thức trở thành du học sinh Đức là nhập học thành công. Các trường đại học tại Đức miễn học phí cho sinh viên, nhưng bạn vẫn phải trả phí nhập học từ 150 đến 250 bảng Anh (khoảng 4,5-7,5 triệu đồng). Để nhập học bạn cần nộp một số giấy tờ sau:
Hộ chiếu còn thời hạn
Ảnh hộ chiếu
Visa hoặc giấy phép cư trú của bạn
Đơn đăng ký đã hoàn thành và ký tên
Bằng cấp (tài liệu gốc hoặc bản sao có chứng thực)
Thư chấp nhận
Chứng từ mua bảo hiểm y tế ở Đức
Biên lai thanh toán lệ phí.
Theo Helino
Học bổng tới 4 tỷ đồng từ Học viện FPT Japan, Nhật Bản Trường trao nhiều suất học bổng từ 10% đến 100% học phí cho các học viên đăng ký nhập học trong năm 2019-2020, tổng giá trị tới 4 tỷ đồng. Nhằm tạo điều kiện cho du học sinh nâng cao trình độ tiếng Nhật hiệu quả, đồng thời đón đầu cơ hội việc làm tại đất nước mặt trời mọc, bên cạnh các...