Hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 10
Để có định hướng nghề nghiệp phù hợp sau này, học sinh lớp 10 được khuyên phải sớm có ước mơ, trau dồi vốn kiến thức và kỹ năng qua các hoạt động trong nhà trường…
Học sinh tham khảo phiếu khảo sát để có hình dung ban đầu về nghề nghiệp – Ảnh: ÁNH TRINH
Sáng 27-9, Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM) tổ chức chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 trong khuôn khổ hội trại truyền thống ‘Tuổi xanh’ lần thứ VI.
Video đang HOT
Cô Võ Thị Hồng Lan – hiệu trưởng nhà trường – cho biết: “Nhà trường thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh ở cả ba khối. Những năm trước đây nhà trường tập trung trọng tâm ở khối 12. Nhận thấy trên thực tế nhiều học sinh có những lựa chọn ngành học chưa thật sự phù hợp với năng lực của bản thân, bắt đầu từ năm 2019 đến nay, trường tiến hành định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh ngay từ lớp 10 để các em có sự lựa chọn đúng đắn sau khi tốt nghiệp THPT”.
Theo TS Lê Thị Thanh Mai – trưởng Ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, xu thế xét tuyển bằng học bạ sẽ tăng, do đó học sinh cần phải làm “đẹp” học bạ của mình. Cụ thể, “đẹp” không chỉ là điểm văn hóa mà còn là những kỹ năng tích lũy được thông qua các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao…
“Để có định hướng nghề nghiệp phù hợp sau này, đầu tiên học sinh lớp 10 cần phải sớm có ước mơ. Thứ hai, phải trau dồi vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua các hoạt động trong nhà trường. Thứ ba, cần chủ động tìm hiểu nhiều phương thức tuyển sinh của các trường đại học” – cô Mai nhấn mạnh.
Nhiều học sinh thành thạo mạng xã hội nhưng không biết nấu một bữa ăn!
Học sinh thiếu kỹ năng sống là trăn trở của rất nhiều phụ huynh. Dù chương trình mới hay cũ, điều quan trọng nhất là ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa (Ảnh minh họa) - LÊ THANH
Môn tiếng Việt theo tinh thần là dạy cho học sinh 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho thành thạo nhưng không ít lần tôi bắt gặp những lá đơn xin phép đầy lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả, dấu chấm, dấu phẩy loạn xạ của những học sinh THCS.
Dường như hiện nay, vấn đề chữ viết của học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Tôi nhớ những ngày đi học, các thầy cô giáo rất chú trọng đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Tôi và bạn bè của mình luôn cố gắng luyện tập vì viết không rõ ràng và sai chính tả thì sẽ bị trừ điểm. Bây giờ, trẻ con phải học nhiều môn hơn ngày xưa nên có ít thời gian luyện chữ viết chăng?
"Con cá này làm thế nào cho sạch vậy mẹ?", một lần đến thăm nhà một người bạn, chợt nghe con gái của chị - một học sinh lớp 10, hỏi chị như thế. Lần khác, khi đi dã ngoại cùng gia đình, tôi chứng kiến hai cô cậu đang ở độ tuổi thiếu niên cứ loay hoay với nồi cơm nửa sống nửa chín và cuối cùng là đem bỏ đi!
Quả thật, có những việc hết sức đơn giản nhưng nhiều cô cậu bé đang ở độ tuổi mới lớn không thể nào làm được. Ở góc độ xã hội, tôi gọi những cô cậu bé này là những đứa trẻ nhiều tuổi bởi cách ứng xử của các em cho thấy rằng các em còn thiếu những kỹ năng sống cần thiết ở lứa tuổi của mình.
Những bài học về kỹ năng qua những hoạt động học tập, trải nghiệm chưa được các em thẩm thấu một cách nghiêm túc. Có em còn được cha mẹ cho tham gia những câu lạc bộ, trại hè... với mục đích tích lũy thêm kinh nghiệm cho bước đường đời sau này, tuy nhiên đâu lại vào đấy khi các em trở về nhà! Nhiều cô cậu thành thạo sử dụng mạng xã hội, nhưng không biết làm thế nào để chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình hay sửa chữa những vật dụng hư hỏng trong nhà.
Có rất nhiều điều đáng nói trong việc giáo dục trẻ tại nhà trường hiện nay. Người lớn sẽ có lỗi nếu để trẻ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà không vận dụng được nhiều vào cuộc sống với những kiến thức chỉ nằm trên sách giáo khoa mà không được tương tác hiệu quả với môi trường bên ngoài. Định hướng và lan tỏa cái hay, cái đẹp theo tâm sinh lý lứa tuổi là một việc rất cần thiết để học sinh có được những kỹ năng sống cho chính mình và phục vụ tích cực cho cộng đồng.
Bộ tài liệu hướng nghiệp giúp các bạn trẻ quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn Tổ chức Lao động Quốc tế vừa cho ra mắt Bộ tài liệu hướng nghiệp (bản sửa đổi) dành cho học sinh Việt Nam ở lứa tuổi 14-19. Bộ tài liệu được xây dựng lần đầu vào năm 2014 dưới sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổ chức Lao động Quốc tế. Đến năm 2020, bộ...