Hướng dẫn sử dụng học bạ học sinh THCS, THPT
GD&TĐ – Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, trong thời gian qua, việc quản lý, sử dụng học bạ của học sinh ở một số trường trên địa bàn còn nhiều khiếm khuyết.
Nhằm đảm bảo thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, thống nhất trong quản lý, sử dụng học bạ của học sinh, Sở GD&ĐT hướng dẫn sử dụng học bạ học sinh THCS, THPT như sau:
Học bạ là hồ sơ pháp lý ghi nhận kết quả học tập và rèn luyện học sinh do trường trung học lập và quản lý. Học bạ chỉ trả lại cho học sinh khi thôi học, chuyển trường, tổt nghiệp ra trường.
Học bạ lập thành văn bản trên giấy theo mẫu của Bộ GD&ĐT; có dấu xác nhận của Sở GD&ĐT; có đủ chữ ký trực tiếp (không sử dụng chữ ký cỏ sẵn) của giáo viên chù nhiệm, hiệu trưởng (phó hiệu trưởng); có đủ dấu nhà trường đóng giáp lai giữa hai trang liên tiếp (kể các trang bìa) và xác nhận chữ ký của hiệu trưởng (phó hiệu trướng) có bản sao giấy khai sinh kèm theo được dán liền với học bạ tại trang bìa 2.
Chỉ ghi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh vào học bạ sau khi đã có kết quả tương ứng trên sổ gọi tên và ghi điểm, kết quả ghi ở học bạ phải hoàn toàn trùng khớp với kết quả ghi ở sổ gọi tên ghi điểm,
Chỉ sử dụng mực màu đen để ghi và ký vào học bạ, riêng nội dung sửa chữa được ghi bằng mực màu đỏ.
Sử dụng chữ thường để ghi học bạ, riêng họ, đệm và tên học sinh được ghi bàng chữ in hoa có dấu.
Quy ước viết tắt: Ban Khoa học Tự nhiên: KHTN; Khoa học Xã hội – Nhân văn: KHXH-NV; ban Cơ bản không viết tắt; Giáo dục quốc phòng – An ninh: GDQP-AN; giáo viên bộ môn: GVBM; giáo viên chủ nhiệm: GVCN;
Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Tốt:T, Khá: K, Trung bỉnh: Tb, Yếu: Y;
Kết quả xếp loại học lực: Giỏi: G, Khá: K, Trung bỉnh: Tb, Yếu: Y, riêng loại Kém ghi là: Kém.
Sử dụng chữ số Ả – Rập để ghi học bạ, đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng một, tháng hai phải ghi thêm chữ số 0 ở bên trái; đối với những số chỉ năm phải có đủ 4 chữ số của mỗi năm; đối vói số thập phân dùng dấu phẩy ngăn cách giữa phần nguyên và phân thập phân; đối với điểm trung bình môn, trung bình học kì, trung bình cả năm là số nguyên phải có thêm dấu phẩy và chữ số 0 sau dấu phẩy.
Video đang HOT
Địa danh (trước ngày, tháng, năm hiệu trưởng ký): Ghi theo địa danh huyện, thành phố (đối với trường trực thuộc Sở GD&ĐT) hoặc xã, phường, thị trấn (đối với trường trực thuộc Phòng GD&ĐT) nơi đặt địa điểm của trường.
Sửa chữa khi ghi sai điểm hoặc ghi sai các nội dung khác: Người ghi sai điểm hoặc ghi sai các nội dung khác dùng bút mực màu đỏ gạch 1 nét ngang nội dung cần sửa chữa, ghi các nội dung sửa chữa bên phải phía trên nội dung vừa gạch ngang.
Học bạ phải được giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ, không làm mất, làm hỏng, tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; được bảo quản lưu giữ trong túi đựng hồ sơ học sinh cùng với các giấy tờ khác.
Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đôn đốc việc quản lý, bảo quản và ghi, hoàn thiện học bạ; khen thưởng đối với tập thể cá nhân thực hiện tốt và xử lý kỷ luật đối vởi tập thể cá nhân vi phạm…
Theo GD&TD
Xử lý chiếc "hộp đen" của tự chủ đại học để được xã hội công nhận
Hệ thống tự chủ đi theo hướng nên ban hành hệ thống thể chế chính sách đảm bảo quyền tự chủ phù hợp với nhóm năng lực tự chủ tương ứng.
GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thựcCác tiêu chí công nhận Đại học đạt chuẩn quốc giaTrò "học tài thi phận" hay do cách chấm thi của thầy?Thi Quốc gia: Thầy giáo "bốc thuốc" chữa bệnh lo lắng cho đồng nghiệp
LTS: Tiếp nối câu chuyện về tự chủ đại học, GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giải thích rõ hơn về chiếc "hộp đen" của quy trình tự chủ ở mỗi trường đại học.
Chiếc "hộp đen" này đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học sẽ phải xử lí như thế nào để được xã hội thừa nhận về chất lượng người học?
Xã hội cần biết "hộp đen" có gì
Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chiếc "hộp đen" này là quyền của ông hiệu trưởng của một trường đại học và chịu trách nhiệm trước xã hội.
GS. Mai Trọng Nhuận cho hay, đầu ra ở đại học ai cũng nhìn thấy, đầu vào ai cũng thấy, nhưng chiếc "hộp đen" kia chính là quy trình đào tạo, vấn đề này trường phải giải trình như thế nào với xã hội. Giải trình những gì? Đó là quy trình làm như thế nào để đánh giá đúng năng lực cán bộ, giáo viên, sinh viên...
"Nhà trường có nói hay bằng mấy nhưng xã hội giám sát đầu quy trình và không thừa nhận chất lượng đầu ra thì cuối cùng sản phẩm đó cũng không dùng được. Như vậy, tự chủ sẽ có 4 bên giám sát (Đảng, Quốc hội, Chính phủ và xã hội), nếu đồng bộ như vậy thì tự chủ sẽ tốt hơn" GS. Mai Trọng Nhuận bày tỏ.
Ảnh minh họa của ĐSPL.
Câu hỏi đặt ra ở đây là trách nhiệm tự chủ ở đâu? Trả lời câu hỏi này, GS. Nhuận cho biết, trách nhiệm đầu tiên của trường đại học học được tự chủ là tạo ra sản phẩm mới đáp ứng cao yêu cầu của xã hội luôn thay đổi.
Đồng thời trách nhiệm này sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn lực, phù hợp với thế chế, chính sách của quốc gia.
Trách nhiệm nữa là phải công khai, minh bạch hóa quá trình để cả xã hội giám sát, nhắc nhở, đôn đốc và hoàn thiện để trường đại học làm tốt hơn.
Thứ nữa là trách nhiệm công khai sản phẩm đào tạo cho xã hội. Công khai ở đây được hiểu là những việc làm có thể để xã hội giám sát, chứ không nhất thiết công khai toàn bộ quá trình quản trị như thế nào...
Do đó, trường đại học tự chủ phải đi với 4 trách nhiệm, chứ không chỉ là trách nhiệm giải trình. Liên hệ với các nước tư bản, trường chịu trách nhiệm thứ gì sẽ phải giải trình với xã hội thứ đó, do đó không đưa "trách nhiệm" vào trong khái niệm tự chủ đại học.
Theo GS. Mai Trọng Nhuận, mô hình ở nước ngoài khi trường làm việc gì thì kèm theo đó phải chịu trách nhiệm trước toàn dân, trước xã hội.
Tại Việt Nam, do chưa tường minh trong khái niệm nên cần có khái niệm "trách nhiệm" với những sản phẩm nhà trường làm ra, trách nhiệm với quy trình trường thực hiện, trách nhiệm về tổ chức đầu vào và trách nhiệm giải trình với xã hội.
Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận khi ông có cách nhìn và cách tiếp cận tự chủ đại học ở Việt Nam từ chính thực trạng trong nước chứ không nhìn từ thế giới đến Việt Nam, đây cũng là khía cạnh quan điểm khác biệt với các chuyên gia khác.
"Tôi muốn tiếp cận như vậy để cảm nhận tự chủ, từ đó mới xác định được nội hàm tự chủ ở Việt Nam- bối cảnh văn hóa, thể chế, chính trị...rồi soi ra thế giới xem chỗ nào cần điều chỉnh, cần thay đổi, từ đó chúng ta được nhiều thứ, từ tinh hoa nhân loại được tiếp thu và thực tiễn Việt Nam cũng được thấm đẫm"GS.Nhuận nói.
Trở lại câu chuyện tự chủ giáo dục đại học, trong thực tiễn Việt Nam đã từng có những định nghĩa đơn giản về tự chủ, chẳng hạn như GS. Tạ Quang Bửu nói: "Bản chất của giảng dạy đại học là nghiên cứu khoa học".
Và giải trình cho khái niệm này được hiểu là, giảng dạy đại học là giảng những điều chưa được sắp đặt sẵn, chưa được hệ thống hóa, chưa được chuẩn chu.Còn dạy phổ thông chỉ được dạy những điều chuẩn chu, chính xác.
Khó có quyền tự chủ đầy đủ
Cũng trao đổi thêm về quyền tự chủ toàn diện của các trường đại học hiện nay, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, vấn đề đánh giá được tự chủ nhiều hay ít thì phải đánh giá được sản phẩm đầu ra.
Đặt giả thiết sản phẩm đầu ra của một trường đạt đỉnh cao chưa? Nếu như tất cả các trường đại học có một yếu tố giống nhau, cơ sở vật chất khác nhau, đội ngũ giảng viên khác nhau thì chứng tỏ có một thứ gì đó khống chế giống nhau - đó là thể chế và chính sách.
GS. Nhuận nhận định, trong thời kinh tế thị trường chuyển đổi này thì ngay từ đầu một thể chế chính sách để đảm bảo đầy đủ quyền tự chủ là khó, vì thực tiễn bao giờ cũng năng động hơn những thể chế, chính sách đã ban hành.
"Cũng không nên kì vọng quyền tự chủ đầy đủ ngay lập tức ở tất cả các trường. Nếu có, cũng không hẳn tất cả các trường sử dụng quyền tự chủ mà chỉ có một số trường đại học mà thôi. Cách làm đơn giản nhất hãy phân tầng đại học, theo đó phân tầng mức tự chủ" GS. Nhuận cho biết.
Cũng theo đó, sẽ không có văn bản tự chủ đúng cho mọi trường đại học. Nếu trường đại học có năng lực tốt thì cần có quyền tự chủ rộng hơn, hoặc ngược lại.
Hệ thống tự chủ đi theo hướng nên ban hành hệ thống thể chế chính sách đảm bảo quyền tự chủ phù hợp với nhóm năng lực tự chủ tương ứng, vấn đề này theo GS. Nhuận dường như chúng ta làm chưa được chi tiết.
"Nếu làm được như vậy sẽ khuyến khích nhóm tự chủ cao và đảm bảo an toàn cho nhóm tự chủ thấp, nếu chúng ta đưa tự chủ rất cao cho một trường đại học không có năng lực thì thậm chí trường đó sẽ làm sai nghiêm trọng và ảnh hưởng tới xã hội.
Điều đó sẽ thúc đẩy các trường tự chủ tốt lên, nếu trường nào muốn tự chủ cao thì phải đạt mức tối thiểu nào đó. Điều này liên tục tạo khuyến khích cho các trường phấn đấu. Tăng quyền tự chủ theo hướng năng lực tự chủ và hiệu quả xã hội càng cao" ý tưởng của GS. Mai Trọng Nhuận.
Theo giaoducvietnam.vn
Tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2015: Hà Nội tạo những điều kiện tối đa Năm học 2014-2015 có nhiều điểm mới trong cách thức kiểm tra, đánh giá và sẽ tác động mạnh đến các nhà trường, chính quyền các cấp cũng như xã hội. Đó là nhận định chung tại hội nghị giao ban GD-ĐT ba tháng đầu năm 2015 của UBND TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, ngày 9-4. Để hoàn thành...