Hướng dẫn ôn tập tiếng Anh thi THPT quốc gia
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo Phương, giáo viên Trường Quốc tế Á Châu (TP.HCM), học sinh (HS) cần nắm được cấu trúc đề thi môn tiếng Anh, từ đó có được phương pháp học tập phù hợp nhất.
ảnh minh họa
Bên cạnh đó, việc ôn luyện từng dạng bài tập cụ thể, kết hợp luyện đề thi là điều cần thiết để có nền tảng kiến thức cơ bản cho kỳ thi.
Với phần ngữ âm, HS cần nắm vững các quy tắc tìm trọng âm, ghi nhớ quy tắc phát âm, một số trường hợp ngoại lệ và áp dụng vào bài tập sao cho thuần thục. HS nên học từ vựng và tra kỹ cách phiên âm, trọng âm của những từ đó.
Về phần ngữ pháp, HS nên bám sát những cấu trúc trong sách giáo khoa vì nội dung đề thi theo sát khung chương trình của sách giáo khoa. Cần chú trọng các dạng ngữ pháp đặc biệt, như dạng đảo ngữ của câu điều kiện hoặc dạng unless, dạng mix; câu bị động đặc biệt của to-inf, V-ing… Với những câu khó hơn hoặc có kết hợp với các chuyên đề khác như từ vựng, giới từ, liên từ… sau mỗi bài học, HS phải viết các cụm từ, lưu ý ra sổ ghi chép, học thuộc để tránh nhầm lẫn, tốt hơn hết cố gắng đặt ví dụ sử dụng chúng sẽ giúp nhớ lâu hơn.
Đặc biệt là cần ôn thêm kiến thức từ vựng, cấu trúc tiếng Anhlớp 11. Trong quá trình ôn luyện, cần chú ý trau dồi từ vựng hằng ngày để có vốn từ vựng tốt giúp làm tốt phần đọc hiểu, hoặc điền từ vào đoạn văn, học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, phrasal verbs, phrases, idioms, word forms, và nắm vững các cấu trúc câu. Ghi nhớ bằng cách ghi notes hoặc bằng các vocabulary cards luôn mang theo để có thể ôn luyện bất cứ lúc nào. Các em có thể làm các bài tập vận dụng từ vựng, hoặc tập đặt câu, đưa những từ vựng đó vào tình huống, ngữ cảnh cụ thể. Làm như vậy sẽ giúp vừa học vừa hiểu và ứng dụng được vốn từ đã học.
Video đang HOT
Theo TNO
Chóng mặt... vì cấu trúc đề thi liên tục thay đổi
Nhiều thầy cô cho rằng, việc mỗi năm đề thi lại có sự thay đổi khiến cho học sinh chịu khá nhiều áp lực...
việc mỗi năm đề thi lại có sự thay đổi khiến cho học sinh chịu khá nhiều áp lực (ảnh minh họa- Trube)
Mỗi lần Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi, nhà trường lại cấp tập triển khai cho học sinh làm quen với định dạng của đề thi.
Không còn "mưa" điểm 10?
Nếu kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, môn Toán thi theo hình thức tự luận và các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm thì đến năm 2017, Bộ GD-ĐT quyết định môn Toán chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm. Việc Bộ thay đổi liên tục hình thức thi khiến nhiều thế hệ học sinh có cảm giác như mình là những "chú chuột bạch" khi họ phải thay đổi phương pháp học để đạt kết quả thi cao nhất.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay cũng vậy, hàng triệu học sinh thấp thỏm ngóng chờ đề thi minh họa. Ngay sau khi Bộ công bố đề thi này, nhiều trường lại cấp tập triển khai cho học sinh làm quen với định dạng của đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập. Nhiều thầy cô giáo nhận xét, đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có độ khó và tính phân loại cao hơn so với đề thi chính thức của năm 2017.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết: "Theo đánh giá của giáo viên thì đề thi phân hóa cao, khả năng sẽ không còn mưa điểm 10 như năm trước nữa. Giáo viên đã nghiên cứu đề thi và chủ động kiểm tra kiến thức theo từng phần của đề thi xem các em nắm kiến thức được tới đâu.
Từ đó, giáo viên rút kinh nghiệm trong cách dạy học, ôn luyện để việc luyện thi đạt hiệu quả thiết thực. Đối với đặc thù trường Đinh Tiên Hoàng thì giáo viên sẽ chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh đạt mức độ kiến thức cơ bản... Tháng 3 tới, trường kiểm tra nửa học kỳ 2, các thầy cô sẽ ra bộ đề tương ứng với đề thi minh họa để kiểm tra đánh giá học sinh".
Thầy Phạm Trung Hiếu, giáo viên môn Toán một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, đề thi môn Toán có những câu quá dễ, có những câu lại quá khó. Có những câu học sinh "học vẹt" là được điểm chứ không hề đòi hỏi kỹ năng tư duy. Vì thế, theo thầy Hiếu, để đánh giá đúng năng lực của học sinh cần có nhiều mức độ khó dễ khác nhau.
PGS.TS Vũ Đình Hòa cho rằng, việc ra đề Toán trắc nghiệm chỉ đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh, còn nếu cần kiểm tra năng lực sâu sắc thì không thể đánh giá được. Còn Thầy Tùng Lâm cũng cho rằng, đề thi minh họa năm nay vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
Ví dụ, đối với đề thi Văn dù đã bao quát được kiến thức của lớp 11, lớp 12 nhưng nhiều câu hỏi trắc nghiệm khá vụn vặt, không đào sâu kiến thức và không giúp cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo. Số lượng câu hỏi nhiều và lượng câu hỏi khó ít đi, hạn chế năng lực tư duy sáng tạo của người làm bài.
"Theo tôi, đề thi THPT Quốc gia sắp tới phải sát đối tượng học sinh của các trường, các vùng miền..., phải đảm bảo đề thi không quá dễ, hoặc quá khó để đánh giá đúng năng lực học sinh. Tránh rơi vào tình trạng như kỳ thi năm 2017, tỷ lệ câu hỏi dễ cao, không có sự phân hóa hợp lý nên dẫn đến lạm phát điểm 10. Đề trắc nghiệm phải đảm bảo 2 tính chất là độ tin cậy và độ giá trị, rèn luyện kỹ năng tư duy, mức độ suy luận cho học sinh..." - thầy Tùng Lâm kiến nghị.
Nên ổn định, tránh mỗi năm "xoay" một kiểu!
TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, từ năm 2018, nội dung thi THPT Quốc gia sẽ nằm trong chương trình cả lớp 11 và lớp 12 THPT. Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi THPT nằm trong chương trình toàn cấp THPT. Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.
Trước những thay đổi trên, chị Mai, phụ huynh có con đang học lớp 12 tại TP HCM lo lắng cho rằng: "Cấu trúc đề thi thay đổi xoành xoạch sau mỗi năm thì làm sao thầy cô, học sinh và phụ huynh chúng tôi bắt kịp được. Bộ không nên năm nào cũng thay đổi thi cử, làm như vậy học sinh sẽ hoang mang, xã hội bất ổn, nếu muốn thay đổi thì Bộ hãy nghiên cứu thật kỹ rồi đưa ra lộ trình áp dụng, để nhà trường, học sinh và phụ huynh có thời gian chuẩn bị, thích nghi dần".
Thầy Phạm Trung Hiếu cũng cho rằng, năm nào Bộ cũng đổi mới đề thi bằng cách tăng thêm một lượng kiến thức khiến thầy trò khá chật vật trong việc học tập và ôn luyện. Bộ đã chủ trương kỳ thi sẽ được giảm tải thì nên giảm bớt những kiến thức không cần thiết, chỉ tập trung vào những kiến thức cơ bản. Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, mỗi năm cấu trúc đề thi lại có sự thay đổi nên năm nào các em cũng phải ngóng chờ đề thi minh họa của Bộ để định hướng việc ôn tập.
Chủ trương của Bộ là giảm tải, giảm áp lực cho học sinh, đánh giá thực chất, nhưng thực tế cách làm hiện nay lại không theo hướng đó, mỗi năm lại tăng thêm kiến thức. Đại diện một Sở GD-ĐT miền núi phía Bắc cho rằng, tất nhiên phải có đổi mới để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng đổi mới phải có lộ trình, phải có sự ổn định để còn kịp chuẩn bị.
Giáo viên, học sinh đều mong muốn Bộ sớm ổn định kỳ thi THPT Quốc gia để các trường, thầy trò yên tâm học tập
Theo VOV
Nam sinh Hải Phòng tự nhận là 'trai thẳng' giành vòng nguyệt quế với 325 điểm kỷ lục Trả lời ngay khi MC đọc câu hỏi, liên tục giành điểm ở phần Về đích, nam sinh Hải Phòng giành vòng nguyệt quế của tuần đầu tiên quý III, 'Đường lên đỉnh Olympia' năm 2018. ảnh minh họa Sau phần thi khởi động, Trọng Nghĩa tạm xếp thứ hai trong "đoàn leo núi" với 70 điểm. Sau chiến thắng của Chu Quang...