Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn
Vùng kín của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, đặc biệt đối với các bé gái, mẹ càng cần cẩn trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn cho bé yêu hằng ngày.
Thực chất, không phải mẹ nào cũng biết cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách. Không những thế, vệ sinh vùng kín sai cách cho bé còn có thể khiến bé bị đau, gây viêm nhiễm và nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Do đó, việc vệ sinh đúng cách vùng kín cho trẻ vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh hằng ngày dưới đây sẽ giúp mẹ tự tin hơn khi vệ sinh vùng kín cho bé yêu.
1. Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng
Vệ sinh vùng kín cho bé sơ sinh là lo lắng của nhiều mẹ. Bé gái cần được vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ. Các bước vệ sinh vùng kín cho bé dưới đây sẽ giúp mẹ.
- Trước khi thực hiện tắm rửa hay vệ sinh vùng kín cho bé gái, mẹ cần rửa tay thật sạch. Nên chuẩn bị 1 chậu nước ấm, có thể sử dụng nhiệt kế để đo độ nước ở khoảng 35 đến 38 độ C.
- Sau đó, mẹ sử dụng miếng khăn xô mềm, nhúng ướt nước ấm và thực hiện quấn quanh ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái của mình rồi nhẹ nhàng lau dọc xung quanh vùng kín của em bé.
Phụ huynh cần biết cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh để bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất – Ảnh Internet
- Sử dụng khăn mềm, sạch và nhúng ướt quấn quanh ngón tay của mẹ sau đó nhẹ nhàng chùi dọc theo các nếp gấp. Mẹ lưu ý, cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh không nhất thiết phải tách môi âm đạo ra. Mẹ nên lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn và tuyệt đối không lau rửa sâu bên trong. Đặc biệt, không sử dụng xà phòng khi rửa vùng kín cho bé sơ sinh vì có thể khiến bé bị rát.
Mẹ cần chú ý, thực hiện đúng động tác và cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh từ trước ra sau để có thể đảm bảo rằng những vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập vào vùng kín của bé gái.
- Vệ sinh vùng kín cho bé gái, mẹ cần nhớ sử dụng khăn mềm sạch để có thể thấm khô vùng kín rồi mới đóng bỉm và mặc quần áo vào.
Ngoài ra, mẹ cần chắc chắn rằng, vùng kín của bé đã thật sự được khô thoáng trước khi mặc thêm bỉm và quần áo.
2. Dấu hiệu nào cảnh báo viêm nhiễm vùng kín ở bé gái
Thực tế, có một vài dấu hiệu sớm có thể giúp cảnh báo cho mẹ biết rằng bé đang bị viêm nhiễm vùng kín. Phát hiện sớm sẽ giúp kịp thời chữa trị cho bé.
Video đang HOT
- Khi vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường, trẻ sẽ quấy khóc, ngứa ngáy vùng kín và xuất hiện tình trạng tiểu tiện khó.
- Trong khi đó, môi nhỏ của vùng kín nếu bị viêm và dính vào với nhau sẽ khiến lỗ tiểu bị che kín, khi đi tiểu không thành dòng mà bé gái sơ sinh đi tiểu sẽ bị tắc, chia nhỏ tia, đây là dấu hiệu mẹ cần lưu ý cảnh báo rằng bé có khả năng bị chứng nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Khi âm đạo trẻ bị dính dị vật, các trường hợp gặp phải là âm đạo bé bị dính giấy vệ sinh cũng được biết là một trong những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng kín ở bé. Có thể mẹ không biết, các loại giấy thường được sử dụng hóa chất tẩy màu và có mùi hương liệu hóa học vừa dễ gây kích ứng lại vừa dễ bị rớt lại bên trong vùng kín hoặc hậu môn của bé. Nên khi bé đi đại tiện, mẹ cần lau bằng khăn thay vì sử dụng giấy vệ sinh như người lớn.
Thường xuyên thay tã cho bé, không mặc tã cho bé quá lâu trong ngày – Ảnh Internet
- Nếu vùng kín của bé xuất hiện mẩn đỏ, ngứa hoặc nổi hăm, xuất hiện rôm sảy li ti nguyên nhân gây ra tình trạng này do phụ huynh đóng bỉm quá chặt cho bé gái sơ sinh hoặc không thay bỉm thường xuyên cho bé.
Chăm sóc em bé, mẹ cần tìm hiểu thêm nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đọc thêm bài viết: Hăm ta ơ trẻ sơ sinh là gì? Mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh.
Bất cứ khi nào nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín của bé, mẹ cần nhanh chóng kiểm tra và đưa tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.
3. Lưu ý gì khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh?
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh vô cùng quan trọng đối với bé gái. Do độ tuổi sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường bên ngoài. Vì thế, mọi người mẹ cần nhớ đảm bảo vệ sinh cho bé sạch sẽ, ngoài ra cũng không vô tình khi vệ sinh vùng kín cho bé mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe em bé của mình.
Mẹ cần lưu ý một vài vấn đề khi vệ sinh vùng kín cho bé như sau:
- Không nên tắm cho trẻ sơ sinh trước khi cuống rốn của trẻ rụng. Để cuống rốn của trẻ sơ sinh rụng có thể mất thời gian từ 1 đến 3 tuần. Vì nếu tắm cho trẻ khi cuống rốn chưa rụng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ. Lúc này, mẹ chỉ nên lau người bé bằng khăn ướt và mềm.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu vùng kín đối với trẻ nhỏ vì kết cấu âm đạo của trẻ rất hẹp và dễ tổn thương, không cẩn thận có thể gây tổn thương cho trẻ.
- Nên lựa chọn thau tắm cho bé với loại thiết kế nằm ngửa và có kích thước phù hợp với cơ thể bé. Mẹ cần đổ nước nông ngập nửa thau để nước không tràn vào các vị trí như mắt, mang tai hay lỗ mũi của em bé.
- Mẹ cần biết, thời điểm trẻ sơ sinh ở 1 đến 3 tháng tuổi chưa cần phải sử dụng sữa tắm vì nếu sử dụng sữa tắm có thể khiến cho da bị khô, dễ kích ứng. Ngoài ra, giai đoạn bé đã rụng rốn thì bé mới đủ vững để tắm trong bồn hoặc chậu và nếu muốn mẹ có thể lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ, phù hợp với trẻ sơ sinh để sử dụng cho bé nhà mình.
Nên lựa chọn thau tắm cho bé với loại thiết kế nằm ngửa và có kích thước phù hợp với cơ thể bé – Ảnh Internet
- Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh, nhiều mẹ lăn tăn việc lựa chọn dung dịch vệ sinh cho bé. Tuy nhiên, điều này không thật sự cần thiết. Nếu muốn, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất đối với trẻ.
- Mẹ tuyệt đối không nghe theo kinh nghiệm dân gian và sử dụng các loại nước lá để rửa cho trẻ vì có thể gây hại cho làn da của bé, nghiêm trọng có thể khiến bé bị dị ứng. Mẹ có thể tham khảo thêm kiến thức qua bài viết: Tắm lá cây cho trẻ, tuyệt đối không tùy tiện vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
- Tuyệt đối mẹ khi tắm cho bé không sử dụng các gel hoặc các loại kem trực tiếp hoặc sát vùng kín của bé gái sơ sinh trừ khi có chỉ định từ chuyên gia y tế.
- Chăm sóc bé gái, mẹ cần chú ý thay bỉm tã thường xuyên cho bé. Việc thay bỉm tã thường xuyên giúp bảo vệ vùng kín của bé, vì nếu để bỉm cả ngày có thể vi khuẩn trong nước tiểu và phân bé làm vùng kín bé bị viêm nhiễm.
- Không tự ý sử dụng phấn rôm hoặc các loại mỹ phẩm khác để làm khô vùng bẹn, mông hay vùng kín của bé. Đặc biệt nghiêm trọng khi cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư thuộc Tổ chức y tế Thế giới cho biết: “việc dùng bột taIc trên bộ phận sinh dục bị liệt vào danh sách tác nhân gây ung thư” .
Do đó, nhiều chuyên gia sản khoa đã đưa ra cảnh báo đối với các bà mẹ tuyệt đối không nên sử dụng phấn rôm để vệ sinh vùng nhạy cảm cho bé dù loại bột này không trực tiếp gây ra bệnh ung thư nhưng phấn rôm có thể trở thành nguyên nhân gây nhiễm trùng tại vùng chậu hoặc khu vực cổ tử cung, và có thể dẫn đến vô sinh hoặc các cơn đau mãn tính sau này cho bé gái.
Hi vọng cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn hằng ngày ở trên có thể giúp phụ huynh có biện pháp phù hợp khi vệ sinh vùng kín cho bé và giữ vùng kín của bé gái sạch sẽ.
Ăn dứa có làm thơm "vùng kín"? Lý giải của bác sĩ và cách giúp thơm tho mỗi ngày
Thông tin ăn dứa giúp "vùng kín" thơm tho hơn là không có căn cứ khoa học. Muốn "vùng kín" thơm tho, cách duy nhất là vệ sinh sạch sẽ.
Ăn dứa làm cho "vùng kín" thơm hơn chỉ là kinh nghiệm truyền tai
Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội chia sẻ thông tin về việc, chị em khi ăn dứa (quả dứa chín) không chỉ rất tốt cho cơ thể, mà mùi của dứa còn giúp làm thơm "vùng kín".
Ths.BS Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2, cho biết, thông tin ăn dứa làm thơm "vùng kín" chỉ là kinh nghiệm truyền tai của chị em, đến nay chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là đúng.
Bác sĩ Cường cũng cho biết, "vùng kín" của chị em là vùng nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm nên muốn vùng kín thơm tho, trước hết cần phải vệ sinh sạch sẽ.
"Vệ sinh "vùng kín" đúng cách, sạch sẽ là yếu tố quyết định để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, cũng như luôn giữ cho khu vực này thơm tho, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt", bác sĩ Cường cho hay.
Chưa có nghiên cứu chứng minh ăn dứa giúp vùng kín chị em thơm hơn. (Ảnh minh họa)
Cách vệ sinh "vùng kín" đúng cách, an toàn
Để bảo vệ "vùng kín", bác sĩ Cường khuyến cáo chị em có thể vệ sinh khu vực này ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không dùng xà phòng. Nếu muốn, có thể dùng dung dịch vệ sinh có độ cân bằng pH phù hợp để rửa "vùng kín", tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài, không ngâm lâu trong chậu hay thụt rửa.
Vấn đề tiếp theo là chị em phải luôn giữ "vùng kín" khô ráo. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu thấy "vùng kín" ẩm ướt, cần thay ngay quần lót và không nên mặc quần chật, quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Đặc biệt, chị em lưu ý giữ vệ sinh vào những thời điểm như kỳ kinh nguyệt, sau sinh nở hay nạo phá thai. Trong kỳ kinh nguyệt, sau tối đa 4-6 tiếng phải thay băng vệ sinh một lần. Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.
Không được để lâu hơn thời gian quy định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao. Mỗi lần thay rửa cần lau khô "vùng kín".
Đối với việc quan hệ tình dục, nên thủy chung quan hệ một vợ, một chồng và sử dụng bao cao su cũng là biện pháp bảo vệ phụ nữ trước nhiều bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Bất cứ khi nào thấy có vấn đề về "vùng kín", như ra dịch máu bất thường, có dịch mùi hôi khó chịu...chị em cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị.
Muốn vùng kín thơm tho, sạch sẽ hãy vệ sinh đúng cách hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi ăn dứa để an toàn
Cũng liên quan đến vấn đề này, thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, thông tin ăn dứa làm vùng kín thơm tho hơn, lương y Trung cho rằng điều đó còn tiềm ẩn những rủi ro không đáng có. Theo đó, có những người phải hạn chế ăn dứa, nhưng khi đọc được thông tin trên vì muốn vùng kín "tỏa hương", họ ăn nhiều hơn và gây tác dụng phụ.
Theo đó, trong dứa có chứa enzyme và terpenoid, hai thành phần này sẽ phân hủy protein, kích thích môi và niêm mạc miệng, tiêu thụ trực tiếp sẽ khiến người ta cảm thấy môi bị rát và tê.
Để giảm cảm giác khó chịu này sau khi ăn dứa, cách tốt nhất là bạn nên ngâm dứa trong nước muối trước khi ăn, nước muối có thể phá hủy hiệu quả sự nhạy cảm của bromelain trong dứa, giảm tưa lưỡi hoặc rát miệng sau khi ăn.
Tuy nhiên, nồng độ nước muối để ngâm dứa không nên quá cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong dứa. Ngoài ra, những người mắc bệnh loét, bệnh thận và rối loạn đông máu thì không nên ăn dứa.
Nam giới cần giữ vệ sinh "vùng kín" đúng cách Nhiều nam giới coi thường việc vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, dẫn đến viêm nhiễm và là nguồn lây bệnh cho bạn tình. Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nam đơn giản, việc vệ sinh không phức tạp nên ít khả năng bị nhiễm khuẩn hơn ở nữ. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà rất nhiều nam...