Hướng dẫn chi tiết cách chìm sâu vào giấc ngủ sau 2 phút
Kỹ thuật này được phát minh bởi các thủ lĩnh quân đội, họ để ý đến cách mà những chiến binh của họ thể hiện trên chiến trường. Sau 6 tuần thử nghiệm, phương pháp này nhận kết quả khá đáng mừng với 96% trường hợp thành công.
Chiến trường, kẻ thù không phải là hai mối lo ngại duy nhất của những người lính chiến đấu, chuyện thiếu ngủ cũng được coi là một vấn đề lớn trong hải quân. Thiếu ngủ là chuyện khá phổ biến mà tất cả chúng ta hầu như ai cũng gặp phải, có thể do căng thẳng công việc, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc rối loạn cảm xúc. Thống kê cho thấy tới có tới 70 triệu người Mỹ bị rối loạn giấc ngủ. Tại thời điểm này, việc đầu tiên bạn cần làm là tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh cho phòng ngủ, đèn đủ tối.
Bí quyết chìm vào giấc ngủ nhanh và thư giãn lần đầu tiên được mô tả trong cuốn sách “Relax and Win: Championship Performance” xuất bản năm 1981. Hiện nay, lý thuyết trong cuốn sách này được đẹp ra thảo luận và thực hiện khá rộng rãi.
Kỹ thuật này được phát minh bởi các thủ lĩnh quân đội, họ để ý đến cách mà những chiến binh của họ thể hiện trên chiến trường. Sự mệt mỏi và thiếu ngủ dẫn đến các sai lầm mà một người lính không nên mắc phải – họ cần phải tỉnh táo hơn khi thực hiện nghĩa vụ. Sau 6 tuần thử nghiệm, phương pháp này nhận kết quả khá đáng mừng với 96% trường hợp thành công.
Dưới đây là các bước thực hiện, bạn chỉ cần dành khoảng 1,5 phút cho chúng (chưa bao gồm 120 giây khi bạn thực sự rơi vào giấc ngủ sâu).
Bước 1
Thư giãn cơ mặt, bao gồm lưỡi, hàm và các cơ xung quanh mắt
Bước 2
Video đang HOT
Thả lỏng vai của bạn. Sau đó thư giãn phần trên và dưới của cánh tay một bên và làm tương tự với cánh tay kia.
Bước 3
Thở ra và thả lỏng ngực của bạn. Sau đó thư giãn chân của bạn, từ phần đùi xuống bàn chân.
Bước 4
Ba bước trước có vẻ khá dễ dàng, nhưng đối với bước 4 cũng là bước cuối cùng, bạn cần xóa sạch tâm trí của bạn.
Sau 10 giây thư giãn, đây là lúc để giúp việc chìm vào giấc ngủ của bạn dễ dàng hơn. Lloyd Bud Winter, tác giá của cuốn sách đề xuất bạn mường tượng ra 3 hình ảnh sau để xóa sạch suy nghĩ của bạn và ngăn chặn các mối lo âu khác.
Hình ảnh 1: Bạn đang nằm trong một cái xuồng, trôi bồng bềnh giữa mặt hồ yên tĩnh và không có gì ngoài bầu trời trong xanh phía trên bạn.
Hình ảnh 2: Bạn đang nằm trong một chiếc võng nhung màu đen được đặt trong một căn phòng tối đen.
Hình ảnh 3: Tự nói trong đầu “đừng nghĩ, đừng nghĩ, đừng nghĩ” trong vòng 10 giây.
Hệ thống thần kinh trung ương của bạn là thứ đầu tiên phải trải qua bài tập này và chúng cũng là thứ giúp bạn thoát khỏi vấn đề thiếu ngủ. Ngoài ra, suy nghĩ tiêu cực cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu, vấn đề về trí nhớ tăng cao, huyết áp cao, tăng cân và nhiều hơn nữa. Dừng suy nghĩ tiêu cực và dành vài giây trước khi đi ngủ hình dung ra 3 bối cảnh bình yên kia.
Chúng tôi hy vọng kỹ thuật “quân sự” này sẽ tạo một bước ngoặt mới trong cuộc đời bạn.
Hồ Tiên
Theo Dân trí
Tác dụng tuyệt vời khi ngủ đủ giấc mỗi đêm
Bạn ngủ bao nhiêu tiếng mỗi đêm? Thời gian ngủ của mỗi người là khác nhau, có nhiều người tin rằng ngủ 6 tiếng là đủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, cho biết ngủ 6 tiếng mỗi đêm có thể dẫn đến thiếu ngủ mãn tính. Bạn sẽ cảm thấy chán nản, khó tập trung và giảm khả năng kiểm soát sự thèm ăn.
Theo National Sleep Foundation, người trưởng thành và người cao tuổi nên ngủ ít nhất 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để cơ thể hoạt động tốt nhất.
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng?
Giấc ngủ rất quan trọng vì nhiều lý do - giấc ngủ báo hiệu cơ thể bạn giải phóng hormon và các hợp chất giúp quản lý cơn thèm ăn (có lợi cho những người hay ăn vặt giữa đêm), duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện trí nhớ.
Ngủ 7 đến 8 tiếng ảnh hưởng tích cực đến cơ thể:
Kiểm soát sự thèm ăn
Nếu thói quen ngủ của bạn không lành mạnh có thể làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Điều này sẽ kích hoạt bộ não giải phóng hóa chất để báo hiệu cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn và tăng cân. Một nghiên cứu cho thấy những người ngủ trong hơn 8,5 giờ có chỉ số khối cơ thể cao hơn (BMI) và giá trị A1C cao hơn. A1C là số đo mức đường huyết bình thường của một người. Những người ngủ trong 6,5 giờ có mức A1C rất thấp.
Hỗ trợ chức năng miễn dịch
Trong khi bạn đang ngủ, hệ thống miễn dịch giải phóng hợp chất cytokine có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu tế bào. Một số chất cytokine có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách chống lại tình trạng viêm và các loại nhiễm trùng khác nhau. Nếu ngủ không đủ giấc, các tế bào miễn dịch không thể sản xuất đủ hợp chất cytokine. Theo một nghiên cứu trong năm 2013, người ta thấy rằng giấc ngủ kém làm tăng số lượng các hợp chất viêm trong cơ thể của một người. Các hợp chất này là nguyên nhân dẫn đến hen suyễn và dị ứng. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người ngủ 4-5 tiếng mỗi đêm có hệ miễn dịch yếu.
Tăng tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu từ Ý và Anh đã phân tích dữ liệu từ 16 nghiên cứu riêng biệt được tiến hành trong hơn 25 năm, bao gồm gần 1,3 triệu người và hơn 100.000 ca tử vong. Kết quả nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí 'Sleep' cho thấy những người chỉ ngủ 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 12%.
Cải thiện trí nhớ
Ngoài việc điều chỉnh chức năng miễn dịch và sự thèm ăn, ngủ cũng giúp bảo vệ và tăng cường trí nhớ. Có một giấc ngủ tốt hỗ trợ quá trình lưu giữ bộ nhớ, những người có thói quen ngủ kém thường gặp khó khăn khi tiếp thu các thông tin mới, và nhớ lại các thông tin cũ. Giấc ngủ tốt giúp cải thiện tư duy sáng tạo và trí nhớ dài hạn.
Nguy cơ mắc bệnh thấp hơn
Nếu bạn bị thiếu ngủ, bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tiểu đường, bệnh tim, béo phì và ngưng thở khi ngủ. Tất cả các tình trạng sức khỏe này có thể giảm khi bạn ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Theo Tiền phong
Tham vọng 'bẻ khóa' giấc ngủ của các triệu phú Mỹ Từ tấm thảm trị giá 510 USD đến thiết bị đeo tay 999 USD, các triệu phú Mỹ sẵn sàng vung tiền để ngủ ít hơn mà vẫn khỏe mạnh. Trong một chuyến đi đến New York, Dave Asprey đặt túi nước đá lên cơ thể trước khi ngủ. Nhà sáng lập kiêm CEO của công ty cà phê và thực phẩm chức...