Hưng Yên: Lan tỏa phong trào đổi mới dạy học
Với sự quan tâm đầu tư của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên, việc đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá được lan tỏa rộng rãi trong toàn ngành GD-ĐT tỉnh Hưng Yên.
Thầy trò trường THPT Ân Thi (Hưng Yên) thi đua dạy tốt học tốt
Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa
Ông Nguyễn Duy Hưng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đặc biệt quan tâm đến Giáo dục. Ngân sách chi cho GD-ĐT tăng hàng năm, công tác XHH giáo dục với sự tham gia đóng góp của toàn xã hội.
Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ở các nhà trường được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh xây mới được hơn 3600 phòng học với tổng kinh phí đầu tư trên 1200 tỉ đồng. 100% các trường THCS THPT được trang bị máy chiếu màn chiếu đa năng phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
Dù số lượng trường học ở các cấp học bậc học giảm do thực hiện chủ trương sáp nhập hợp nhất cơ sở GD nhưng mạng lưới GD Hưng Yên vẫn phát triển về quy mô đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tỉ lệ trẻ nhà trẻ đến trường đạt trên 41,5%, trẻ mẫu giáo 99,2%, 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp một, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6.
Hưng Yên đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục cả về tư tưởng, đạo đức cùng năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD. Đến nay tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn bậc mầm non đạt 74%, tiểu học trên 96%, THCS 75%, THPT 23,5%.
Với sự quan tâm đầu tư của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, ngành GD ĐT Hưng Yên đã đạt được những kết quả tự hào. Hưng Yên là tỉnh thứ 8 của cả nước đạt chuẩn giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2. Việc đổi mới hình thức dạy học cũng như kiểm tra đánh giá được lan tỏa rộng rãi trong toàn ngành.
Trong đó bậc mầm non dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ khám phá trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm học bằng chơi, chơi mà học. Các cơ sở GDPT thực hiện đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, giúp học sinh phát triển tư duy, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
Video đang HOT
Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục toàn tỉnh đẩy mạnh hình thức giáo dục STEM, phát động phong trào nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Nhiều học sinh Hưng Yên đạt giải cao trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia, nhiều GV HS đã có những sáng tạo tích cực, có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Công tác kiểm tra đánh giá học sinh cũng được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, chú trọng vào khả năng sáng tạo, chuyển từ đánh giá kết quả học tập cuối kì sang đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức. Học sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá.
Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước cải thiện, giáo dục mũi nhọn khởi sắc. Hàng năm tỉ lệ học sinh Hưng Yên tốt nghiệp THPT luôn cao hơn tỉ lệ bình quân chung của cả nước. Hàng năm có 54,22% thí sinh tốt nghiệp THPT đỗ đại học, trong đó có nhiều em đỗ thủ khoa. Tỉ lệ HSG quốc gia luôn vượt chỉ tiêu đề ra, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi cấp quốc gia và quốc tế.
Cô Trần Thị Thúy – giáo viên bộ môn Tiếng Anh Trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên) có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, lọt top 50 giáo viên toàn cầu
Phát triển giáo dục toàn diện, tăng cường hội nhập quốc tế
Cùng với truyền tải kiến thức, các nhà trường chú trọng giáo dục đạo đức lối sống cho HS thông qua việc đổi mới các môn GD thể chất, GD quốc phòng an ninh, các hoạt động tri ân tưởng nhớ các bậc tiền bối cách mạng, các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các bạn khó khăn. Bên cạnh đó sự ra đời của các CLB văn hóa thể thao trong các nhà trường cũng giúp cho học sinh phát huy năng khiếu, tạo sân chơi lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.
Sở GD&ĐT Hưng Yên cũng khuyến khích các nhà trường liên kết với nhau hoặc hợp tác với các trường ĐH, CĐ, các đối tác nước ngoài trong đào tạo nghiên cứu khoa học. Điển hình là chương trình hợp tác với Sở GD&ĐT Incheon của Hàn Quốc bồi dưỡng cho hơn 200 GV theo mô hình giáo dục thông minh đã thực hiện thành công ở nước bạn.
Thời gian qua, ngành GD-ĐT Hưng Yên chú trọng ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy. Tất cả các đơn vị đều sử dụng phần mềm quản lí nhân sự, hệ thống sinh hoạt chuyên môn trực tuyến, hệ thống ngân hàng câu hỏi, phần mềm soạn bài giảng e-learning, sản xuất chương trình dạy học trên truyền hình.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, ngành GD-ĐT Hưng Yên còn gặp một số khó khăn như thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc mầm non, tiểu học; cơ sở vật chất ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu và chưa đồng bộ; một số địa phương như Văn Lâm, Yên Mỹ, Văn Giang, Mỹ Hào có tỉ lệ dân số cơ học tăng nhanh nên xảy ra tình trạng thiếu phòng học, phòng chức năng tại một số nhà trường.
Ông Nguyễn Văn Phê- Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết: Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, ngành GD Hưng Yên tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi với căn bản GD-ĐT, thực hiện tốt chỉ thị 05 đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa GDPT giai đoạn 2021-2025.
Để làm tốt việc đó, ngành tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Trong đó tiếp tục nâng cao năng lực tự chủ của các cơ sở giáo dục, quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, làm tốt công tác hợp tác quốc tế, vận dụng các mô hình giáo dục tiên tiến của các nước vào các cơ sở giáo dục trong tỉnh; làm tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong đổi mới giảng dạy và quản lí của các nhà trường.
Cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh: Cần thiết nhưng chưa thể triển khai đồng bộ?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Thông tư ban hành chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.
Theo đó, chương trình được xây dựng với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu làm quen tiếng Anh của trẻ từ 3 - 6 tuổi trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu. Thực tế là nhu cầu làm quen với tiếng Anh từ sớm với trẻ rất cần thiết, nhưng dự thảo này cơ bản khó triển khai đại trà ngay?
Cần cơ sở pháp lý
Chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh được xây dựng với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu làm quen tiếng Anh của trẻ từ 3 - 6 tuổi trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu. Chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh, bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ làm phong phú thêm kinh nghiệm ngôn ngữ của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc các nền văn hóa khác.
Chương trình mang tính chất khung, nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhằm định hướng cho việc phát triển tài liệu, học liệu và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh. Trẻ sẽ bước đầu hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ, góp phần phát triển toàn diện và chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.
Phương pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo làm quen với Tiếng Anh nhấn mạnh vào việc hình thành năng lực giao tiếp với nhóm các phương pháp chủ đạo gồm: thực hành trải nghiệm, dùng lời nói, trực quan minh họa, giáo dục bằng tình cảm, nêu gương, khích lệ, khuyến khích phản hồi của trẻ bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết, đề án về đổi mới toàn diện căn bản giáo dục đã đặt ra yêu cầu cho trẻ mầm non tiếp cận với ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
Việc cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh chính thức được thí điểm từ năm 2014, tuy nhiên, việc này với chỉ được triển khai dựa trên một công văn, chưa đủ hành lang pháp lý. Bộ GD&ĐT chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện cụ thể; chưa có chương trình khung cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh cũng như quy định về thẩm định tài liệu, giáo trình khiến nhiều địa phương lúng túng trong triển khai do năng lực đội ngũ giáo viên còn hạn chế.
Chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh chỉ thực hiện trong các cơ sở mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu. Ảnh: P.T
Giáo viên vẫn là một bài toán khó?
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết: tinh thần của dự thảo quy định này là không áp đặt, không phải tất cả đều phải triển khai, mà chỉ áp dụng cho những cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầu thực hiện.
Hiện nay, mỗi địa phương cũng đang triển khai theo các cách làm khác nhau. Nhà trường liên kết với các trung tâm tiếng Anh, mượn giáo viên tiếng Anh theo số tiết, số giờ, theo giáo trình cũng mỗi nơi một kiểu. Ví dụ tại TP.HCM, Sở GD&ĐT thẩm định và cho phép sử dụng 4 tài liệu để giảng dạy. Tại Hà Nội, số đơn vị được Sở GD&ĐT phê duyệt tài liệu gồm 14 trung tâm và 10 hệ thống trường mầm non tư thục.
Đội ngũ giáo viên để có thể triển khai chương trình này chắc chắn còn hạn chế. Về trình độ giáo viên triển khai chương trình, dự thảo quy định, giáo viên Việt Nam phải có bằng CĐ trở lên (ngành sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh), đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non hoặc phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Hoặc có bằng CĐ ngành giáo dục mầm non trở lên, có chứng chỉ năng lực tiếng Anh trình độ bậc 4 trở lên. Với giáo viên nước ngoài, ngoài yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cần đáp ứng các yêu cầu hiện hành quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Trong khi đó, giáo viên mầm non nói chung ở thời điểm này vẫn đang thiếu. Theo báo cáo của Vụ Giáo dục mầm non, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, tỷ lệ giáo viên/lớp thấp ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Theo báo cáo từ các địa phương, năm học 2019-2020, cả nước thiếu 45.242 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế). Đội ngũ thiếu dẫn đến áp lực nặng nề hơn đối với giáo viên đứng lớp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Như vậy, riêng giáo viên để triển khai làm quen với tiếng Anh là khó khăn.
Tuy nhiên, dự thảo ở thời điểm này vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá là cần thiết, để tạo ra khung hành lang pháp lý cũng như xây dựng được chương trình cụ thể cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh, từ đó, các địa phương có căn cứ để thực hiện phù hợp. Ban xây dựng dự thảo cũng cần tập hợp những ý kiến đóng góp để thực sự đưa ra các quy định có hiệu quả trong quá trình triển khai.
Dạy trẻ làm quen tiếng Anh từ 3 tuổi: Trường công khó hơn nhiều lần trường tư? Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo. Theo dự thảo, chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh; hướng tới hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh; chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc...