Hứng thú với ngày hội kỳ quái của học sinh “Trường nhà người ta”
Trong tuần lễ Gateway week, thay vì mặc những bộ đồng phục truyền thống như mọi ngày, tất cả các bạn học sinh, các thầy cô giáo và nhân viên trong trường được mặc những bộ đồ thoải mái, độc đáo hay diện những thiết kế “tự chế” kỳ quái đến trường.
Đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ đi học với một bộ… Pijama, thầy cô giáo của mình xuất hiện với một kiểu tóc kỳ quái hay đội một chiếc mũ tự chế, đi bít tất đủ màu sắc tới trường? Nếu thầy cô của bạn khởi xướng chuyện này thì còn chần chừ gì nữa mà không đồng ý ngay đi. Mới đây, các bạn học sinh trường PTLC Quốc tế Gateway Hải Phòng và Hà Nội đã có những trải nghiệm đầy thú vị với các ý tưởng độc đáo và kỳ quái này.
Trong tuần lễ Gateway week, thay vì mặc những bộ đồng phục truyền thống như mọi ngày, tất cả các bạn học sinh, các thầy cô giáo và nhân viên trong trường được mặc những bộ đồ thoải mái, độc đáo hay diện những thiết kế “tự chế” kỳ quái đến trường. Mỗi học sinh với những cá tính riêng là một màu sắc tạo nên một cộng đồng năng động, sáng tạo.
Với chủ đề “ Crazy Outfit Day” – “Ngày mặc đồ kỳ quặc”, học sinh được thoải mái lựa chọn trang phục cho mình như đồ thú; sáng tạo ra một bộ đồ cực chất với các chất liệu như giấy, vải, thậm chí là cả bánh kẹo…
Học sinh thích thú và tự tin thể hiến sự cá tính của mình. Các em được khuyến khích phát triển bản ngã trong một môi trường tự do và năng động.
Cùng với các bộ trang phục kỳ quái, học sinh và thầy cô khéo léo kết hợp với các phụ kiện đi kèm như: tóc giả, tất độc đáo và đầy màu sắc
Những hoạt động kỳ quái “có một không hai” này được tổ chức hoành tráng và xuyên suốt trong một tuần mà không ấn định vào một ngày cụ thể.
Video đang HOT
thậm chí là đi tất cọc cạch trong ngày hội “Crazy Sock Day”
“Đây là lần đầu tiên em lên ý tưởng thiết kế cho trang phục của mình và em đã rất hào hứng khi chuẩn bị nó. Mỗi ngày hội với các chủ đề khác nhau đều là những trải nghiệm rất thú vị và chưa từng có”- Em Nguyễn Tuệ Minh, học sinh trường PTLC Quốc tế Gateway thích thú chia sẻ.
Những chiếc mũ được thiết kế độc đáo, có một không hai được các học sinh lựa chọn trong ngày hội “Crazy Hat Day”
Em Nhữ Hoàng Thục Quyên, học sinh lớp 4 trường PTLC Quốc tế Gateway chia sẻ: “Tuần lễ Gateway Week là những ngày rất vui và ý nghĩa. Mỗi ngày đến trường, chúng em không chỉ được diện những “bộ cánh” độc – lạ – chất, mà còn có cơ hội gần gũi, gắn bó hơn với bè bạn cùng thầy cô. Không chỉ học sinh mà các giáo viên và nhân viên trong trường cũng thiết kế cho mình những chiếc mũ cực chất từ đủ các chất liệu như vải, giấy…”
Tất cả đã góp phần tạo nên một cộng đồng sáng tạo và gần gũi
Điều đặc biệt của tuần lễ nằm ở việc học sinh được tự thiết kế, lên đồ, lựa chọn và sáng tạo trang phục theo chủ đề của từng ngày. Đây là cơ hội để các em học sinh thỏa sức sáng tạo cùng nhau, thể hiện sự độc đáo và tinh thần cộng đồng qua các trang phục của mình. Học sinh sẽ biết cách tôn trọng sự khác biệt của người khác và đặc biệt thêm tự tin, biết tôn trọng sự khác biệt – cá tính của bản thân.
Với ngày hội “Crazy Hair Day”, những nhà tạo mẫu tóc thiên tài đã cho ra hàng loạt những kiểu tóc độc đáo, mới lạ, chưa từng có.
Dù không phải là thế mạnh của mình nhưng các bạn nam cũng rất khéo léo và sáng tạo trong việc tạo ra cho mình một kiểu tóc độc đáo
Để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh, bên cạnh việc cung cấp kiến thức, học sinh còn được tham gia vào rất nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích nhằm phát triển kỹ năng sống trong một môi trường giáo dục tự do, cởi mở và thân thiện. Chính vì vậy, các hoạt động kỳ quái “có một không hai” cũng được chuẩn bị chu đáo và kéo dài trong một tuần.
Tuần lễ Gateway Week là một món quà đặc biệt và dễ thương mà các thầy cô dành tặng cho các bạn học sinh nhân dịp đầu năm học và tô đậm thêm thông điệp “ Gateway là nhà và chúng ta là một gia đình“, mở ra một không gian học đường gần gũi, thân thiện cho tất cả các bạn học sinh. Đồng thời, tuần lễ với nhiều chủ đề khác độc và lạ càng tôn vinh thêm sự đa dạng, khác biệt và cá tính của học sinh. Phát triển tư duy sáng tạo, tạo điều kiện để các ý tưởng được thông suốt và không chịu sự phán xét của bất cứ ai cũng chính là giá trị cốt lõi mà học sinh
Theo Dân trí
HS thích thú với mô hình "Một góc quê hương"
Nhằm giúp cho các em HS hiểu thêm về các các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh nhà. Hội đồng Đội tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện thí điểm mô hình "Một góc quê hương" tại Trường THCS Võ Thị Sáu - TP Sa Đéc. Qua thời gian thực hiện, mô hình này đã tạo được sự thích thú đối với nhiều HS.
HS thích thú tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương thông qua mô hình "Một góc quê hương"
Để thực hiện mô hình này, tại cửa ra vào của mỗi phòng học, Hội đồng Đội thành phố Sa Đéc đã phối hợp cùng Ban Giám hiệu nhà trường lên ý tưởng thiết kế và gắn 22 bảng tóm tắt ngắn gọn thông tin và hình ảnh về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh Đồng Tháp như: Tượng đài Bác Hồ, Xóm rẫy Cụ Hồ, Làng hoa Sa Đéc; Di tích lịch sử Xéo Quýt, vườn Quốc gia Tràm Chim; Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng...
Mỗi tấm bảng được thiết kế dựa trên hình ảnh hoa hồng và bé hồng cách điệu để tạo thêm điểm nhấn nên thu hút sự chú ý của nhiều HS. Em Nguyễn Trần Bảo Anh - HS lớp 7A9 - THCS Võ Thị Sáu thích thú nói: "Em rất thích đọc các bảng này vì nó giúp em biết nhiều thứ về danh lam thắng cảnh, văn hóa, lịch sử địa phương Sa Đéc của em và quê hương Đồng Tháp. Giờ không cần đọc trên sách, muốn biết địa danh nào là em đến các bảng ở mỗi phòng học là biết ngay".
Theo đánh giá của nhiều giáo viên, việc thực hiện mô hình này trong khuôn viên trường không chỉ tạo thêm không gian giải trí mới cho HS mà còn là một hình thức dạy học trực quan sinh động.
Cô Trần Thị Thu Thủy- Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu nhận xét: "Tôi nghĩ nó rất là hay, từ cái thiết kế bên ngoài, màu sắc, hình ảnh cũng như chất lượng của nội dung cũng đảm bảo. Nội dung đã được Hội đồng Đội tỉnh gửi về Ban Tuyên giáo thẩm định nên đây cũng là những nội dung chính thống để chúng ta quảng bá về du lịch của Đồng Tháp. Tôi thấy mô hình này rất hiệu quả và thiết thực và cũng nên nhân rộng mô hình này để cho HS ở địa bàn tỉnh hiểu biết thêm nhiều về truyền thống quê hương".
Ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em HS, mô hình này còn giúp tăng cường sự giao lưu học hỏi, đoàn kết giữa các lớp bởi thông qua mô hình này các em thường xuyên qua lại các phòng học, gặp gỡ trao đổi lẫn nhau. Được biết, Trường THCS Võ Thị Sáu là 1 trong 4 trường và là trường đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện thí điểm mô hình này.
Chị Trần Thị Bích Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Đội TP Sa Đéc cho biết, những hiệu ứng tích cực mà mô hình này đang mang lại sẽ là cơ sở để Hội đồng đội TP Sa Đéc tổ chức nhân rộng ra các trường học còn lại trên địa bàn thành phố. "Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này ở tất cả các trường THCS trên địa bàn. Chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số nội dung khác để giới thiệu thêm về con người cũng như những đặc sản của các địa phương để tạo sự mới lạ cho các em".
Được biết, sau mô hình "Một góc quê hương" dành cho HS cấp THCS, trong thời gian tới, Hội đồng Đội thành phố Sa Đéc sẽ tiếp tục triển khai mô hình "Mỗi tuần một điểm đến" dành cho các em HS ở bậc tiểu học nhằm tạo thêm sân chơi lành mạnh, giúp các em hiểu sâu hơn về truyền thống, lịch sử địa phương từ đó quảng bá hình ảnh quê hương, du lịch Đồng Tháp đến gần hơn với mọi người.
Thanh Nghĩa
Theo giaoducthoidai
Ra mắt bộ sách cẩm nang giáo dục trẻ em Nhân dịp ra mắt bộ sách hai cuốn sách "Kỷ luật tích cực" và "Kỷ luật tích cực trong lớp học", Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp cùng trường Mầm non quốc tế Sakura Montessori và trường PTLC Quốc tế Gateway tổ chức buổi giao lưu với tên gọi "Kỷ luật tích cực không phải là trừng phạt mà là tôn trọng...