Huawei vượt qua ‘mùa đông’ thế nào
Chuẩn bị mọi mặt, yên bình vượt nguy cơ là tinh thần mà nhà sáng lập Huawei luôn yêu cầu nhân viên hướng tới, vì với Huawei, khó khăn không bao giờ dứt.
“Tôi và các bạn đang ngồi đây đều như nhau, một khi Huawei phá sản, tất cả chúng ta đều chẳng còn gì. Ta chỉ có thể tạo ra giá trị gia tăng khi còn tồn tại. Kể cả việc tôi sẽ bị thay thế cũng là quy luật tự nhiên, là điều không thể kháng cự. Tôi sẽ bình tâm đối mặt”, ông Nhậm viết trong một lá thư gửi toàn bộ nhân viên.
Viết lại quy tắc của ngành viễn thông toàn cầu
Năm 2001, đối mặt với “mùa đông” khắc nghiệt của ngành Công nghệ thông tin, Nhậm Chính Phi bắt đầu thực hiện những điều chỉnh lớn. Trước cánh cửa của các nhà khai thác viễn thông châu Âu, Huawei đã giành được rất nhiều hợp đồng từ các công ty viễn thông Pháp, Đức và Đông Âu; tại Trung Á, Huawei đối đầu quyết liệt trước Lucent, lần lượt quét sạch từng thị trường ở các quốc gia Trung Á. Đội quân bán hàng của Huawei xâm nhập vào cánh rừng Nam Mỹ và sa mạc châu Phi rộng lớn, chiếm cứ từng thị trưởng một. Thời báo tài chính Anh từng kinh ngạc lên tiếng: “Huawei của Trung Quốc đang viết lại quy tắc của của ngành viễn thông toàn cầu”.
Ông Nhậm Chính Phi trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo năm 2019.
Trong cuốn sách “Hành trình lập nghiệp của Nhậm Chính Phi”, tác giả Hy Văn viết: “Trận chiến với Cisco là trận chiến mà Huawei không thể không đề cập đến trong quá trình quốc tế hóa. Nhậm Chính Phi đã chỉ huy cuộc ‘vây hãm’ này suốt một năm dài. Khi Cisco kiện Huawei vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Nhậm Chính Phi một mặt tìm luật sư tốt nhất tại Mỹ để đối chiến, một mặt liên minh với 3Com – công ty đối thủ của Cisco tại Mỹ.
Vào thời điểm quan trọng nhất của vụ kiện, Huawei công bố thông tin về liên minh này khiến Cisco rơi vào thế trước sau đều là địch. Mặc dù kết quả cuối cùng giữa Huawei và Cisco là giải hòa, chiến lược của Nhậm Chính Phi trong vụ kiện xuyên quốc gia này là điều không doanh nghiệp nào có thể so bì kịp.
Video đang HOT
Ngay trong cuộc họp nội bộ đầu năm 2008 – năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử – Nhậm Chính Phi cho biết Huawei sẽ là người được lợi nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới. Tại sao Nhậm Chính Phi quả quyết như vậy? Vì những bố trí kinh doanh của Huawei đã hợp lý hơn, những lợi thế của việc mở rộng thị trường cũng nổi bật hơn.
Khó khăn không hề nguôi kể từ khi ông Nhậm Chính Phi thành lập Huawei. Chính ông cũng dự đoán được khó khăn của hiện tại từ hơn 10 năm trước. Trong một phỏng vấn với Tạp chí tài chính của Mỹ, khi được hỏi Huawei làm thế nào có thể chống lại những khó khăn này, ông Nhậm Chính Phi nói: “Những vấn đề chúng tôi gặp phải hôm nay đã được dự kiến từ hơn mười năm trước. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị trong hơn mười năm. Chúng tôi không hoàn toàn vội vã. Những khó khăn này sẽ có tác động đến chúng tôi, nhưng tác động sẽ không lớn và sẽ không có vấn đề gì lớn”.
Dự đoán khó khăn đối đầu với Mỹ từ hơn 10 năm trước
Ông Nhậm đã biết trước công ty sẽ gặp khó khăn với Mỹ và từng có ý định “bán mình” cho Motorola. Năm 2000, Huawei và Motorola gần đi đến thương vụ mua bán nhưng đến phút cuối, Zander – CEO mới nhậm chức của Motorola – đã không phê duyệt thương vụ này.
Năm 2019, trong phỏng vấn với Bloomberg, ông Nhậm kể lại vì sao lúc đó ông lại có ý định bán Huawei cho Motorola. “Khi đó chúng tôi vẫn còn sợ Mỹ, biết rằng nếu tiếp tục phát triển, cuối cùng sẽ phải đối đầu với Mỹ. Chúng tôi biết rõ vậy nên đã chuẩn bị bán công ty đi để phát triển du lịch, máy kéo, nhưng cuối cùng không bán thành công. Chúng tôi cùng nhau thảo luận ‘có tiếp tục con đường này không, hay bán tiếp’. Tôi là phe thỏa hiệp, trước giờ cái gì có thể thỏa thiệp thì sẽ thỏa thiệp. Nhưng phe cấp tiếp hơn nói muốn làm tiếp. Họ đều là dân kỹ thuật, nếu không làm tiếp, đi làm du lịch, cầm cờ làm hướng dẫn viên, họ cảm thấy không phải sở trường. Tôi nói, vậy 10 năm sau rất có thể sẽ có xung đột với Mỹ, muốn đi về phía trước, thì phải nâng cao năng lực bản thân. Tất cả đều đồng lòng”.
“Hôm nay chúng tôi bị đánh, máy bay bị thủng trăm lỗ, nhưng mọi người vẫn rất đoàn kết, không có bất đồng. Các ý kiến thống nhất hơn, phần nào cũng phản ánh phán đoán năm kia. Nhưng có thể đi tiếp không, còn chưa biết. Có người hỏi ‘động cơ bị đánh trúng, bình xăng phải làm sao’. Đứng nói chuyện động cơ và bình xăng, không bán dầu cho chúng tôi, máy bay có thể bay không? Những vấn đề này đều là các vấn đề mới. Đối mặt, giải quyết vấn đề, đi bước nào tính bước đó, dần dần tìm cách”.
Tom Mackenzie, phóng viên truyền hình Bloomberg hỏi: “Việc này có khiến Huawei mạnh mẽ hơn không?”. Ông Nhậm đáp: “Cũng chưa biết được, nên nói rằng, trải qua một lễ rửa tội có thể làm cho tâm trí của chúng tôi tái sinh”.
Huawei đang trên đường tái sinh trước những khó khăn liên tiếp được giăng mắc từ chính phủ Mỹ. Sức mạnh và tinh thần của Huawei là những điều mà chính người ngoài cuộc khó có thể tưởng tượng được. Các hoạt động kinh doanh của Huawei trên toàn cầu dù bị kìm hãm, vẫn tăng trưởng ở mức ấn tượng 9,9% trong III quý năm 2020.
Tài dùng người của nhà sáng lập Huawei
"Văn hóa sói", "văn hóa nệm", hay những mức lương kỷ lục trong giới công nghệ... là những điểm nổi bật trong chiến lược dùng người của Nhậm Chính Phi.
Một góc nhà máy sản xuất điện thoại của Huawei tại Đông Hoản, Trung Quốc, hồi tháng 1 vừa qua.
Những năm đầu Huawei thành lập, khi ấy, mỗi nhân viên được phát một bộ chăn gối để có thể ngủ lại văn phòng nếu làm việc đến khuya. Điều này trở thành một văn hoá tại Huawei - "văn hóa nệm". Những chiếc nệm là hiện diện cho sự tận tụy trong công việc và trở thành một phần của văn hoá cống hiến tại Huawei.
Sự bền bỉ này cũng một phần đến từ mức độ cạnh tranh khốc liệt mà Huawei phải đối mặt trên chính sân nhà của mình. Tính chất công việc cũng hình thành một nét văn hóa rất nổi tiếng khác ở hãng công nghệ Trung Quốc - "văn hóa sói". Những chú sói, với tầm nhìn chiến lược, sức mạnh và ý chí chiến đấu luôn phải thúc đẩy mình tiến lên vì đối thủ của họ là những con sư tử Alcatel, Ericssons, Nokia... - những tập đoàn đã rất thành công và đang thỏa mãn với ưu thế của mình. Chỉ có ý chí phấn đấu và sự nhạy bén với thị trường mới có thể giúp sói vượt qua sư tử.
Đặc biệt hơn, nhân viên tại Huawei được khuyến khích tập trung vào khách hàng và "quay lưng" lại với sếp của mình để phục vụ tối đa lợi ích của khách hàng. "Khách hàng là vua" là một thứ "tôn giáo" tại đây.
Bạn sẽ hỏi sức cống hiến hết mình đến từ đâu, khi áp lực khiến niềm đam mê với công việc có lúc vơi, lúc đầy. Đó chính là do Huawei được sở hữu bởi chính nhân viên của mình. Mọi nhân viên đều được coi trọng như ông chủ, vì tất cả mọi người đều có quyền sở hữu cổ phần của công ty. Thực tế, ông Nhậm Chính Phi sở hữu 1,14% cổ phần của Huawei, còn lại là của 96.768 nhân viên khác.
Trong một phỏng vấn trên Tuần báo kinh tế và Báo Thương mại Đức, khi được hỏi về việc Huawei có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán không, khi nhiều nhân viên của công ty đã nắm giữ cổ phần của công ty, ông Nhậm Chính Phi đã hóm hỉnh trả lời: "Không, có thể 3.000 năm sau. Nếu các bạn kiên nhẫn, hoan nghênh các bạn mua cổ phiếu của Huawei sau 3.000 năm nữa".
Ông Nhậm Chính Phi trong tại lễ khai trương văn phòng đầu tiên của Huawei ở Sydney, Australia, năm 2004.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Huawei, tập đoàn đã chi từ 10 đến 15% doanh thu hàng năm, tương đương 20 tỷ USD, để tái đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển. Khoản đầu tư này đã đưa Huawei vào Top 5 nhà đầu tư lớn nhất cho R&D trên toàn thế giới giai đoạn 2019 - 2020. Điều này được thể hiện ở cú nhảy vọt của Trung Quốc trên bảng xếp hạng được công bố hồi tháng 6 vừa qua: Trong số các công ty châu Á lọt top 10 công ty sáng tạo nhất, Huawei tăng 42 bậc lên vị trí thứ 6.
Bên cạnh R&D, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi thường xuyên nhắc tới yếu tố con người. "Cũng giống nguyên tử uranium giải phóng năng lượng hạt nhân khổng lồ dưới sự bắn phá neutron, mỗi nhân viên Huawei là hạt nhân nguyên tử được thúc đẩy bởi các giá trị cốt lõi của chúng tôi và có tiềm năng tạo ra một lực lượng đáng kinh ngạc", ông nói.
Yao Tin - được mệnh danh là "mỹ nữ thiên tài" - về Huawei hồi tháng 8 với mức lương 225.000 USD/năm.
Triết lý này được thể hiện ở mức độ đầu tư cho công tác chiêu mộ người tài của công ty. Theo tạp chí Tài Kinh (Trung Quốc), từ đầu năm 2020 đến nay, Huawei đã tuyển dụng 4 nhân viên mới theo chương trình "Kỳ tài trẻ". Các nhân viên này đều mới lấy bằng tiến sĩ từ các trường đại học danh tiếng và nhận lương 129.000 - 288.000 USD một năm. Người nhận mức lương 288.000 USD/năm là Zhang Ji, 27 tuổi, mới lấy bằng tiến sĩ khoa học vi tính tại đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung. Một gương mặt nổi bật khác là Yao Ting, cũng tốt nghiệp trường Hoa Trung với tấm bằng tiến sĩ kiến trúc hệ thống vi tính. Yao hưởng mức lương gần 225.000 USD/năm.
Ông Nhậm từng nói: "Các công ty của Mỹ, đặc biệt là Google, đã làm rất tốt việc tuyển dụng nhân tài với mức lương gấp sáu lần chúng tôi. Chúng tôi thấy mình quá bảo thủ và tương lai phải dùng mức lương gấp năm hoặc sáu lần Google để cạnh tranh để có được những tài năng trên thế giới".
Không ngại chi tiền cho những tài năng "tài không đợi tuổi", ông Nhậm còn thấy rằng 80% nhân viên ưu tú thường bị các quản lý cấp giữa "giày vò đến mức nghỉ việc". Nguyên nhân lớn nhất quyết định một người có thể đạt được thành tích tốt hay không đến từ chính cấp quản lý trực tiếp của họ. Do đó, ông Nhậm đề ra chính sách "bỏ quản trị cấp giữa", phá vỡ "tiêu chuẩn phòng ban". Theo đó, các cán bộ cấp giữa không được "tự quét tuyết trước cửa phòng mình" - nghĩa là không được chỉ làm việc vì lợi ích phòng ban của mình.
Nhờ những chính sách như vậy, Huawei được biết đến là nơi lý tưởng mà ý kiến của nhân viên cấp thấp cũng có thể thành hiện thực.
Huawei có làm nên chuyện với HarmonyOS hay không Huawei dự kiến đưa HarmonyOS 2.0 lên smartphone vào năm sau để tránh phụ thuộc vào Android, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Cách đây khoảng 8 năm, trong một biệt thự hướng ra bờ hồ tuyệt đẹp nằm ở Thâm Quyến, nhà sáng lập Huawei - Nhậm Chính Phi - đã cùng một nhóm chuyên gia công nghệ thảo luận...