Huawei phản hồi trước thông tin bán mảng kinh doanh smartphone cao cấp
Huawei phủ nhận việc sẽ bán mảng kinh doanh smartphone của mình.
Năm ngoái, Huawei đã bán toàn bộ thương hiệu con Honor cho một liên doanh gồm 30 đại lý, nhà phân phối và doanh nghiệp, trong đó có nhà mạng China Telecom và một số đơn vị được chính phủ hậu thuẫn, như Shenzhen Zhixin – một tập đoàn chuyên về phát triển thành phố thông minh có trụ sở tại Thâm Quyến.
Và mới đây, Reuters lại đưa tin rằng Huawei đang đàm phán để bán lại mảng kinh doanh smartphone cao cấp, gồm có dòng smartphone P và Mate. Nguồn tin này cũng cho biết cuộc đàm phán sắp hoàn tất, và thỏa thuận sẽ được công bố trong một thời gian ngắn sắp tới.
Trước thông tin này, Huawei đã chính thức thông báo rằng họ không có kế hoạch bán mảng kinh doanh smartphone của mình.
Tuy nhiên những tin đồn về việc bán thương hiệu con Honor cũng đã từng bị Huawei phủ nhận. Nhưng cuối cùng thì Huawei vẫn đã bán Honor. Do đó mà chúng ta chưa thể có bất kỳ kết luận nào ở thời điểm hiện tại.
Theo dự kiến, Huawei vẫn sẽ ra mắt P50 series vào đầu năm nay, và ra mắt Mate 50 series vào mùa thu tới đây.
Trong khi đó, thương hiệu Honor đang chuẩn bị ra mắt dòng smartphone Honor V40. Đây sẽ là những chiếc smartphone đầu tiên mà Honor ra mắt với tư cách là một công ty riêng biệt. Honor V40 sẽ được trang bị chip xử lý Dimensity 1000 của MediaTek.
Mẹo làm giàu mới ở Trung Quốc: 'Nếu muốn kiếm tiền, hãy tích trữ điện thoại Huawei'
Smartphone mới của Huawei bán ra luôn nhanh chóng hết hàng, nhưng nó vẫn giúp cho các thương gia buôn điện thoại di động có lãi.
22h07 tối ngày 27/12, sau khi gửi hàng đi trong ngày, Đới Lập, một người bán buôn điện thoại di động ở Hoa Cường Bắc, nhắn tin cho một người bạn: "Tôi đã xong ca, cần gì thì liên hệ, ngày mai tôi sẽ gửi ca sáng. Đơn hàng online sẽ được ưu tiên hơn."
Đồng thời, anh cũng gửi kèm theo hình ảnh báo giá điện thoại di động trong ngày.
Theo báo giá do Đới Lập cung cấp, mẫu Porsche Design Huawei Mate40 RS 256GB màu đen có giá 13.700 nhân dân tệ, cao hơn 1.701 nhân dân tệ so với giá niêm yết. Mẫu điện thoại cùng loại dung lượng 512GB có giá cao hơn 2.301 nhân dân tệ so với giá trên trang web chính thức của Huawei. Và so với ngày hôm trước, giá mẫu Mate40 RS 256GB đã giảm 50 nhân dân tệ.
Chính bản thân Đới Lập cũng không thể nói trước rằng vào một ngày cụ thể nào đó, chiếc điện thoại này sẽ đắt hơn, hay khi nào nó sẽ rẻ hơn. Bởi giờ đây, các sản phẩm của Huawei là "mỗi ngày một giá", hôm qua mẫu này còn màu trắng, nhưng hôm nay mẫu màu trắng đã hết hàng.
Thương nhân này đã buôn bán điện thoại di động ở Hoa Cường Bắc trong suốt 7 hoặc 8 năm qua, kiếm tiền từ smartphone và các sản phẩm ngoại vi. Anh đã nhanh chóng giàu có nhờ tận dụng sự chênh lệch giá của từng sản phẩm, do thị trường mang lại.
Video đang HOT
Nhưng đối với những chiếc smartphone Huawei bán ra vào năm 2020, cảm nhận trực quan nhất của Đới Lập là "có ít hàng thì giá cao hơn, giảm số lượng thì tăng lợi nhuận, mọi thứ vượt quá kỳ vọng".
"Nếu bạn không biết cách kiếm được tiền, hãy tích trữ điện thoại Huawei. Đúng vậy, mặc dù nguồn cung ít, nhưng lợi nhuận gộp của mỗi chiếc lại cao hơn trước", Đới Lập chia sẻ.
Bị ảnh hưởng bởi sự cố chip trong năm nay, nhiều sản phẩm của Huawei đã hết hàng, và điều đó khiến hiệu suất giao dịch của những chiếc smartphone cao cấp này trở nên đặc biệt rõ ràng.
Và Đới Lập không phải là người duy nhất hưởng lợi. Đối với hầu hết các nhà phân phối điện thoại di động trong năm nay, lợi nhuận do các thương hiệu khác mang lại là tối thiểu, nhưng sự thiếu hụt điện thoại di động Huawei đã mang lại cho họ lợi nhuận gấp đôi hoặc thậm chí cao hơn.
Và như một điều kỳ diệu trong năm 2020 đầy bất thường, những chiếc smartphone Huawei đã mở ra một khoảng thời gian tươi sáng trong kinh doanh của các thương nhân chuyên buôn điện thoại di động.
Mẹo lấy hàng
Trên bảng báo giá do Đới Lập cung cấp, ở nơi dễ thấy nhất có ghi câu này: " Tất cả chúng đều đã được kích hoạt trước, mọi người đừng bận tâm nhé."
Trong trường hợp bình thường, điện thoại di động được bán bởi các nhà bán lẻ và bán buôn thiết bị đầu cuối sẽ ở trạng thái không hoạt động, chưa bị kích hoạt. Và theo cơ chế đánh giá của Huawei, kênh bán hàng càng tốt thì càng có được nhiều hàng. Nên để có thêm hàng trong tình trạng khan hiếm, một số nhà phân phối buộc phải kích hoạt trước khi bán điện thoại di động.
Mọi chuyện bắt đầu vào đầu tháng 8 năm nay. khi Giám đốc điều hành mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei đã công khai đề cập rằng chip của Huawei không còn đủ và tình hình rất khó khăn.
Khi đó, Giang Quân có linh cảm rằng điện thoại di động Huawei chắc chắn sẽ tăng giá.
Giang Quân đã có kinh nghiệm làm trong ngành 20 năm, tin vào nhận định của chính mình. Và không mất nhiều thời gian để nguồn cung điện thoại di động của Huawei trở nên thực sự căng thẳng. Từ Top368, Top1000 đến Top1500, các đại lý của mỗi cấp ngày càng nhận được ít hàng hơn (các cấp bậc phân chia trong kim tự tháp phân chia đại lý bán hàng của Huawei).
Huawei phân phối hàng hóa cho các nhà phân phối dựa trên các yếu tố toàn diện như cấp, doanh số bán hàng thực tế và hàng tồn kho. Trong trường hợp mức phân phối đã được thiết lập, nếu nhà phân phối muốn có thêm hàng hóa thì phải có thành tích bán hàng tốt hơn.
"Lấy được hàng" đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các đại lý như Giang Quân, nhằm chiếm lấy thị trường. Và cách nhanh nhất là chuyển tất cả hàng tồn kho thành doanh số bán hàng, ghi điểm thành tích bán tốt và được phân phối thêm. Chỉ cần ;ắp thẻ SIM vào điện thoại di động mới, kích hoạt nó theo quy trình và thiết bị sẽ được hiển thị như đã bán trong hệ thống giám sát của Huawei.
"Có rất nhiều người làm việc này, tất cả là để được phân phối nhiều hàng hơn. Khi có hàng là có tiền", Giang Quân cho biết. Và điều đó bao gồm từ dòng máy trung cấp đến cao cấp của Huawei, miễn là còn hàng thì chuyện bán đi chỉ là vấn đề thời gian. Và đối với các nhà cung cấp kênh phân phối, các thiết bị cao cấp không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận hơn mà còn nâng cao lòng trung thành của người tiêu dùng.
Năm để kiếm tiền
Lo lắng - ngạc nhiên - hài lòng. Chung Cường, một nhà bán buôn điện thoại di động Huawei và Honor ở tỉnh Sơn Đông, như đã trải qua một chuyến tàu lượn đầy cảm xúc trong năm nay, nhưng với cách thức khác với mọi khi.
Vào tháng 2, khi buộc phải ở nhà vì dịch bệnh và lo lắng về hàng tồn kho mỗi ngày, anh không bao giờ nghĩ rằng năm nay sẽ là năm có lãi cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Năm ngoái, doanh số bán điện thoại di động của Chung Cường là 200.000 chiếc và năm nay anh dự kiến con số này sẽ giảm xuống còn 80.000 chiếc. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến số tiền kiếm được. Bởi lợi nhuận gộp năm nay đã cao hơn gấp đôi, thậm chí gần gấp ba những năm trước.
Không giống như các nhà bán lẻ đầu cuối như Giang Quân, những nhà bán buôn như Chung Cường kinh doanh theo kiểu "lướt sóng". Điều anh cần là luân chuyển hàng hóa nhanh chóng và dòng chảy hàng hóa nhanh hơn có nghĩa là nhiều tiền hơn.
Thông thường, sau khi anh nhận hàng từ nhà sản xuất, một số hàng hóa sẽ được phân phối đến các kênh bán lẻ ở các quận, huyện, thị xã và các thị trường khác. Một số được cung cấp cho các thương gia trên các nền tảng thương mại điện tử như Tmall và JD.com.
Không chỉ bên bán buôn, bên bán lẻ, các nhà phân phối cũng cảm nhận được niềm vui khi lợi nhuận gộp tăng. Địch Văn, một đại lý ở Sơn Đông, cho biết lợi nhuận tổng thế về cơ bản vẫn như năm ngoái, nhưng về mặt thương hiệu, lợi nhuận từ việc bán smartphone Huawei đã tăng rất nhiều. Hiện smartphone Huawei chiếm 70% hoạt động kinh doanh của đại lý này.
Từ smartphone đến "hệ sinh thái Huawei"
Mặc dù đã kiếm được khá tiền từ bán điện thoại di động Huawei trong năm nay, nhưng các đại lý nói trên vẫn không quá lạc quan về tình hình năm tới và đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội tiếp theo.
Đại lý Giang Quân đã triệu tập một cuộc họp nội bộ khẩn cấp với các quản lý cấp trung và cấp cao, để tìm ra cách thức hoạt động trong thời gian tới. Cuối cùng, mọi người đã đạt được thỏa thuận là tập trung vào các sản phẩm tích hợp của Huawei, bao gồm TV, máy tính, thiết bị đeo thông minh... Cùng thời điểm đó, các nhà phân phối như Địch Văn, Chu Cường... cũng đưa ra kết luận tương tự.
"Ảnh hưởng thương hiệu của Huawei vẫn còn rất lớn. Ngoài điện thoại di động, chúng tôi còn kinh doanh các lĩnh vực khác" , Địch Văn cho biết họ có kế hoạch quảng bá màn hình thông minh của Huawei vào năm tới và tăng tỷ trọng sản phẩm tích hợp của Huawei lên 20%. Nhìn chung, sự lựa chọn của các nhà cung cấp kênh phân phối đang theo sát tốc độ của Huawei.
Năm nay, Huawei đã tăng cường nỗ lực trong các sản phẩm tích hợp. Ngoài điện thoại di động, hãng bắt đầu tập trung vào quảng cáo máy tính xách tay MateBook, máy tính bảng MatePad, đồng hồ, vòng tay và tai nghe không dây.
Khi các đại lý mua hàng, Huawei cũng tặng kèm điện thoại di động các sản phẩm tích hợp và khuyến khích họ thúc đẩy việc bán chúng. Cách tiếp cận này cũng đã mang lại nhiều doanh thu hơn cho Huawei.
Thông tin công khai cho thấy Huawei đã bắt đầu thực hiện chiến lược chuỗi sinh thái 1 8 N. Trong đó, 1 là điện thoại di động giữ vai trò "mặt trời" ở trung tâm, "8 hành tinh" bao quanh dùng để chỉ máy tính bảng, TV, loa thông minh, kính AR/VR, đồng hồ thông minh, sản phẩm giải trí trên xe hơi, tai nghe, PC. Còn "N vệ tinh" là văn phòng di động, nhà thông minh, sức khỏe thể thao, giải trí nghe nhìn, du lịch thông minh và các dịch vụ khác.
Theo một số dữ liệu của bên thứ ba, Huawei đã đạt được kết quả tốt trong nhiều phân khúc thị trường sản phẩm phần cứng. Dữ liệu mới nhất từ Counterpoint cho thấy trong nửa đầu năm nay, về doanh thu lô hàng, Apple, Garmin và Huawei chiếm thị phần đồng hồ thông minh gần 70%, trong đó Huawei chiếm 8,3%, đứng thứ ba.
Theo số liệu từ IDC công bố, trong nửa đầu năm 2020, thị phần của Huawei trên thị trường thiết bị tai nghe không dây của Trung Quốc là 10,1%, đứng thứ hai, chỉ sau Apple. Về máy tính xách tay, vào tháng 8 năm nay, thị phần máy tính xách tay của Huawei tại Trung Quốc đã tăng lên 16,9%, đứng thứ hai.
Huawei không phải là duy nhất
Mặc dù tin tưởng vào các giải pháp của Huawei, nhưng các nhà cung cấp kênh phân phối vẫn đang chuẩn bị "bắt cá bằng hai tay". Cụ thể, họ cũng đang bắt đầu tìm kiếm các thương hiệu có thể thay thế Huawei, với hy vọng sẽ đa dạng hóa rủi ro bằng cách tìm kiếm các thương hiệu thay thế.
"Liệu Huawei có thể tiếp tục mang lại tiền trong năm tới?", Giang Quân tỏ ra bi quan. Ông tin rằng nếu Huawei tiếp tục hết hàng trong nửa đầu năm sau, người tiêu dùng chắc chắn sẽ chuyển sang các thương hiệu khác. Vì vậy, là một doanh nhân, ông không muốn chỉ đặt cược vào Huawei. Và OnePlus và Xiaomi đã trở thành sự lựa chọn mới của ông.
"Sau khi Huawei hết hàng, thương hiệu có doanh số tăng nhanh nhất tại cửa hàng của chúng tôi là Xiaomi. Doanh số năm nay tăng khoảng 20% -30% so với cùng kỳ năm ngoái", Giang Quân tiết lộ. Hiện Xiaomi là thương hiệu điện thoại cao cấp được ưa chuộng nhất Trung Quốc và ông hy vọng sẽ thay thế thương hiệu của Huawei.
Trong những năm trước, Xiaomi nhấn mạnh vào tỷ lệ hiệu suất giá cả tối ưu và để lợi nhuận cho người tiêu dùng, điều này khiến lợi nhuận của kênh phân phối quá mỏng, khiến các đại lý không muốn bán hàng cho Xiaomi. Nhưng hiện tại, Xiaomi đang cố gắng phá vỡ thế bế tắc.
Trong nửa đầu năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, doanh số bán điện thoại di động của Xiaomi tại thị trường trong nước sụt giảm. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất cho thấy doanh số bán hàng trong nước của thương hiệu Xiaomi đang tăng lên nhanh chóng, và giá cổ phiếu của hãng cũng đạt mức cao kỷ lục.
Cũng có những kênh phân phối hy vọng sẽ lấp đầy điện thoại di động tầm trung đến cao cấp thông qua Samsung. Đồng thời, Honor cũng dần trở thành kỳ vọng chung của các nhà phân phối điện thoại di động, sau khi thương hiệu này được tách khỏi Huawei.
Mặc dù họ là nhà phân phối của nhiều thương hiệu, nhưng Giang Quân, Chung Cường và Địch Văn hiện đang lựa chọn chiến lược thận trọng và chờ đợi. Không ai có thể dám chắc về tình hình thị trường năm sau.
"Trong ngành này nhiều năm như vậy, tôi đã trải qua thời kỳ rực rỡ của một số thương hiệu, cũng đã chứng kiến sự biến mất của nhiều thương hiệu. Không có gì to tát cả, sẽ luôn có những thương hiệu mới vươn lên" , Địch Văn nói.
Giữ cho mình tồn tại mới là bản chất thực sự của các đại lý này.
Reuters: 'Huawei sắp bán mảng smartphone cao cấp Mate và P series' Hãng điện thoại Trung Quốc có thể sẽ phải chia tay 2 dòng smartphone đã gắn bó với thương hiệu của mình nhiều năm qua là P và Mate. Huawei đang đàm phán để bán 2 dòng smartphone cao cấp của hãng là P và Mate. Thông tin này được Reuters tiết lộ, dẫn nguồn tin là những người "có liên hệ trực...