Huawei mắc kẹt trong cuộc chiến địa chính trị Mỹ-Trung
Theo đánh giá của các chuyên gia, dường như Huawei đang mắc kẹt trong cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
Dưới sức ép của Mỹ, Chính phủ Anh hôm qua (14/7) thông báo sẽ cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G, đồng thời yêu cầu nhà mạng loại bỏ thiết bị của Huawei trước năm 2027. Các bên liên quan ngay lập tức có phản ứng về quyết định được xem là đầy bất ngờ này của chính phủ Anh.
Phản ứng sau quyết định mới nhất của Anh, tập đoàn Huawei đã kêu gọi Chính phủ Anh xem xét lại lệnh cấm. Người phát ngôn Huawei tại Anh Ed Brewster đã bày tỏ thất vọng, cho rằng động thái này là do sức ép từ Mỹ chứ không phải từ quan ngại về an ninh.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh trong một dòng trạng thái đăng tải trên trang Twitter cá nhân đã bày tỏ thất vọng và cho rằng đây là một quyết định sai lầm. Theo ông Lưu Hiểu Minh, quyết định của Anh khiến dư luận đặt câu hỏi liệu Anh có thể mang lại một môi trường kinh doanh cởi mở công bằng và không phân biệt đối xử với các công ty của nước ngoài hay không.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng đã nhấn mạnh ý này: “Chẳng lẽ không thể mang lại một môi trường kinh doanh công bằng, cởi mở và tự do cho các công ty Trung Quốc hoạt động tại Anh hay sao. Đây sẽ là phép thử về đường lối hoạt động của thị trường Anh hậu Brexit và nó cũng sẽ cho thấy đầu tư của Trung Quốc tại Anh an toàn đến đâu”.
Trái với phản ứng của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Anh. Theo ông Pompeo, Anh đã gia nhập nhóm các quốc gia sẵn sàng bảo vệ an ninh quốc gia bằng cách không sử dụng sản phẩm của bên cung cấp có nguy cơ cao và không đáng tin cậy.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, quyết định của Anh được xem là đòn giáng nặng nề vào Huawei, vốn đang tăng cường đầu tư vào thị trường với một trung tâm nghiên cứu, phát triển mới tại Cambridge. Là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, Huawei đang mắc kẹt trong cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Luật sư và là chuyên gia nghiên cứu luật quốc tế người Anh Yair Cohen nói: “Có một mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ khiến Mỹ trở thành một bên có tầm ảnh hưởng đối với một số quyết định quan trọng ở Anh. Huawei dễ dàng bị tổn thương bởi những thay đổi về mặt chính trị do có những đồn đoán cho rằng, công ty này có mối quan hệ đặc biệt với Chính phủ Trung Quốc. Cho dù những đồn đoán này có đúng hay không thì một điều có thể dễ dàng nhận thấy là Huawei đang phải đối mặt với những bất ổn từ chính những quyết định chính trị này”.
Dù đã được dự báo trước song việc Chính phủ Anh quyết định “cấm cửa” hoàn toàn hoạt động của Huawei trong hệ thống mạng không dây 5G trên lãnh thổ nước này vẫn khiến dư luận Anh không khỏi bất ngờ. Theo phản ánh của nhiều nhà mạng Anh, việc vội vàng loại bỏ thiết bị Huawei khỏi mạng viễn thông có thể dẫn đến sự cố mạng đối với khách hàng, tổn hại hàng tỷ USD và trì hoãn việc triển khai mạng 5G tại Anh.
Nhà máy Trung Quốc hoạt động thế nào thời Covid-19
Khử trùng tay và giày tại cổng, mang theo khăn riêng, không ăn trứng lòng đào, đó là những quy định doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra khi hoạt động trở lại.
Các doanh nghiệp chú trọng đến các biện pháp phòng ngừa nCoV vì đây là một bài kiểm tra quan trọng xem liệu một quốc gia có thể kiềm chế Covid-19 sau khi dỡ bỏ "cách biệt cộng đồng" hay không. Thành công hay thất bại sẽ có ý nghĩa lớn với Trung Quốc về kinh tế và chính trị. Trung Quốc đã tuyên bố chiến thắng Covid-19 nên họ có nguy cơ bẽ mặt nếu để tái bùng phát dịch. Tồi tệ hơn, nó có thể khiến Trung Quốc và cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế.
Công nhân một nhà máy sản xuất pin ở Hồ Bắc ngày 30/3. Ảnh: AFP.
Kể từ khi các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại vào tháng hai, Quốc vụ viện Trung Quốc yêu cầu các công ty phát cho nhân viên khẩu trang và đo thân nhiệt hàng ngày. Chủ doanh nghiệp phải gửi báo cáo hàng ngày về tình trạng sức khỏe của nhân viên.
Trung Quốc ưu tiên khởi động lại ngành sản xuất trước ngành dịch vụ. Nhưng nhiều nhà máy được "bật đèn xanh" phải "bán phong tỏa", công nhân bị cấm rời khỏi khuôn viên công ty nếu không xin phép.
"Điều này rất bất tiện cho những lao động sống ở ngoài khuôn viên doanh nghiệp". Fuyao Group, hãng sản xuất kính công nghiệp Trung Quốc viết trong một tuyên bố vào cuối tháng hai về cơ sở tại Quảng Châu. Fuyao phải thiết lập 50 phòng ký túc xá tạm thời cho nhân viên.
Một số biện pháp do giới chức áp đặt, như mở cửa sổ văn phòng ba lần một ngày trong 30 phút. Bắc Kinh đình chỉ chấm công vân tay và cấm nhân viên ngồi đối diện khi ăn trưa.
Các công ty cũng thêm những quy tắc riêng. Foxconn Technology Group, tập đoàn lắp ráp cho iPhone với hơn một triệu lao động, siết chặt nội quy khi đang hối hả sản xuất để bắt kịp lịch trình ra mắt mẫu iPhone mới vào mùa thu. Tại khu phức hợp sản xuất iPhone ở Trịnh Châu, công nhân được phân thành những nhóm 20 người sinh hoạt với nhau để dễ theo dõi sức khỏe.
"Các nhóm này làm việc, đi lại, ăn ở cùng nhau để đảm bảo lịch sử tiếp xúc của họ có thể được truy dấu đầy đủ", thông cáo của chính quyền Trịnh Châu cho biết.
Một nhân viên Foxconn 36 tuổi họ Yang nói rằng mỗi sáng họ được phát khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt. Căng tin được phân thành nhiều ô có vách ngăn. "Có tấm chắn giữa mọi người nên chúng tôi không nhìn thấy hay trò chuyện với nhau", anh nói.
Trên bàn tại căng tin của Foxconn còn có mã QR để nhân viên quét, nhằm giúp công ty theo dõi ai từng ngồi ở đâu, khi nào. Tại ký túc xá, nhân viên được yêu cầu để áo khoác và túi ở điểm khử trùng. Công ty thiết lập máy quay hồng ngoại để theo dõi nhiệt độ cơ thể nhân viên khi họ đi qua.
Căng tin có vách ngăn và mã QR của Foxconn. Ảnh: Foxconn.
Foxconn cho biết họ còn có thể tiến hành xét nghiệm axit nucleic và chụp X-quang lồng ngực nếu cần thiết. Họ đã sản xuất 10 triệu khẩu trang và đang đặt mục tiêu sản xuất hai triệu mỗi ngày để sử dụng nội bộ.
Tại một nhà máy điều hòa TCL ở Cửu Giang, công nhân được yêu cầu mang theo khăn riêng để lau khô tay sau khi rửa. Nhà vệ sinh chỉ cho phép tối đa hai người vào đồng thời. Quy trình vào mỗi buổi sáng của TCL gồm: đo thân nhiệt, khử trùng cơ thể, lấy khẩu trang, quét mã QR để chấm công.
Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei ban hành nội quy 73 trang, yêu cầu tất cả nhân viên báo cáo sức khỏe hàng ngày thông qua ứng dụng trước buổi trưa. Tất cả thực phẩm tại căng tin của Huawei phải được nấu chín kỹ. Món trứng lòng đào bị xóa khỏi thực đơn.
Huawei cũng yêu cầu các quản lý chọn ngẫu nhiên hai nhân viên vào sáng, trưa và tối để kiểm tra xem họ có rửa tay thường xuyên không.
Tâm dịch Vũ Hán đã được dỡ phong tỏa ngày 8/4. Nhưng các quan chức cảnh báo cư dân vẫn chưa thể trở lại cuộc sống sinh hoạt và làm việc bình thường. Nhiều cư dân Vũ Hán đeo kính và khẩu trang ngày 7/4 xếp hàng tại một bệnh viện chờ kiểm tra sức khỏe nhằm lấy giấy chứng nhận để được quay lại làm việc.
Luo Ping, quan chức phụ trách chống Covid-19 ở Vũ Hán, cuối tuần trước cho biết cư dân sẽ cần phải có chứng nhận sức khỏe và chứng nhận việc làm thì mới được rời khỏi khu nhà họ ở. "Vòng kiềm tỏa" chưa được dỡ hoàn toàn.
"Chúng tôi đang nới lỏng dần dần, có trật tự", bà nói. "Chúng tôi không lạc quan mù quáng".
Phương Vũ
Ông Trump tức giận sau điện đàm với Thủ tướng Anh Hôm 28/1 vừa qua, chính phủ Anh thông báo rằng Huawei sẽ được tham gia vào công tác phát triển mạng lưới 5G quốc gia ở nước này, nhưng với một số giới hạn nhất định. Các chi tiết mới vừa được tiết lộ về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson. Trước đó, tờ...