Huawei đặt mục tiêu dẫn đầu công nghệ 6G
Huawei Technologies sẽ thúc đẩy việc phát triển công nghệ 6G bất chấp các lệnh cấm từ phía Mỹ, hướng tới việc đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ mạng không dây mới.
Huawei đặt mục tiêu giành được cơ sở của các bằng sáng chế 6G
Theo Nikkei, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei, phát biểu trong một cuộc họp gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và thực tập nội bộ rằng công ty sẽ tiếp tục phát triển mảng kinh doanh 5G và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời nỗ lực để đảm bảo vị trí dẫn đầu trong công nghệ 6G. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận ảnh hưởng từ các hạn chế thương mại của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh.
“Nghiên cứu của chúng tôi về 6G là để chuẩn bị chống lại những ngày khó khăn. Chúng tôi đặt mục tiêu giành được cơ sở của các bằng sáng chế 6G. Chúng tôi không được đợi cho đến khi 6G trở nên khả thi, vì việc chờ đợi sẽ đặt ra những hạn chế lên chúng tôi do thiếu bằng sáng chế”, ông Nhậm Chính Phi nói.
Video đang HOT
Huawei nắm giữ số lượng lớn nhất các bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết (SEP) cho công nghệ 5G, cung cấp khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và quan trọng đối với nhiều ứng dụng, từ ô tô tự lái đến phát trực tiếp. Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng 6G hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cánh cửa hơn nữa cho các ứng dụng tương lai.
Giống như 5G, công nghệ không dây thế hệ kế tiếp đã trở thành điểm cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn. Trung Quốc ưu tiên công nghệ 6G như một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng. Mỹ và Nhật Bản cũng đang đổ tiền vào phát triển 6G, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ vệ tinh, một trong những điểm mạnh của Mỹ.
Tại cuộc họp, ông Nhậm Chính Phi cũng thảo luận về tác động từ lệnh cấm của chính quyền Washington đối với Huawei, bắt đầu vào năm 2019 khi Mỹ hạn chế gã khổng lồ viễn thông sử dụng công nghệ của Mỹ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Công ty đã báo cáo sự sụt giảm doanh thu lớn nhất từ trước đến nay trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh mờ nhạt.
“Vì hạn chế của Mỹ trong hai năm qua, chúng tôi không còn tìm cách sử dụng thành phần tốt nhất để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Thay vào đó, Huawei đang sử dụng các thành phần thích hợp khác để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, điều này giúp cải thiện lợi nhuận của công ty”, ông Nhậm Chính Phi nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu Huawei nhấn mạnh sẽ không từ bỏ việc phát triển chất bán dẫn riêng thông qua đơn vị chip HiSilicon Technologies. Theo Nikkei đưa tin trước đó, Huawei đã đầu tư vào hơn 20 công ty liên quan đến chip. Hãng viễn thông Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục thuê nhân tài hàng đầu trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, với mức lương cao hơn so với những thị trường khác.
Huawei đặt cược vào thị trường mới nổi khi tương lai ở phương Tây mờ mịt
Huawei Technologies đang tập trung vào các thị trường mới nổi để phục hồi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, khi cuộc tẩy chay do Mỹ dẫn đầu tiếp tục làm mờ triển vọng của công ty ở thị trường phương Tây.
Huawei vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông
Theo Nikkei, tháng 6.2021, Senegal mở một trung tâm dữ liệu trị giá 70 triệu euro (khoảng 83 triệu USD). Trung tâm của quốc gia Tây Phi được xây dựng bằng một khoản vay từ chính phủ Trung Quốc và Huawei là đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông.
Mỹ đang thúc giục các nước đồng minh loại trừ sản phẩm của Huawei ra khỏi mạng không dây 5G vì lo ngại về an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông. Đơn đặt hàng đổ về Huawei vì thiết bị của hãng này rẻ hơn khoảng 20 đến 30% so với thiết bị của các đối thủ châu Âu như Ericsson và Nokia trong cùng phân khúc tính năng cao.
Huawei không từ bỏ việc mở rộng kinh doanh tại các nước phát triển, nhưng đã chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các thị trường mới nổi bao gồm cả Đông Nam Á. Huawei cung cấp thiết bị viễn thông cùng các hệ thống liên quan cho nhiều nước. Một trong những trọng tâm của công ty là thành phố thông minh. Tính đến cuối năm 2020, Huawei được cho là đã tham gia vào dự án thành phố thông minh tại hơn 700 thành phố ở 40 quốc gia. Một trong những ví dụ nổi bật là Dubai, nơi Huawei tham gia vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, cung cấp "đèn đường thông minh" liên kết với camera an ninh và cảm biến nhiệt độ. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông cũng cung cấp một hệ thống kết hợp các trạm gốc 4G và camera an ninh ở Kenya.
Đứng sau Huawei là sáng kiến "Vành đai - Con đường". Dù Huawei nói rằng hoạt động kinh doanh của công ty không liên quan đến chính phủ, nhưng trên thực tế nhiều dự án thành phố thông minh ở châu Phi và các khu vực Trung Đông đều nằm trong sáng kiến này, nhận các khoản vay do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn, trong đó Huawei là đơn vị thụ hưởng.
Điều đáng nói ở đây là nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải gánh khoản nợ lớn với Trung Quốc và một số nước đang phải vật lộn để trả nợ. Mỹ và châu Âu đã chỉ ra kế hoạch cho vay của Bắc Kinh là "ngoại giao bẫy nợ". Nếu các thị trường mới nổi trở nên cảnh giác và đề phòng hơn, thì hoạt động kinh doanh của Huawei ở những khu vực này có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.
Áp lực của Mỹ đã và đang phát huy tác dụng ở các nền kinh tế tiên tiến. Nhật Bản, Anh và Úc đã loại Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G trong nước. Pháp và Đức tuy không nói rõ, nhưng cũng đang áp đặt các biện pháp khiến việc thâm nhập thị trường của Huawei trở nên khó khăn hơn. Mặc dù doanh số thiết bị viễn thông tăng mạnh cho đến năm 2020, nhưng Huawei đang dần mất thị phần vào tay Nokia và các đối thủ khác.
Doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm gần 70% tổng doanh thu của Huawei nửa đầu những năm 2010, nhưng đã giảm xuống còn 34% trong năm 2020. Hiện thị trường nội địa chiếm phần lớn doanh số bán hàng của công ty. Sau những hạn chế từ phía Mỹ kể từ năm 2019, Huawei dường như đang ngày càng dựa vào thị trường đại lục cho lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh và 5G.
Huawei đã phát triển hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng mạnh mẽ ra nước ngoài từ năm 1997. Hơn 30 năm kể từ khi thành lập, Huawei có gần 200.000 nhân viên tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những thách thức lớn ở thời điểm hiện tại là liệu nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển ở nước ngoài và toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh của mình hay không.
Luật sư tố Mỹ xem bà Mạnh Vãn Châu như 'con bài để đàm phán' Phiên tòa xét xử việc dẫn độ CFO Huawei tiếp tục căng thẳng khi luật sư tố cựu tổng thống Mỹ dùng vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu làm điều kiện đàm phán. Theo SCMP , tranh luận tại buổi hầu tòa ngày 9/8, luật sư của bà Mạnh Vãn Châu, Richard Peck tố cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng...