Huawei đặt cược vào thị trường mới nổi khi tương lai ở phương Tây mờ mịt
Huawei Technologies đang tập trung vào các thị trường mới nổi để phục hồi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, khi cuộc tẩy chay do Mỹ dẫn đầu tiếp tục làm mờ triển vọng của công ty ở thị trường phương Tây.
Huawei vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông
Theo Nikkei, tháng 6.2021, Senegal mở một trung tâm dữ liệu trị giá 70 triệu euro (khoảng 83 triệu USD). Trung tâm của quốc gia Tây Phi được xây dựng bằng một khoản vay từ chính phủ Trung Quốc và Huawei là đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông.
Mỹ đang thúc giục các nước đồng minh loại trừ sản phẩm của Huawei ra khỏi mạng không dây 5G vì lo ngại về an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông. Đơn đặt hàng đổ về Huawei vì thiết bị của hãng này rẻ hơn khoảng 20 đến 30% so với thiết bị của các đối thủ châu Âu như Ericsson và Nokia trong cùng phân khúc tính năng cao.
Video đang HOT
Huawei không từ bỏ việc mở rộng kinh doanh tại các nước phát triển, nhưng đã chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các thị trường mới nổi bao gồm cả Đông Nam Á. Huawei cung cấp thiết bị viễn thông cùng các hệ thống liên quan cho nhiều nước. Một trong những trọng tâm của công ty là thành phố thông minh. Tính đến cuối năm 2020, Huawei được cho là đã tham gia vào dự án thành phố thông minh tại hơn 700 thành phố ở 40 quốc gia. Một trong những ví dụ nổi bật là Dubai, nơi Huawei tham gia vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, cung cấp “đèn đường thông minh” liên kết với camera an ninh và cảm biến nhiệt độ. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông cũng cung cấp một hệ thống kết hợp các trạm gốc 4G và camera an ninh ở Kenya.
Đứng sau Huawei là sáng kiến “Vành đai – Con đường”. Dù Huawei nói rằng hoạt động kinh doanh của công ty không liên quan đến chính phủ, nhưng trên thực tế nhiều dự án thành phố thông minh ở châu Phi và các khu vực Trung Đông đều nằm trong sáng kiến này, nhận các khoản vay do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn, trong đó Huawei là đơn vị thụ hưởng.
Điều đáng nói ở đây là nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải gánh khoản nợ lớn với Trung Quốc và một số nước đang phải vật lộn để trả nợ. Mỹ và châu Âu đã chỉ ra kế hoạch cho vay của Bắc Kinh là “ngoại giao bẫy nợ”. Nếu các thị trường mới nổi trở nên cảnh giác và đề phòng hơn, thì hoạt động kinh doanh của Huawei ở những khu vực này có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.
Áp lực của Mỹ đã và đang phát huy tác dụng ở các nền kinh tế tiên tiến. Nhật Bản, Anh và Úc đã loại Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G trong nước. Pháp và Đức tuy không nói rõ, nhưng cũng đang áp đặt các biện pháp khiến việc thâm nhập thị trường của Huawei trở nên khó khăn hơn. Mặc dù doanh số thiết bị viễn thông tăng mạnh cho đến năm 2020, nhưng Huawei đang dần mất thị phần vào tay Nokia và các đối thủ khác.
Doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm gần 70% tổng doanh thu của Huawei nửa đầu những năm 2010, nhưng đã giảm xuống còn 34% trong năm 2020. Hiện thị trường nội địa chiếm phần lớn doanh số bán hàng của công ty. Sau những hạn chế từ phía Mỹ kể từ năm 2019, Huawei dường như đang ngày càng dựa vào thị trường đại lục cho lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh và 5G.
Huawei đã phát triển hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng mạnh mẽ ra nước ngoài từ năm 1997. Hơn 30 năm kể từ khi thành lập, Huawei có gần 200.000 nhân viên tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những thách thức lớn ở thời điểm hiện tại là liệu nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển ở nước ngoài và toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh của mình hay không.
Huawei vẫn đang thắng lớn ở châu Phi
Hãng viễn thông Trung Quốc bị Mỹ và phương Tây đưa vào danh sách cấm đang thực hiện 25 dự án trên khắp châu Phi.
Huawei không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Phi
Mặc dù bị ngăn trở ở Mỹ và một số nước phương Tây vì lý do lo ngại an ninh, nhưng Huawei Technologies vẫn không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Phi. Theo South China Morning Post , Senegal vừa là quốc gia châu Phi mới nhất thông báo về việc sẽ chuyển dữ liệu chính phủ và các nền tảng kỹ thuật số sang một trung tâm dữ liệu do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Exim) tài trợ 150 triệu USD, dưới sự hỗ trợ xây dựng kỹ thuật từ phía Huawei. Trung tâm dữ liệu này sẽ kết nối với các mạng toàn cầu thông qua cáp ngầm và mạng cáp quang dài 6.000 km của Senegal.
Henry Tugendhat, nhà phân tích chính sách cấp cao của nhóm Trung Quốc tại Viện Hòa bình Mỹ, cho biết có một sức hấp dẫn rõ ràng trong việc xây dựng các trung tâm dữ liệu có thể được xem như máy chủ quốc gia và thuộc sở hữu quốc gia cho dữ liệu của chính phủ. Tuy nhiên, trừ khi các quốc gia châu Phi có thể tự sản xuất loại công nghệ này, nếu không sẽ luôn có những vấn đề đặt ra về rủi ro an ninh khi mua thiết bị nhạy cảm từ nước khác, đặc biệt là từ những nước có ngân sách quốc phòng lớn như Trung Quốc.
Theo ông Tugendhat, vấn đề nêu trên không thực sự nằm ở "chủ quyền không gian mạng" mà là về tường lửa và việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội. "Dù cho trung tâm dữ liệu này được giới thiệu như một dự án chìa khóa trao tay, tôi vẫn tự hỏi liệu các kỹ thuật viên của Huawei có tiếp tục quản lý hoạt động của trung tâm dữ liệu theo một hợp đồng dịch vụ được quản lý sau khi nó đi vào hoạt động hay không", ông Tugendhat nói.
Trung tâm dữ liệu mới được công bố đúng thời điểm sẽ diễn ra các cuộc họp của Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc - châu Phi tại Senegal vào cuối năm nay. Ngoài Senegal, Huawei còn có hợp đồng xây dựng trung tâm dữ liệu tại các quốc gia châu Phi khác như Kenya và Nam Phi. Được biết, Huawei đã hoàn thành hoặc đang xây dựng các trung tâm dữ liệu và dịch vụ đám mây trị giá hàng triệu USD ở một số nước châu Phi bao gồm Zimbabwe, Zambia, Togo, Tanzania, Mozambique, Mali và Madagascar.
Theo dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổng hợp, Trung Quốc đã đổ tiền đầu tư vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu và máy chủ ở Kenya, Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Ghana, Cape Verde, Algeria và Liên minh châu Phi. Có khoảng 70 giao dịch được xác định tại 41 quốc gia giữa Huawei và các chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhà nước cho cơ sở hạ tầng đám mây và dịch vụ chính phủ điện tử. Hiện Huawei đang thực hiện 25 dự án trên khắp châu Phi.
CSIS cho biết Huawei đã hứa hẹn nhiều lợi ích thương mại lớn cho khách hàng tiềm năng. Công ty "thường cung cấp cơ sở hạ tầng cứng với dịch vụ hấp dẫn và khai thác nguồn tài chính từ các ngân hàng chính sách của Trung Quốc để tăng ưu đãi". "Trong hầu hết trường hợp mà người ta có thể xác định được nguồn tài chính, thì lúc nào cũng xuất hiện nguồn cung cấp từ một tổ chức tài trợ nào đó của Trung Quốc", CSIS cho biết. Đa phần nguồn tài chính đó đến từ Exim và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Theo ông Tugendhat, chính sách cho vay của các ngân hàng Trung Quốc khiến giao dịch mua bán trở nên hấp dẫn và khả thi hơn đối với các chính phủ châu Phi. Exim có nhiệm vụ thúc đẩy ngành công nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài và đã làm điều đó hiệu quả ở châu Phi. Huawei cũng là người hưởng lợi lớn từ khoản tín dụng của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Ví dụ, vào năm 2019, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã nhận được khoản tài trợ 173 triệu USD từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Konza, thành phố công nghệ tương lai của Kenya. Dự án đòi hỏi sự phát triển của cơ sở hạ tầng cốt lõi bao gồm trung tâm dữ liệu đám mây quốc gia, mạng công nghệ thông tin và truyền thông thông minh. Dự án này đang được thực hiện bởi Huawei.
Huawei còn cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng cho hệ thống camera an ninh của Kenya vào năm 2014 và ba năm sau đó. Kenya cũng đã ký thỏa thuận với Huawei để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây của chính phủ. Theo nghiên cứu của CSIS, mặc dù việc áp dụng chính phủ điện tử được xem là tiên tiến nhất ở châu Âu, nhưng nó lại đang phát triển nhanh nhất ở châu Phi, nơi có một phần ba các giao dịch chính phủ điện tử và đám mây do Huawei hỗ trợ xây dựng.
Anh bắt đầu tháo dỡ thiết bị 5G Huawei Nhà mạng Anh BT tiến hành tháo dỡ và thay thế thiết bị 5G Huawei bằng thiết bị Nokia, bắt đầu từ thành phố Hull. Nhóm kỹ sư thay thế thiết bị Huawei bằng thiết bị Nokia tại thành phố Hull hôm 20/4. Các kỹ sư viễn thông đội mũ cứng, mang áo khoác trong suốt đã dành cả thập kỷ trèo lên...