Huawei bất ngờ bị một hãng mỹ phẩm ‘nẫng tay trên’ nhãn hiệu HongmengOS
Thua kiện và bị từ chối đăng ký nhãn hiệu, Huawei có thể phải tìm ra một cái tên Trung Quốc mới cho hệ điều hành trên thiết bị di động của mình.
Sau việc chi hàng triệu USD và gần một thập kỷ phát triển, Huawei đang đứng trước nguy cơ có thể phải tìm ra một cái tên Trung Quốc mới cho hệ điều hành thiết bị di động của mình.
Bởi hôm 12/5 vừa qua, Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh đã bác đơn kiện của Huawei chống lại Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA) vì đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của họ cho HongmengOS, tên tiếng Trung cho hệ điều hành di động được biết đến trên toàn cầu là HarmonyOS.
HongMeng dịch ra tiếng Hán Việt là Hồng Mông, có ý nghĩa ẩn dụ chỉ trạng thái hỗn mang trước khi vũ trụ hình thành (trong thần thoại sáng tạo của Trung Quốc).
Huawei đã nộp đơn vào tháng 5/2019 cho CNIPA để đăng ký nhãn hiệu văn bản HongmengOS. Tuy nhiên, đơn đăng ký đã bị từ chối vì lo ngại rằng nó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, vì hai công ty khác – một công ty mỹ phẩm có trụ sở tại Bắc Kinh và một công ty phần mềm có trụ sở tại Hà Bắc – đã đăng ký nhãn hiệu này vào đầu năm 2010.
Richard Yu, người đứng đầu nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, công bố hệ điều hành HarmonyOS mới tại Hội nghị các nhà phát triển Huawei ở Quảng Đông, Trung Quốc, vào ngày 9/8/2019. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trong hồ sơ gửi lên tòa án, Huawei lập luận rằng thương hiệu HongmengOS có được “sự ủng hộ của cả nước” và có được “sự nổi tiếng không thể lay chuyển”. Công ty cũng nói rằng cái tên này gắn liền với Huawei, trong khi các nhãn hiệu đã đăng ký thuộc sở hữu của các công ty khác không chỉ không được sử dụng mà còn trông khác biệt về mặt hình ảnh.
Nhưng tòa không chấp nhận lập luận này. Họ nói rằng bằng chứng do Huawei cung cấp không đủ để chứng minh rằng công ty đã thiết lập một mối liên hệ duy nhất với tên Hongmeng.
Huawei đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Việc bị từ chối tạo ra một trở ngại khác cho Huawei, công ty đang phát triển hệ điều hành của riêng mình để thay thế cho Android của Google, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ đang giảm bớt.
Gã khổng lồ viễn thông có trụ sở tại Thâm Quyến đã đầu tư hàng chục triệu USD để phát triển HarmonyOS, hệ điều hành được công bố vào tháng 8/2019, khoảng ba tháng sau khi Mỹ công bố các hạn chế cấm công ty tung ra các sản phẩm mới với các ứng dụng và dịch vụ của Google được cài đặt sẵn.
Các biểu ngữ có logo Huawei được nhìn thấy bên ngoài địa điểm mà gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc công bố hệ điều hành HarmonyOS, vào ngày 9/8/2019.
Hệ điều hành này “không phải là bản sao của Android hay iOS”, theo Wang Chenglu, người đứng đầu bộ phận phần mềm của Huawei, người cho biết HarmonyOS được thiết kế để liên kết tất cả các thiết bị Internet of Things (IoT) của công ty.
Sản phẩm đầu tiên của Huawei chạy trên HarmonyOS là một chiếc TV thông minh được phát hành dưới thương hiệu giá rẻ trước đây là Honor vào năm 2019.
CEO mảng kinh doanh tiêu dùng, Richard Yu, của công ty cho biết thế hệ thứ hai của HarmonyOS sẽ có mặt trên điện thoại thông minh, loa thông minh và tai nghe của Huawei vào năm 2021. Đồng thời nhiều thiết bị hơn như kính thực tế ảo sẽ được bổ sung vào hệ sinh thái sau năm 2022.
Huawei cũng cho biết họ có kế hoạch triển khai HarmonyOS trên 400 triệu thiết bị trong năm nay. Và công ty sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đối tác về hệ điều hành tại Thượng Hải vào tuần tới.
Huawei muốn trở thành Google của Trung Quốc
Huawei đẩy mạnh nỗ lực phát triển lĩnh vực phần mềm sau khi hứng chịu nhiều thiệt hại trong mảng phần cứng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Arcfox, thương hiệu thuộc nhà sản xuất ôtô Baic Group, tuần trước ra mắt mẫu xe với nhiều công nghệ của Huawei, trong đó bao gồm tính năng lái tự động và khoang lái sử dụng hệ điều hành HarmonyOS được Huawei phát hành năm 2019. Huawei sẽ không chế tạo ôtô mà tập trung vào công nghệ sử dụng cho chúng.
Huawei hôm 25/4 cũng ra mắt các sản phẩm điện toán đám mây nhằm thách thức doanh nghiệp đầu ngành tại Trung Quốc hiện nay là Alibaba. "Chúng tôi hy vọng tập trung vào công nghệ đám mây sẽ tăng cường tỷ trọng kinh doanh phần mềm và dịch vụ trong tổng doanh thu", thông cáo của Huawei có đoạn viết.
Logo Huawei tại triển lãm hàng điện tử tiêu dùng IFA ở Đức năm 2020.
Sự chuyển hướng sang phần mềm được đưa ra sau khi Huawei hứng chịu hàng loạt lệnh cấm vận từ Mỹ và chứng kiến doanh số bán smartphone lao dốc. Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen năm 2019, giới hạn quyền tiếp cận những công nghệ của Mỹ. Washington năm ngoái cũng loại Huawei khỏi chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn then chốt.
"Lệnh trừng phạt khiến Huawei không thể mua linh kiện bán dẫn thiết yếu, buộc họ tăng tốc chuyển dịch thành công ty phát triển phần mềm và dịch vụ đám mây. Nỗ lực này giống tham vọng trở thành Google", nhà nghiên cứu Neih Shah của Counterpoint Research nhận xét.
Google phát triển hệ điều hành Android được dùng trong phần lớn smartphone trên thế giới, cũng như sản xuất hệ điều hành dùng trên ôtô và đang sở hữu dịch vụ tính toán đám mây phát triển rất nhanh.
Huawei từng quảng cáo HarmonyOS có thể hoạt động trên nhiều thiết bị, từ smartphone đến TV và ôtô. "Mảng kinh doanh smartphone đang gặp khó khăn, nhưng họ vẫn còn nền tảng di động khác là ôtô sử dụng HarmonyOS. Xe hơi sẽ là nền tảng di động rất lớn để ứng dụng HarmonyOS", Will Wong, nhà nghiên cứu của IDC, cho hay.
Trong nỗ lực theo đuổi lĩnh vực phần mềm và điện toán đám mây, Huawei cũng sẽ phải thách thức nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Alibaba là hãng dẫn đầu điện toán đám mây ở nước này, trong khi hàng loạt doanh nghiệp cũng đang tìm cách tranh giành thị phần hệ điều hành ôtô như Baidu và Xiaomi.
Nỗ lực xâm nhập thị trường phần mềm của Huawei cũng là cách để họ tách biệt khỏi các động thái địa chính trị và lệnh trừng phạt tiềm tàng từ Mỹ. Washington đã thành công trong ngăn cản quyền tiếp cận chip bán dẫn của Huawei, nhưng họ sẽ gặp thách thức lớn hơn nhiều nếu muốn tạo ảnh hưởng trong lĩnh vực phần mềm.
"Huawei sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các đòn đánh của Mỹ", Wong nói, nhấn mạnh rằng chipset cho ôtô không đòi hỏi quy trình sản xuất tiên tiến như chip smartphone.
HarmonyOS 2.0 của Huawei thực chất vẫn chỉ là Android Lập trình viên đã phát hiện rằng hệ điều hành HarmonyOS của Huawei thực chất vẫn bao gồm đầy đủ mã lệnh của Android. Sau lệnh cấm của Chính phủ Mỹ khiến cho Huawei gặp nhiều hạn chế trong việc hợp tác với Google, Huawei đã tuyên bố sẽ phát triển hệ điều hành riêng mang tên HarmonyOS. Phiên bản đầu tiên của...