Huawei bắt đầu bán chip cho các bên thứ ba, đẩy mạnh phát triển mô hình IoT
Huawei từ lâu đã bước chân vào ngành chip bán dẫn và đã đạt được một số thành tựu nhất định, điển hình như dòng Hisilicon Kirin trên smartphone, chip trên các thiết bị phát WiFi, 5G.
Mới đây theo một bài báo từ Trung Quốc, Huawei đang bắt đầu bán ra các con chip phục vụ cho các thiết bị IoT (Internet vạn vật) ra thị trường toàn cầu.
Con chip được nói đến có tên là Balong 711. Lần đầu ra mắt vào năm 2014, chip 4G này đã được trang bị trên hàng trăm thiết bị của Huawei và được sử dụng trong các thiết bị IoT như camera an ninh máy bán hàng tự động,…
Huawei sẽ bán ra chip cho các thiết bị IoT ra toàn cầu
Video đang HOT
Ngoài ra, CEO Huawei ông Ren Zhengfei đã từng nói hãng sẵn sàng bán các con chip 5G (trên smartphone) cho đối thủ như Apple.
Việc bán chip của Huawei sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến Qualcomm, bởi vì Qualcomm là một trong những đối tác hàng đầu cung cấp chip cho Vivo, OPPO và Xiaomi. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, việc Huawei cân nhắc bán chip cho các hãng nêu trên là có thể xảy ra.
Thông tin về công ty bán dẫn của Huawei – Songguo Electronics. Tháng trước hãng đã tái cấu trúc và thành lập doanh nghiệp con mới có tên là Nanjing Big Fish Semiconductor, tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ AI và IoT, Xiaomi nắm 25% cổ phần.
Bạn có nghĩ trong tương lai sẽ có sự xuất hiện của một con chip di động với sự hợp tác của Huawei và Xiaomi?
Theo Thế Giới Di Động
Trung Quốc rậm rịch đề ra luật cấm các công ty công nghệ Mỹ
Dự thảo quy định mới của Bắc Kinh được cho là sẽ trả đũa lệnh cấm của chính quyền TT Trump với các công ty Mỹ về việc giao thương với người khổng lồ công nghệ Huawei.
Công ty Huawei
Cơ quan quản lý Không gian mạng của Trung Quốc đã đề xuất một bộ các biện pháp an ninh mạng, nếu được ký thành luật, nó sẽ yêu cầu các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc "đánh giá rủi ro an ninh quốc gia" khi mua các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài - hãng tin SCMP cho biết.
Cơ quan giám sát internet trên của Trung Quốc được cho là đã công bố dự thảo quy định trực tuyến để nhận thông tin góp ý của cộng đồng cho tới 24/6 tới.
Những biện pháp trên dường như không nói cụ thể những rủi ro an ninh tiềm ẩn, thay vào đó đề cập tới những điều khoản rộng lớn về "việc chuyển giao dữ liệu quan trọng xuyên biên giới bị rò rỉ, mất mát" và "tạo ra mối đe dọa an ninh".
Một luật như vậy sẽ cho phép Bắc Kinh tự do hơn khi ngăn chặn công nghệ không mong muốn của Mỹ khỏi thị trường Trung Quốc - nhà phân tích của Đơn vị Tình báo Kinh tế Nick Marro cho biết.
Tuần trước, Bộ Thương Mại Mỹ đã đưa vào danh sách đen nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc là Huawei và 68 chi nhánh của nó. Điều này có nghĩa là giờ đây họ không thể mua các bộ phận và linh kiện từ các đối tác ở Mỹ mà không được phép của chính phủ.
Sau động thái trên, các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom đã cắt quan hệ làm ăn với Huawei.
Việc Google hủy bỏ giấy phép hệ điều hành Android của Huawei đã gây lo ngại đặc biệt về tương lai các thiết bị di động của công ty này vốn đang chạy dựa trên Android. Tuy nhiên, các nhà quản lý của Huawei lại cho rằng những động thái mới đây của Washington gây ít thiệt hại cho tập đoàn của họ nhưng sẽ tổn hại cho người tiêu dùng.
Theo giaoducthoidai
Chuyên gia: Huawei đủ sức chống lại cấm vận của Mỹ trong 6 tháng tới Công ty môi giới và đầu tư CLSA cho biết Huawei có đủ hàng tồn kho để duy trì mảng kinh doanh điện thoại thông minh và thiết bị mạng 5G trong phần lớn thời gian còn lại của năm. Công ty môi giới và đầu tư CLSA cho biết, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei có đủ hàng tồn kho...