HS hào hứng ứng dụng kiến thức Vật lý vào thực tế trong tiết học STEM
Trong tiết học, học trò được trải nghiệm nhiều phương pháp dạy học như mở rộng không gian lớp học, dạy học theo chuyên đề và đặc biệt ứng dụng tối đa kiến thức môn Vật lý vào thực tế…
Cô Trương Thị Thu Hiền hướng dẫn các em học sinh tại buổi học.
Sáng 11/1, trường THCS Nam Trung Yên ( quận Cầu Giấy) đã tổ chức chuyên đề đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy “Dạy học STEM khối 7″ với bài học “Chế tạo Kính tiềm vọng” được các thầy cô: Đoàn Thanh Bình, Nguyễn Mai Dung, Phạm Tiến Tài và TS. Hà Tiến Minh cùng tổ bộ môn Vật lý thực hiện.
Tiết học có sự tham dự của cô Trương Thị Thu Hiền – Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cùng các thầy cô giáo và học sinh khối 7, phụ huynh học sinh trong trường.
Do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, tiết học diễn ra trong khuân viên Nhà đa năng của trường với hệ thống màn hình LED tương tác, máy tính bảng, kính thực tế… Đặc biệt, là các dụng cụ phục vụ học sinh trong việc thực hiện chế tạo Kính tiềm vọng “.
Học sinh hào hứng với tiết học đặc biệt.
Mở đầu tiết học là một phần trò chơi hấp dẫn “đuổi chữ, bắt hình”, với những kiến thức môn Vật lý. Qua đó, gợi mở thông tin về chủ đề “Kính tiềm vọng”.
Tại đây, lớp sẽ chia làm 20 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh để tham gia trò chơi và thực hiện bài tập “chế tạo Kính tiềm vọng”.
Video đang HOT
Sau phần tìm hiểu về “Kính tiềm vọng’, là hành trình thi đua của học sinh trong việc lắp ghép, chế tạo “Kính tiềm vọng”. Tại đây, các em học sinh được hướng dân và trực tiếp tham gia ứng dụng các kiến thức đã học và chế tạo.
Sau 20 phút “thi đấu”, 20 nhóm đã hoàn thành tác phẩm “Kính tiềm vọng”. Ban cố vấn lớp học đã tìm ra 6 nhóm có được kết quả cao nhất để khen thưởng, động viên.
Hào hứng với tiết học, em Hoàng Quốc Việt – lớp 7A7 cho biết, tiết học giúp em và các bạn trong lớp ôn tập kiến thức và vận dụng vào thực tế. “Không chỉ tạo tính sáng tạo trong học tập. Làm việc nhóm giúp chúng em phát triển kỹ năng học hỏi, tạo hứng thú thi đua. Tiết học không chỉ là học lý thuyết mà có nhìn về trách nhiệm công việc đối với các vật dụng, đồ dùng…”, Quốc Việt chia sẻ.
Vừa là nhóm được khen thưởng với sản phẩm “Kính tiềm vọng”, em Nguyễn Công Quang bày tỏ, không giống với tiết học trong lớp, đây là tiết học mở, hiện đại.
“Em được sử dụng kiến thức Toán học, Vật lý, Mỹ thuật để áp dụng vào thực tế từ việc học. Điều này khiến em thích thú, hào hứng khi học và thực hành…”, Quang nói.
Chia sẻ với Báo GĐ&TĐ, cô Trương Thị Thu Hiền cho biết, giáo dục STEM đã được trường thực hiện từ năm học 2018 đến nay.
Khen thưởng các nhóm học sinh có kết quả cao trong bài tập thực hành chế tạo Kính tiềm vọng.
“Việc học đã mang lại nhiều kết quả có lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trau dồi kỹ năng, thái độ học tập cho học sinh. Qua đó góp phần giáo dục hướng nghiệp ở bậc THCS, nhất là giáo dục tinh thần yêu thích ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống thực tiễn. Giáo dục STEMnhà trường đã và đang áp dụng triển khai các khối học.
Đây cũng được xem là cơ hội để tiếp tục bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên ở Trường THCS Nam Trung Yên, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục…”, cô Hiền nhấn mạnh.
Thầy Ngô Tiến Dũng – chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy thông tin, bằng nhiều phương pháp thể hiện, giáo dục STEM đã tạo niềm đam mê trong dạy và học cho giáo viên và học sinh trên địa bàn quận Cầu Giấy.
“Mô hình giáo dục STEM của Trường THCS Nam Trung Yên đã đem lại nhiều kiến thức trải nghiệm sáng tạo. STEM ngày càng phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực cho giáo dục Cầu Giấy.
Các trường học tại quận Cầu Giấy đang nhân rộng, nâng cao chất lượng mô hình giáo dục này…”, thầy Dũng nói.
Đẩy mạnh giáo dục STEM trong nhà trường: Từ lớp học ra cuộc sống
Để thầy, trò có thêm cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ, khơi dậy đam mê nghiên cứu, ứng dụng kiến thức vào thực tế, TPHCM tiếp tục đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường học, tuỳ vào điều kiện của các trường.
HS Trường THCS Lê Quý Đôn (Quận 3) thực hành trong phòng STEM. Ảnh: P.Nga
Những điểm sáng
Cách đây 4 năm, Trường THCS Lê Quý Đôn (Quận 3) khánh thành phòng thực hành STEM với máy in 3D, 16 bộ thiết bị công cụ và nhiều thiết bị khác để tạo môi trường học tập, thực hành cho HS. Qua đó, giúp HS ứng dụng kiến thức đã học trên lớp vào đời sống thực tiễn, sáng tạo ra những sản phẩm yêu thích và hiểu rõ các nguyên lý khoa học.
Bên cạnh đó, trường ứng dụng phần mềm học liệu số 3D Mozabook, Mozaweb trong giảng dạy, sử dụng hệ thống kính thực tế ảo VR (Virtual Reality) trong các tiết học STEM, tạo ra giờ học trực quan sinh động. Để giáo dục STEM thực sự có hiệu quả, song song đó, CLB Robotics và lập trình của trường hoạt động khá mạnh, thường xuyên tham gia các hội thi robotics, lập trình của thành phố.
Để đưa giáo dục STEM vào nhà trường, đội ngũ GV nòng cốt giữ vị trí quan trọng. Theo đó, Trường THCS Lê Quý Đôn thành lập tiểu ban giáo dục STEM. Tiểu ban có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp và thường xuyên cho hiệu trưởng về kế hoạch thực hiện các chủ đề STEM trong năm học, tập huấn cho đội ngũ GV bộ môn Khoa học Tự nhiên.
Trường thường xuyên định hướng và hướng dẫn GV, đặc biệt thầy cô dạy bộ môn Khoa học Tự nhiên đưa tinh thần STEM vào trong bài dạy trên lớp, chứ không nhất thiết phải đưa HS đến học và chế tạo sản phẩm tại phòng thực hành mới là giáo dục STEM. Mô hình giáo dục STEM của nhà trường đã đạt giải Nhất trong cuộc thi I-Star do Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức năm 2019 với danh hiệu "giải pháp đổi mới sáng tạo".
HS Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú) trình bày ý tưởng về mô hình vườn rau sạch trong hội thi sáng tạo Khoa học Kĩ thuật cấp trường. Ảnh minh họa: P.Nga
Cô Cao Phan Hà Vy, một trong những GV thuộc nhóm phụ trách STEM của Trường THCS Lê Quý Đôn chia sẻ: Giáo dục STEM được nhà trường triển khai đạt nhiều kết quả, có lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trau dồi kỹ năng, thái độ học tập, góp phần giáo dục hướng nghiệp HS THCS và đặc biệt là giáo dục tinh thần yêu thích ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống thực tiễn.
Hơn nữa, giáo dục STEM cũng được xem là cơ hội để phát triển đội ngũ nhà giáo ở Trường THCS Lê Quý Đôn trong nhiều năm qua, là cơ hội đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tiếp tục giữ vững niềm tin yêu của lãnh đạo địa phương, cha mẹ HS, cộng đồng xã hội. Qua chương trình STEM, các thầy cô giáo đã thực hiện thành công để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" của HS.
Từ hiệu quả phòng thực hành STEM của Trường THCS Lê Quý Đôn, vừa qua, Quận 3 đã khánh thành phòng thực hành STEM phục vụ miễn phí cho HS trên địa bàn. Theo TS Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 3, phòng STEM Quận 3 mở cửa các ngày trong tuần, là sân chơi để GV, HS có thể gặp gỡ trên nền tảng công nghệ số, tạo điều kiện để thúc đẩy GD STEM trong toàn ngành. Đặc biệt, qua đây cũng là cách để GV được đổi mới, chuyển mình, chuẩn bị cho Chương trình GDPT 2018.
Liên quan đến việc đẩy mạnh đưa giáo dục STEM vào nhà trường, cô Lại Thị Bạch Hường - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Thanh (Quận 12) cho biết: UBND quận đã đầu tư phòng thực hành STEM cho nhà trường để triển khai vào các hoạt động học tập cho HS. Trường hình thành nhóm GV dạy STEM với nhiều hoạt động cụ thể. Các chủ đề STEM được triển khai đa dạng tại phòng thực hành, CLB STEM, STEM Phòng thí nghiệm, STEM trong lớp học, STEM Sinh học, CLB Robotics. Với sự nỗ lực của thầy và trò, HS của trường đạt nhiều giải thưởng Robotis, Robot trong nước và quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có nội dung "thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông từ năm học 2017 - 2018", Sở GD&ĐT TP đã cụ thể hóa chỉ thị, triển khai thực hiện ở các trường trung học.
Qua từng năm học, nhiều trường chủ động sáng tạo đưa giáo dục STEM vào dạy học và bước đầu đạt kết quả nhất định. Với định hướng giáo dục STEM, kiến thức các môn học đã được xâu chuỗi lại, giáo dục liên môn được đẩy mạnh, dựa vào ứng dụng nền tảng các môn khoa học công nghệ, khoa học máy tính... và sự sáng tạo của GV, giáo dục STEM thực sự giúp HS "bước từ lớp học ra cuộc sống", ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. Đây là sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ, với chủ trương xã hội hóa.
Để giáo dục STEM tiếp tục được đẩy mạnh ở các trường, ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng: Điều này đòi hỏi rất lớn sự quyết tâm, tâm huyết của người đứng đầu nhà trường. Các hoạt động giáo dục STEM cần được các trường xác định kế hoạch, định hướng rõ ràng. Bên cạnh đó, trường cần quan tâm, hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, hình thành mạng lưới GV để triển khai hiệu quả giáo dục STEM. "Mọi khó khăn chúng ta có thể khắc phục được nếu GV quyết tâm, chủ động, sáng tạo cùng với sự hỗ trợ của nhà trường", ông Hiếu nói.
STEM, tại sao không? Xu hướng giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo cho trẻ em đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều năm gần đây, giáo dục STEM cũng được ngành Giáo dục quan tâm, thực hiện thí điểm để nhân...