HQ: Nghi ngờ vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên là giả
Các mẫu phân tích tại Hàn Quốc đặt ra câu hỏi liệu Triều Tiên có thực sự thử hạt nhân.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Không phát hiện dấu hiệu chất phóng xạ nào sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, một cơ quan an toàn hạt nhân của Hàn Quốc tuyên bố ngày 6.9.
Tuyên bố này đặt ra câu hỏi liệu Triều Tiên có thực sự tiến hành thành công vụ thử hạt nhân lần thứ 6 – được cho là mạnh nhất – hôm 3.9 hay không?
Truyền thông Triều Tiên khẳng định vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch dưới lòng đất đã thành công và “một số sóng xung kích đã được phát hiện trên toàn cầu sau vụ nổ bom”.
Tuy nhiên, Ủy ban An ninh và An toàn Hạt nhân của Hàn Quốc cho biết họ không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của các Nuclit phóng xạ sau khi kiểm tra các mẫu đất, nước và không khí.
Thiết bị lấy mẫu được cài đặt trên máy bay, tàu và các trạm phát hiện phóng xạ mặt đất đã thu thập nhiều mẫu để tìm dấu vết của chất phóng xạ sau vụ thử bom. Tuy nhiên, mức độ phóng xạ ở Hàn Quốc được báo cáo ở mức bình thường.
Chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên khiến căng thẳng ngày một gia tăng
Video đang HOT
Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin về mối lo ngại núi Punggye-ri, nơi thử nghiệm bom nhiệt hạch, có nguy cơ đổ sập và rò rỉ phóng xạ vào khu vực. Các chuyên gia nói rằng nếu đỉnh núi sập, mây bụi và khí phóng xạ sẽ che phủ khắp khu vực.
Dữ liệu địa chấn cũng cho thấy cuộc thử nghiệm dưới mặt đất gây ra một trận động đất 6,3 độ richter, mạnh gấp 10 lần so với cuộc thử nghiệm lần thứ năm của Triều Tiên.
Còn theo hình ảnh vệ tinh, vụ nổ gây sạt lở đất xung quanh Punggye-ri, theo dự án giám sát 38 North có trụ sở tại Washington.
Tuy nhiên, việc lấy mẫu bức xạ ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cho đến nay vẫn không thể hiện bất cứ điều gì bất thường. Vì vậy, nguy cơ rò rỉ phóng xạ được nhận định là rất thấp, theo The Sun.
Tại Trung Quốc, các nhà khoa học phát hiện lượng phóng xạ gia tăng nhưng ít ở gần biên giới với Triều Tiên. Sự gia tăng này có thể chỉ là do các yếu tô môi trường, không liên quan đến vụ thử hạt nhân hồi cuối tuần, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Theo Danviet
TQ hưởng lợi bất ngờ từ vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên?
Lập trường trái chiều của Trung Quốc về vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên cho thấy Bắc Kinh không loại trừ khả năng chấp nhận Bình Nhưỡng là cường quốc hạt nhân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) chưa từng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa.
Theo CNN, Triều Tiên thử bom nhiệt hạch đúng ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh BRICS được coi là thông điệp mạnh mẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi đến ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, kết thúc hội nghị vào ngày 5.9, ông Tập không hề nhắc đến Triều Tiên trong bài phát biểu bế mạc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phần nào phản ánh lập trường khi lên án vụ thử bom nhiệt hạch, khẳng định quan điểm giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng trên các trang mạng xã hội và giới học giả Trung Quốc, CNN lại nhận thấy quan điểm trái ngược, đề cập đến những thách thức lâu dài hình thành nên quan hệ đồng minh Trung Quốc-Triều Tiên.
"Mỹ đang đứng trước quyết định khó khăn: Họ sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên như thế nào hay chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân?", Zhang Liangui, giáo sư về Triều Tiên tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói.
"Vụ thử bom nhiệt hạch khẳng định lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc đã không đem lại tác dụng. Họ không gây được khó dễ cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì không thể ngăn được Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân", ông Zhang nhận định.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhiều lần khẳng định, lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ không đem lại kết quả, kêu gọi các bên cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Trung Quốc và Nga đã kêu gọi Mỹ-Hàn ngừng tập trận quân sự, đổi lấy việc Triều Tiên ngừng thử hạt nhân. Nhưng phía Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này trước khi Triều Tiên lên tiếng.
"Khi một quốc gia thù địch có vũ khí hạt nhân và chĩa tên lửa nhằm vào Mỹ, chúng ta không thể lùi lại hay lơ là cảnh giác. Mỹ chắc chắn sẽ không ngừng tập trận", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley nói.
Giới phân tích phương Tây tin rằng, mặc dù thất vọng với Triều Tiên, Trung Quốc vẫn sẵn sàng chấp nhận khả năng Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân vì hai lý do chính.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chấp nhận để Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.
Thứ nhất, Trung Quốc không muốn Triều Tiên khủng hoảng để tiếp tục duy trì sự ổn định tình hình ở biên giới.
Thứ hai, Triều Tiên là đồng minh quan trọng của Trung Quốc, đóng vai trò là cửa ngõ ngăn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự từ Thái Bình Dương.
Ngày nay, vị thế chiến lược của Triều Tiên có phần nào suy giảm vì Mỹ không ngừng cải thiện năng lực phóng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo từ xa.
Nhưng việc Trung Quốc chấp nhận một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều khó tránh khỏi, theo giới phân tích.
"Thay vì đối đầu với Triều Tiên, Trung Quốc nên coi nước này là một quốc gia bình thường. Đó cũng là điều mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn", Li Fang, chuyên gia quan hệ quốc tế ở Trung Quốc nhận định.
Theo CNN, quan chức Trung Quốc không công khai chấp nhận Triều Tiên sở hữu hạt nhân, nhưng dường như không ai muốn gây sức ép lên Triều Tiên như đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Mỹ, với tư cách là một cường quốc thế giới, nên tự mình giải quyết vấn đề này. Ngăn Triều Tiên thử hạt nhân được hay không còn dựa vào quyết tâm và trách nhiệm của Mỹ", ông Zhang nói.
Ông Zhang nhấn mạnh: "Nhưng đừng hy vọng Trung Quốc sẽ giúp giải quyết vấn đề. Đa số người Trung Quốc thậm chí còn ủng hộ chương trình hạt nhân Triều Tiên, vì vũ khí hạt nhân Triều Tiên chế tạo chính là nhằm vào Mỹ".
Theo Danviet
Mỹ: Bom nhiệt hạch Triều Tiên mạnh gấp đôi đánh giá ban đầu Đánh giá mới nhất của tình báo Mỹ cho thấy sức công phá của quả bom hạt nhân Triều Tiên vừa thử lên đến 140 kiloton. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tươi cười bên cạnh một thiết bị được cho là bom nhiệt hạch. Ảnh: KCNA. Trước đó chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản đã đưa ra các đánh giá khác...