Hộp xốp đựng thực phẩm tiện lợi, sử dụng thế nào cho an toàn?
Dù được đánh giá tiện lợi dễ vận chuyển nhưng việc sử dụng hộp xốp không đúng cách trong quá trình chứa đựng, bảo quản thực phẩm có thể tạo ra các chất độc hại.
Hộp xốp được sản xuất từ polystyrene (PS) với thành phần không khí chiếm 95% và PS chỉ chiếm 5% nên rất nhẹ. Hộp xốp để chứa đựng, bảo quản thực phẩm đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Mặc dù được xem là vật liệu an toàn nhưng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do ô nhiễm chì, cadmium từ nguyên liệu sản xuất không tinh khiết. Ngoài ra, do việc sử dụng hộp xốp không đúng cách trong quá trình chứa đựng, bảo quản thực phẩm nên cũng có thể tạo nên các chất độc hại.
Hộp xốp có nguy cơ ảnh hưởng đên sức khỏe người tiêu dùng do ô nhiêm chì, cadmi từ nguyên liêu sản xuât hôp không tinh khiêt và thôi nhiêm styrene và ethylbenzene do sử dụng hôp xôp không đúng cách.
Cách sử dụng sử dụng hôp xôp chứa đựng, bảo quản thực phâm
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sử dụng hộp xốp khi chứa đựng và bảo quản đồ ăn, Cục An toàn thực phẩm đã khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên sử dụng hộp xốp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sử dụng theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất.
Đặc biệt, chỉ nên dùng hộp xốp để đựng đồ ăn nguội hoặc có nhiệt độ dưới 70%, không dùng để chứa các loại đồ ăn nóng, có nhiều mỡ hay nước sôi. Ngoài ra, không được dùng loại hộp này đựng đồ ăn có tính chua như dưa muối, dấm, nước chanh…
Các loại hộp xốp chứa đựng thực phẩm chỉ nên dùng một lần và tạm thời; không dùng hộp xốp đê chứa đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài ngày.
Không dùng hộp xốp chứa đựng các loại thức ăn, đồ uống đang nóng, thức ăn có nhiều mỡ, nước sôi.
Nếu bất đắc dĩ phải dùng hộp xốp, người dùng cần ghi nhớ: Chỉ đựng những đồ nguội, lạnh và mang tính tạm thời, không để kéo dài theo ngày. Không đựng thức ăn nóng hoặc dùng loại hộp này để quay trong lò vi sóng mà nên thay bằng những loại hộp sử dụng nhựa đặc, có tính chịu nhiệt cao, tốt nhất là loại được đề xuất có thể quay trong lò vi sóng.
Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:
Video đang HOT
- Đảm bảo thực hiên đây đủ các quy định vê điều kiện an toàn thực phâm trong quá trình sản xuất hộp xốp chứa đựng thực phẩm.
- Không sử dụng nguyên liêu tái chê để sản xuất hộp xốp chứa đựng thực phẩm. Không sử dụng các chất phụ gia không được phép trong sản xuất hộp xốp chứa đựng thực phẩm.
- Có hướng dẫn cụ thể về điều kiện sử dụng (giới hạn về nhiệt độ, dầu, mỡ, độ axit, độ kiềm…) theo yêu cầu của sản phẩm.
- Thực hiên các quy định vê quản lý an toàn sản phẩm hộp xốp chứa đựng thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bệnh phong: Rốt cuộc là sự trừng phạt của Thượng đế hay của con người với nhau?
Bệnh phong vốn được xem là một căn bệnh nguy hiểm, bị liệt vào danh sách "tứ chứng nan y".
Susan Sontag đã viết trong quyển "AIDS và Ẩn dụ của nó" (AIDS and Its Metaphors): "Mỗi người đều có 2 mặt bổn phận công dân, một là thuộc về 'đất nước' khỏe mạnh, mặt còn lại thuộc về "đất nước" bệnh tật". Cho dù bạn có muốn hay không, con người sẽ phải trải qua những bệnh tật nhẹ hoặc nặng. Nếu bạn may mắn, ông trời sẽ "cấp" cho bạn hộ chiếu đến với "đất nước" khỏe mạnh.
Nhưng trong quá khứ, có một căn bệnh kỳ lạ khiến con người chìm trong bóng tối cả đời. Ngay cả khi đã chữa lành, họ cũng không có cách nào "chạm" vào thế giới ngoài kia. Đó là căn bệnh mà đến hiện tại người ta vẫn thường biến sắc khi nhắc tới: Bệnh phong.
Hơn 3000 năm trước, Ai Cập cổ đại đã để lại những ghi chép ngắn về bệnh phong. Vào thời điểm đó, người Ai Cập gọi nó là căn bệnh do thượng đế trừng phạt loài người.
Toàn thân của người bệnh sẽ dần dần mất đi, giống như tiêm thuốc tê trong một thời gian dài, họ sẽ không cảm thấy đau đớn gì cả. Ngay cả khi nhúng tay hoặc chân vào nước sôi, dù da phồng rộp lên cũng vẫn không có cảm giác gì. Đồng thời, làn da của người bệnh sẽ bị lở loét lan rộng ra cả khuôn mặt, mắt, tay, chân,... Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, xương mũi và hốc mắt sẽ sụp xuống, khuôn mặt biến dạng cho đến lúc chết.
Xương sọ bị biến dạng của một người mắc bệnh phong đã qua đời.
Trong hàng nghìn năm qua, bệnh này được coi là một những căn bệnh có mức độ lây truyền cao. Bệnh phong không vì sự sợ hãi và hiểu biết sai lệch của con người mà thay đổi. Thay vào đó, nó càng ngày càng lan rộng ra khắp thế giới.
Trong quá khứ, ở phương Tây, con người thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc cầu xin các tín ngưỡng tôn giáo của họ, xem căn bệnh là biểu tượng của tội lỗi và sự ô uế. Do đó, những người bình thường đã trực tiếp tước đi quyền lực và sự tự do của những người bệnh, đưa họ đến sống trên những hòn đảo hoang vắng, thậm chí còn tổ chức những tang lễ cho những "người chết còn thở".
Ảnh vẽ lại một người mắc bệnh phong ở Phương Tây.
Ở Trung Quốc, theo phong tục dân gian, những người mắc bệnh này bị xem là ô uế về đạo đức. Người xung quanh sẽ phân biệt đối xử, không sẵn lòng giao tiếp với họ, người bệnh thường bị xua đuổi và giết chết.
Cách nhân đạo nhất đối với những người mắc bệnh phong là tìm một nơi thật xa để cách ly họ. Vào thời nhà Tần, có một ngôi nhà đặc biệt gọi là "Lệ Thiên Sở", một nơi dành riêng cho những người mắc bệnh phong. Đây là bệnh viện cách ly bệnh nhân mắc bệnh phong sớm nhất trên thế giới, có lịch sử hơn 2000 năm.
Những năm 60 của thế kỷ trước, người mắc bệnh phong hầu như tập trung thành những ngôi làng hoặc viện, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Vào thời điểm đó, có hơn 600 ngôi làng phong và hơn 20.000 bệnh nhân mắc bệnh phong ở Trung Quốc.
Một ngôi làng phong ở Trung Quốc.
Hiệu quả của phương pháp này có vẻ rất tốt nhưng mang lại những cảm nhận khá đau khổ, những người bị bệnh này phải xa vợ con, rơi vào nghèo đói và bệnh tật. Nhiều người đã chọn cách tự sát để giải thoát bản thân.
Ở ngôi làng phong còn có những đứa bé tội nghiệp mắc bệnh phong.
Nhưng có một điều còn đáng sợ hơn nữa, nó đã dần dần phát triển thành một loại văn hóa: Văn hóa phân biệt đối xử với người mắc bệnh phong. Ngay cả khi y học đã chứng minh khả năng lây nhiễm của căn bệnh rất thấp, nhưng sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại. Thậm chí, một nhân viên y tế có nhận thức cao về bệnh phong vẫn mặc áo khoác dày và mang giày cao su khi tiếp xúc với bệnh nhân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân được chữa khỏi, họ rất khó để trở lại cuộc sống thường ngày, rất khó để tái hòa nhập cộng đồng.
Đầu thế kỷ 19, mọi người bắt đầu có những đột phá về nhận thức với căn bệnh phong. Một nhà nghiên cứu y học người Na Uy tên là Danielson đã tiến hành một thí nghiệm táo bạo. Ông đã cạo các mảng da từ người bệnh phong rồi tiêm vào 4 trợ lý và chính bản thân ông. Rất may mắn, không ai trong 5 người mắc bệnh phong. Họ bắt đầu hoài nghi, có thể căn bệnh này không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra bệnh phong.
Năm 1873, Hansen, một nhà nghiên cứu y học người Na Uy khác đã sử dụng kính hiển vi tìm ra các tế bào hình que trong nốt sần từ người bệnh. Đó là một loại trực khuẩn có tên Mycobacterium leprae. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây mất cân bằng miễn dịch, sinh ra phản ứng dị ứng, dẫn đến một loạt các vết lở loét trên da và nhiều triệu chứng mất cảm giác.
Xương chân bị biến dạng của một người bệnh đã mất
Vài năm sau, một thí nghiệm khác được thực hiện trên 225 tình nguyện viên và chỉ có 5 người nhiễm bệnh. Hiện tại, y học đã chứng minh được bệnh phong là một căn bệnh truyền nhiễm, xác suất lây nhiễm như cảm cúm thông thường, và 95% người miễn dịch với nó.
Trên thực tế, thời gian ủ bệnh phong rất dài, ngắn thì vài tháng, lâu nhất là từ 20 đến 30 năm. Vì tổn thương da thường xuất hiện ở những nơi khó nhìn thấy nên không phát hiện bệnh kịp thời.
Nguồn: Zhihu
Theo Helino
Mẹ bị ung thư nội mạc tử cung, con gái dậy thì sớm, nguyên nhân là do thói quen tai hại khi sử dụng túi ni lông Túi ni lông, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa... chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng thực sự gây ra rất nhiều vấn nạn sức khỏe. Các sản phẩm nhựa mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống của mọi người, nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế

Điều gì xảy ra với cột sống cổ khi sinh hoạt sai tư thế

Triệu chứng báo hiệu bị cường giáp

'Hậu sởi gây mất trí nhớ miễn dịch' là gì?

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng

Đường dây khí cười bị triệt phá, bác sĩ cảnh báo tổn thương thần kinh

Mùa hè nắng nóng người tăng huyết áp cần đặc biệt chú ý đến điều này

Tại sao không nên dùng nước sôi 100 độ C để pha trà xanh?

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"
Có thể bạn quan tâm

Động thái "lạ" của công ty chủ quản, nhãn hàng sau khi Thùy Tiên bị khởi tố
Sao việt
21:41:31 20/05/2025
Lý Vũ Xuân: Ca sĩ hàng đầu Cbiz, thượng khách không ai dám đụng của LHP Cannes
Sao châu á
21:35:31 20/05/2025
Mẫu smartphone Xiaomi khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên
Đồ 2-tek
21:33:59 20/05/2025
Chuyên gia lý giải nguyên nhân khủng hoảng tình cảm của gia đình Beckham
Sao âu mỹ
21:24:08 20/05/2025
Rodri giải cứu Manchester City?
Sao thể thao
21:12:01 20/05/2025
Lương Thu Trang choáng vì bị bạn diễn tát liên hồi, 2 ngày sau mặt vẫn còn sưng
Hậu trường phim
21:04:14 20/05/2025
Sau 3 lần chồng cũ đưa con đi viện, tôi đau đớn nhận ra bài học đắt giá
Góc tâm tình
20:52:00 20/05/2025
Việt Nam và Mỹ chính thức đàm phán thuế quan lần 2
Tin nổi bật
20:50:00 20/05/2025
Duy Hưng - Lương Thu Trang "về chung một nhà" trong Dịu dàng màu nắng
Phim việt
20:49:08 20/05/2025
Trung Quốc hạ lãi suất kỷ lục giữa tâm bão thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
20:47:48 20/05/2025