Hồng Lỗi: Đạt Lai Lạt Ma không được phép từ chối tái sinh
Bắc Kinh khẳng định rằng truyền thống tái sinh này phải tiếp tục và Trung Quốc chấp thuận Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, Reuters cho biết.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, còn gọi là Phật sống đời thứ 17 của truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngài Ogyen Trinley Dorje. Ảnh: Reuters.
Đa Chiều ngày 17/4 dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, trong buổi họp báo thường kỳ ngày hôm qua có phóng viên đặt câu hỏi, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma gần đây nói rằng ông quyết định sẽ không tái sinh sau khi chết, kết thúc 400 năm lịch sử truyền thống Lạt Ma tái sinh của Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc bình luận gì về điều này?
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, nước này có đầy đủ các quy định về tôn giáo, bao gồm “Điều lệ sự vụ tôn giáo” và “Biện pháp quản lý Phật sống tái sinh trong Phật giáo Tây Tạng” do chính phủ Trung Quốc ban hành. Chế độ Đạt Lai Lạt Ma hiện vẫn phải được tiến hành theo pháp luật nhà nước và nội quy tôn giáo.
“Hệ thống Phật sống tái sinh của các Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được vinh danh hàng trăm năm qua với đầy đủ các nghi lễ và thủ tục tôn giáo, định chế lịch sử. Đạt Lai Lạt Ma tái sinh cũng phải tuân thủ các nghi lễ tôn giáo, định chế lịch sử và quy định của nhà nước”, website Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Hồng Lỗi cho biết.
Video đang HOT
Theo Reuters ngày 16/4, Đạt Lai Lạt Ma hay còn gọi là Phật sống là danh hiệu của một vị lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng. Người đang giữ danh hiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma là Ogyen Trinley Dorje đang sống lưu vong ở Ấn Độ nhưng vẫn được Bắc Kinh thừa nhận là Đạt Lai Lạt Ma. Ông nói mình có quyền chấm dứt truyền thống tái sinh sau khi các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng vị Đạt Lai Lạt ma lưu vong này không có quyền từ chối tái sinh.
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, chúng tôi không nói nhiều về sự tái sinh của một bậc thầy sống”, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết vào cuối ngày hôm qua. “Tuy nhiên hiện nay nhiều câu hỏi đang được đặt ra. Theo quan điểm của tôi, chỉ có duy nhất bản thân một Đạt Lai Lạt Ma là người có quyền đưa ra quyết định về sự tái sinh của mình trong tương lai. Vì vậy tôi tự tin và có niềm tin đầy đủ trong quyết định của mình. Có nhiều lời tuyên bố được cho là đúng và sự phỏng đoán, nhưng tôi không lo lắng”, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 17 cho biết.
Mặc dù phải chạy khỏi Tây Tạng qua dãy Himalaya vào năm 2000, ngài Ogyen Trinley Dorje vẫn được Bắc Kinh công nhận là Phật sống/Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 17 của Phật giáo Tây Tạng. Truyền thống này cho rằng linh hồn của một vị Đạt Lai Lạt Ma sẽ tái sinh vào một đứa trẻ ngay sau khi diễn ra cái chết của vị đó. Bắc Kinh khẳng định rằng truyền thống tái sinh này phải tiếp tục và Trung Quốc chấp thuận Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, Reuters cho biết.
Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm, người đoạt giải Nobel Hòa bình và đang phải sống tha hương cho biết, chuyện tái sinh sẽ kết thúc sau khi ông chết. Chuyện chấm dứt tái sinh đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với tờ Welt am Sonntag của Đức tháng 9 năm ngoái và ông mới nhắc lại với đài RFA gần đây.
Quan chức Trung Quốc đứng đầu khu tự trị Tây Tạng mới được bổ nhiệm gần đây đã nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã “phạm thượng” khi từ chối tái sinh. Trong khi vị Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm lo sợ rằng Trung Nam Hải có thể sử dụng vấn đề người kế vị ông để chia rẽ Phật giáo Tây Tạng nếu xuất hiện hai Đạt Lai Lạt Ma sau khi ông chết, một của những người Tây Tạng lưu vong, hai là của Trung Quốc.
Năm 1995, sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm đời 17 chỉ định 1 cậu bé ở Tây Tạng là hóa thân của đức Ban Thiền Lạt Ma (Pachen Lama), nhân vật quyền lực thứ 2 sau Đạt Lai Lạt Ma trong Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc đã đưa cậu bé này vào chương trình quản thúc và giáo dục. Nhiều người Tây Tạng không thừa nhận vai trò của vị Ban Thiền Lạt Ma này, Reuters cho biết.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc phạt 15 đảng viên vì ủng hộ Tây Tạng "gây nguy hiểm" cho quốc gia
- Có tất cả 15 đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc ở khu tự trị Tây Tạng (TAR) vừa phải nhận án phạt vì tham gia vào các tổ chức ly khai bí mật chuyên cung cấp thông tin tình báo cho Dalai Lama và tiến hành các hoạt động khác gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Theo Ủy ban thanh tra kỷ luật của TAR, các hoạt động phi pháp được đưa ra ánh sáng trong đợt 2 của công tác thanh tra hồi năm ngoái do Ủy ban thanh tra kỷ luật trung ương (CCDI), cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc thực hiện.
Tờ Global Times dẫn lời một thanh tra kỷ luật cho biết chính quyền khu tự trị Tây Tạng cần phải tập trung ngăn chặn các phần tử ly khai để duy trì ổn định xã hội và giám sát chặt chẽ hơn các dự án trong khu vực.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Bản công bố của các đảng viên ủng hộ chủ nghĩa ly khai Tây Tạng rất bất thường và có thể ẩn chứa một thông điệp gì đó sâu xa hơn. Hơn nữa, các vi phạm kỷ luật dường như cũng vượt quá xa so với hoạt động đưa tin thông thường của CCDI, hãng tin tức chính trị Trung Quốc Douwei News trụ sở ở Mỹ cho biết. Năm ngoái, tờ Douwei đưa tin Dalai Lama đang tiến hành thực hiện một "liên kết riêng tư" bí mật với Bắc Kinh. Sau đó ông Wu Yingjie, phó bí thư của TAR cũng đã xác nhận và cho biết cuộc "giao dịch" được thực hiện thông qua các "phái viên cá nhân". Ông Wu cho biết thêm trong thời gian đó cuộc giao dịch diễn ra "liên tục và suôn sẻ" nhưng đã giải thích rằng họ chỉ đề cập tới việc Dalai Lama sắp trở về Tây Tạng và không thảo luận bất cứ điều gì về nền độc lập ở Tây Tạng. "Tất cả người Tây Tạng, kể cả Dalai Lama và những người thân cận của ông có thể trở về nếu họ chấp nhận Tây Tạng và Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, và chịu từ bỏ những "nỗ lực ly khai", ông Wu cho biết. Tờ Douwei cho rằng việc trừng trị những người ly khai ở Tây Tạng có thể được xem như là "lời cảnh cáo" tới Dalai Lama, người đã bỏ trốn tới Ấn Độ sau cuộc nổi dậy năm 1959 thất bại. Đảng Cộng Sản Trung Quốc biết rất rõ vẫn có nhiều người Tây tạng ủng hộ Dalai Lama, theo tờ Douwei.
Ngọc Như
Theo_PLO