Hơn 9.000 sản phẩm thời trang Seven.Am bị thu giữ: Cần xem tình trạng vi phạm về xuất xứ hàng hóa như “quốc nạn”
Chuyên gia cho rằng, cần nhìn rộng vấn đề để thấy vi phạm xuất xứ hàng hóa, đột lốt hàng hóa Việt Nam để hưởng lợi, lừa dối người tiêu dùng là một “ quốc nạn”.
Trước hàng loạt hãng thời trang danh tiếng bị nghi vấn cắt mác Trung Quốc, gắn mác Made in Việt Nam để lừa dối người tiêu dùng bán với mức giá cao, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam cho rằng, nhìn rộng vấn đề thì tình trạng vi phạm xuất xứ hàng hóa cần được xem như một “quốc nạn”.
Cửa hàng kinh doanh thời trang thương hiệu Seven.Am tại số 267 Lạc Long Quân đã khóa trái cửa. Ảnh: Tú Anh
Lý giải cho khẳng định trên với PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết, hiện nay, không chỉ hãng thời trang Seven.AM, IFU hay NEM bị báo chí “phanh phui” những hành động nghi cắt mác nước ngoài để gắn lên sản phẩm mác “made in Việt Nam”, mà trước đó, hàng loạt nhãn hàng khác đã bị chính người tiêu dùng “phanh phui”, như hãng điện tử Asanzo, Nhật Cường, hãng lụa Khaisilk…
Theo chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, đây chỉ là số ít những trường hợp bị người tiêu dùng phát hiện và “phanh phui”, sẽ còn đó rất nhiều những cá nhân, tổ chức đang thực hiện hành vi tương tự mà chưa bị phát hiện. Vì vậy, nếu nhìn rộng vấn đề ra, có thể thấy, tình trạng vi phạm về xuất xứ hàng hóa cần xem như “quốc nạn”. Vấn đề này rất cần lực lượng chức năng quyết liệt, tăng cường hơn nữa để kiểm tra, phát hiện thêm những “tụ điểm” lớn hơn nữa đang tồn tại trên thị trường.
Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam trao đổi với PV.
Về lý giải của ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng giám đốc công ty CP MHA (Seven.AM) cho rằng, việc cắt mác sản phẩm là do “khách hàng kêu ngứa” và sản phẩm được sản xuất trong nước, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú khẳng định: “Đây là sự ngụy biện. Nếu không ngụy biện thì đại diện hãng thời trang này hãy lý giải về hành động gỡ toàn bộ hình ảnh và giá tiền trên website và các sản phẩm túi trên kệ? Tôi cho rằng đây là sự bao biện và người tiêu dùng khó mà rộng lượng chấp nhận”.
Một sản phẩm áo sơ mi mang thương hiệu thế giới Mango gắn mác “made in Viet Nam” được bán tại phố Cầu Giấy với giá hơn 300.000 đồng.
Video đang HOT
Ông Phú cho rằng, để dẫn đến tình trạng như ngày hôm nay là vì lợi nhuận “khủng” mà cá nhân, tổ chức sẵn sàng bất chấp để làm tất cả.
“Khi chiến dịch “người Việt dùng hàng Việt” càng gây được tiếng vang và chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng thì chắc chắn sẽ có sự bất chấp để hưởng lợi, sau chữ hưởng lợi là sự lừa dối người tiêu dùng. Lừa dối cả về giá cả lẫn chất lượng, xuất xứ hàng hóa”, chuyên gia cho hay.
Hơn 9.000 sản phẩm của thương hiệu thời trang Seven.Am đang bị cơ quan chức năng tạm giữ.
Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú thẳng thắn: “Hành vi buôn lậu, làm hàng giả, làm sai lệch thông tin xuất xứ hàng hóa rất cần được nghiêm trị. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng để xử lý tình trạng này, đặc biệt là ngăn chặn từ gốc là khu vực biên giới để hàng lậu hàng giả không lọt tới thị trường nội địa thì người tiêu dùng cũng rất cần việc siết chặt kỷ luật, tự làm trong sạch mình của lực lượng chức năng trước công cuộc chống buôn lậu nói chung và thị trường thời trang nói riêng”.
Ghi nhận của PV ngày 12/11, sau khi lực lượng quản lý thị trường thu giữ hơn 9.000 sản phẩm điều tra, làm rõ việc bóc tem Trung Quốc gắn mác Việt Nam thì chuỗi cửa hàng Seven.Am đã bắt đầu đóng cửa từ sáng ngày 12/11.
Thương hiệu này cũng không có bất kỳ thông báo nào tại cửa hàng, website, fanpage… về sự việc trên.
Bảo Loan
Theo Giadinh.net.vn
Tạm giữ 9.000 sản phẩm SEVEN.am
Ngày 11/11, một số khách hàng khi đến showroom của SEVEN.am để mua sắm phản ánh, toàn bộ phụ kiện của thương hiệu này đều "biến mất" một cách khó hiểu. Trong khi đó, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội đã tạm giữ 9.000 sản phẩm của SEVEN.am vì chưa xuất trình đủ hoá đơn và công bố hợp quy.
Phụ kiện SEVEN.am "biến mất"
Ngày 11/11, một số khách hàng khi đến showroom của SEVEN.am để mua sắm phản ánh, toàn bộ phụ kiện của thương hiệu này đều "biến mất".
Chiều cùng ngày, phóng viên đã có mặt tại một số showroom của SEVEN.am để ghi nhận. Tại cửa hàng số 146 - 148 Tôn Đức Thắng - đây cũng là trụ sở chính của Công ty Cổ phần MHA (đơn vị sở hữu thương hiệu SEVEN.am), theo quan sát, rất nhiều khách hàng khi hỏi lên tầng 2, nơi trưng bày ví da, túi xách, giày dép đều bị nhân viên ngăn cản. Lý do đưa ra khu vực này đang trong giai đoạn sửa chữa.
Trong khi đó, tại showroom 135 Trần Phú, Hà Đông khu trưng bày túi xách, ví da đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là một số mẫu váy trải trên mặt kính.
Tương tự như vậy, tại cửa hàng SEVEN.am số 146 Thái Hà, khi được khách hàng hỏi đến phụ kiện, nhân viên tại đây thông báo hết toàn bộ túi xách, hiện kho đang soạn hàng nên chưa bày bán.
Nơi bày bán phụ kiện SEVEN.am đã được thay bằng một số váy.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trên website của SEVEN.am, toàn bộ thông tin về phụ kiện như túi xách, ví da, giày cao gót... của thương hiệu này hiện đã bị gỡ hết. Phóng viên liên hệ tới số hotline chăm sóc khách hàng trên website thì được trả lời, hệ thống đang bị lỗi.
Phụ kiện của SEVEN.am trên website đều đã bị gỡ
Thu giữ 9.000 sản phẩm SEVEN.am
Trước đó, như đã thông tin, sáng 11/11, Đội Quản lý thị trường số 14 đã tiến hành kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang SEVEN.am trên địa bàn Hà Nội bao gồm: 146-148 Tôn Đức Thắng, 11 Kim Đồng, 146 Thái Hà, 135 Trần Phú, Hà Đông, 506 Nguyễn Văn Cừ.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ của các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình cho Đoàn kiểm tra Đăng ký nhãn hiệu SEVEN.am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy Số 14518064. Toàn bộ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và Bản công bố hợp quy của sản phẩm, chủ cửa hàng xin "sẽ xuất trình sau".
Theo ông Dương Ngọc Viện - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14, SEVEN.am không có xưởng may mặc riêng, tuy nhiên có hợp đồng với Công ty TNHH Thời trang Quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Toàn bộ sản phẩm được SEVEN.am thiết kế và chuyển sang Công ty Bảo Anh sản xuất, chuyển về.
Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm tra cửa hàng SEVEN.am.
Trong khi đó, ông Đặng Quốc Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần MHA khẳng định: "toàn bộ sản phẩm của SEVEN.am đều được sản xuất trong nước".
Buổi chiều, Đội Quản lý thị trường số 14 tiếp tục làm việc, đối chiếu sản phẩm với giấy tờ, hoá đơn của công ty này. Đến cuối giờ chiều, trao đổi với phóng viên, đại diện Đội Quản lý thị trường số 14 cho biết hiện đơn vị này đang tạm giữ 9.000 sản phẩm của SEVEN.am vì chưa xuất trình đủ hoá đơn và công bố hợp quy.
Trước đó, trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần MHA (đơn vị sở hữu thương hiệu SEVEN.am) xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hoá đơn và cho biết: "Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác SEVEN.am. Khi bán hàng nhân viên cũng nói rõ "đây là hàng Trung Quốc".
Sự việc hãng thời trang SEVEN.am bị "tố" nhập hàng Trung Quốc sau đó cắt mác để gắn mác của hãng này đang gây được sự chú ý đặc biệt từ dư luận.
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhiều khách hàng phát hiện thấy một số sản phẩm của nhãn hiệu SEVEN.am có dấu hiệu "cắt gốc, thay mới". Những kiện hàng như túi, khăn, quần áo... được đưa về kho của Công ty Cổ phần MHA trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu SEVEN.am.
Theo Ong LÝ (Dân Việt)
Đồ chơi "made in Việt Nam" bất ngờ lấn át Trung Quốc tại Hàng Mã trước mùa Trung thu Dù còn đúng 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng tại phố Hàng Mã không khí mua bán các loại đồ chơi dành cho trẻ nhỏ đã nhộn nhịp. Đặc biệt, trong mùa Trung thu này, các loại đồ chơi trong nước bất ngờ chiếm đến 90%. Trao đổi với PV, chị Hoa - một nhân viên cửa hàng tại phố...