Hơn 88 triệu ca Covid-19 toàn cầu, WHO cảnh báo về các biến chủng nCoV
Thế giới ghi nhận hơn 88,4 triệu ca nCoV và hơn 1,9 triệu người chết, WHO c ảnh báo cần tăng cường kiểm soát các biến thể virus đáng báo động.
Thế giới ghi nhận 88.445.411 ca nhiễm và 1.905.059 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 890.699 và 16.427 ca một ngày, trong khi 63.571.590 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Chi nhánh tại châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 7/1 cảnh báo cần phải làm nhiều hơn nữa để đối phó với tình trạng đáng báo động do các biến thể nCoV mới được phát hiện gần đây. Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge gọi tình hình hiện tại là “một điểm mấu chốt trong tiến trình của đại dịch”.
Theo chi nhánh châu Âu của WHO, virus thay đổi theo thời gian là điều tự nhiên và biến thể này không được cho là gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng khả năng “lây truyền nhanh hơn” của nó vẫn làm dấy lên lo ngại. “Nếu không tăng cường kiểm soát để làm chậm sự lây lan, sẽ có tác động gia tăng đối với các cơ sở y tế vốn đã căng thẳng và áp lực”, Kluge nói.
Cả hai chủng ở Anh và một chủng khác xuất hiện ở Nam Phi đều được cho là các phiên bản lây nhiễm mạnh hơn của nCoV. Các biện pháp do Kluge đề xuất là tuân thủ đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập, duy trì khoảng cách thể chất và rửa tay. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm, cách ly và và tiêm chủng “sẽ có hiệu quả nếu tất cả chúng ta cùng tham gia”, Kluge nói.
Theo WHO, các dấu hiệu ban đầu cho thấy vaccine Covid -19 phát huy hiệu quả đối với biến thể ở Anh.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 243.137 ca nhiễm và 3.710 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 22.100.753, trong đó 373.700 người chết. Trung bình cứ 33 giây lại có một người chết vì Covid-19.
Nước này khép lại năm 2020 với tháng 12 chết chóc nhất và có số ca lây nhiễm nhiều nhất kể từ thời điểm đại dịch bùng phát. Hơn 77.000 người đã chết và 6,4 triệu người nhiễm virus trong tháng cuối cùng của năm 2020, vượt qua con số kỷ lục được ghi nhận trước đó vào tháng 4/2020 với 58.000 người chết.
Khoảng 15,4 triệu liều vaccine đã được phân phối ở Mỹ, nhưng chỉ có 4,5 triệu người được tiêm những liều đầu tiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Điều này kém xa so với kỳ vọng, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải mất nhiều tháng nữa mới đạt được miễn dịch cộng đồng.
“Chúng tôi thừa nhận đã triển khai vaccine không đúng kỳ hạn. Chúng tôi sẽ làm việc với các bang”, Moncef Slaoui, cố vấn khoa học của Chiến dịch Thần tốc, chiến dịch sản xuất và điều phối, tiêm chủng vaccine của chính phủ Mỹ, nói.
Mỹ bắt đầu báo cáo những ca đầu tiên nhiễm biến chủng Covid-19 từ Anh. Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 5/1 trong một cuộc họp báo cảnh báo biến chủng này thực sự là một vấn đề nghiêm trọng và có thể thay đổi toàn bộ tình hình. Cuomo kêu gọi tất cả những ai từng tiếp xúc với ca nhiễm biến chủng Covid-19 đầu tiên ở thị trấn Saratoga, New York, liên hệ ngay với nhà chức trách để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Một phòng cấp cứu tạm thời dành cho bệnh nhân Covid-19 được dựng lên ở tầng hầm đỗ xe một bệnh viện ở bang California, Mỹ hôm 3/1. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 18.106 ca nhiễm và 234 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.414.044 và 150.606.
Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ ngày 3/1 phê duyệt hai vaccine Covid-19 cho sử dụng khẩn cấp, một loại là vaccine do công ty dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford, Anh, phát triển, và loại còn lại là vaccine mang tên COVAXIN do công ty Ấn Độ Bharat Biotech nghiên cứu.
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này dự kiến bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 quy mô lớn trong vài tuần nữa với chủ đạo là vaccine AstraZeneca/Oxford, trong khi vaccine COVAXIN sẽ được quản lý với điều kiện nghiêm ngặt hơn do chưa có dữ liệu nào về tính hiệu quả của nó được công bố.
Ấn Độ đã đình chỉ tất cả chuyến bay từ Anh từ ngày 23/12 tới ngày 7/1 do lo ngại nguy cơ lây lan chủng nCoV mới, nhưng khoảng 33.000 hành khách đã bay đến từ cuối tháng 11, trước khi lệnh cấm được thực thi.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.455 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 200.498. Số người nhiễm nCoV tăng vọt 87.134 ca trong 24 giờ qua, lên 7.961.673.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cáo buộc các nhà sản xuất bơm tiêm đã đẩy giá lên, sau khi chính phủ không mua được hàng trăm triệu bơm tiêm thông qua đấu giá. “Giá tăng vọt sau khi Bộ Y tế ngỏ ý mua bơm tiêm”, Bolsonaro viết trên mạng xã hội, nói thêm chính phủ sẽ dừng mua bơm tiêm tới khi giá trở lại bình thường.
Ba nhà sản xuất bơm tiêm của Brazil đã gặp Tổng thống hôm 5/1, thống nhất mỗi nhà sản xuất sẽ cung cấp 10 triệu bơm tiêm để vượt qua giai đoạn đầu của kế hoạch tiêm chủng toàn quốc.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 23.541 ca nhiễm nCoV và 506 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.332.142 và 60.457.
Trong bài phát biểu năm mới 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận làn sóng Covid-19 thứ hai đang tàn phá đất nước. “Thật không may khi đại dịch vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Cuộc chiến chống lại nó không thể ngừng nghỉ trong một phút giây nào”, ông nói.
Nga đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine Sputnik V như một phần của chương trình tiêm chủng quốc gia vào đầu tháng 12, tập trung vào nhóm chịu rủi ro cao. Nga ngày 6/1 thông báo họ đã tiêm chủng cho một triệu người và không ghi nhận phản ứng phụ có hại nào.
Putin ngày 4/1 yêu cầu chính phủ xem xét cấp giấy chứng nhận cho những người đã được tiêm vaccine để có thể ra nước ngoài. Từ ngày 1/1, những người được tiêm phòng Covid-19 ở Nga nhận được giấy chứng nhận điện tử.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 2.889.419 ca nhiễm và 78.508 ca tử vong, tăng lần lượt 52.618 và 1.162 trường hợp. Tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng nCoV mới, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng ban đầu.
Anh tái phong tỏa toàn quốc từ 5/1, người dân được yêu cầu làm việc từ xa bất cứ khi nào có thể, chỉ được rời nhà để tập thể dục hoặc làm những việc cần thiết như mua sắm nhu yếu phẩm. Toàn bộ cửa hàng không thiết yếu và cơ sở chăm sóc cá nhân như tiệm làm tóc sẽ tiếp tục đóng cửa. Nhà hàng chỉ được phép bán đồ ăn mang đi.
Trường tiểu học và trung học cũng đóng cửa, chỉ tiếp nhận học sinh dễ tổn thương hoặc con em của những lao động thiết yếu trong xã hội. Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson thông báo học sinh sẽ không thi cuối kỳ trong năm nay. Williamson cho biết các kỳ thi dành cho học sinh từ 14 đến 18 tuổi, được sử dụng để xác định đầu vào các trường cao đẳng và đại học, sẽ được thay thế bằng đánh giá của giáo viên.
Thủ tướng Johnson cho biết các lệnh phong tỏa có thể được nới lỏng từ giữa tháng hai, nếu chương trình tiêm vaccine diễn ra theo kế hoạch và số ca tử vong mới giảm dần. Tuy nhiên, ông vẫn khuyến cáo cẩn trọng với mốc thời gian này và kêu gọi người dân tuân thủ quy định hạn chế.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 21.703 ca nhiễm và 276 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.727.321 và 66.841.
Kể từ 2/1, Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm sớm hơn tại 15 khu hành chính đông bắc và đông nam, bắt đầu từ 18h thay vì 20h. Pháp đang bị chỉ trích vì triển khai vaccine chậm hơn nhiều các quốc gia châu Âu khác. Chưa đến 200 người được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ở nước này.
Bộ trưởng Y tế Olivier Veran ngày 1/1 thông báo kế hoạch mở rộng chiến dịch tiêm chủng vốn chỉ nhắm mục tiêu vào cư dân viện dưỡng lão và nhân viên y tế trên 65 tuổi. Veran nói rằng kể từ 4/1, nhân viên y tế trên 50 tuổi cũng được tiêm vaccine. Pháp đang bị chỉ trích vì triển khai tiêm vaccine chậm hơn các nước châu Âu khác. Kể từ 27/12 đến 6/1, Pháp tiêm phòng cho 7.000 người, trong khi Đức tiêm cho hàng trăm nghìn người trong cùng khoảng thời gian.
Hàn Quốc ghi nhận 868 ca nhiễm mới trong 24 giờ, nâng tổng số lên 66.686, trong đó 1.046 ca tử vong, tăng 19 ca so với hôm trước.
Chính phủ Hàn Quốc áp đặt các hạn chế như cấm tụ tập trên 4 người, đình chỉ các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, các cơ sở thể thao trong nhà cho đến 17/11. Tuy nhiên, các trung tâm taekwondo và ba lê, được đăng ký là học viện tư, được phép mở lớp học tối đa 9 người.
Hàn Quốc đang triển khai xét nghiệm khoảng 70.000 tù nhân và nhân viên tại 52 nhà tù trên khắp đất nước sau khi phát hiện một ổ dịch trong trại giam đông nam Seoul. Chính phủ kéo dài lệnh cấm chuyến bay từ Anh đến 21/1 do lo ngại về chủng nCoV mới.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 797.723 ca nhiễm, tăng 9.321, trong đó 23.520 người chết, tăng 224. Đây là mức tăng ca nhiễm trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Indonesia đã cấm mọi du khách đến từ Anh và thắt chặt quy định với người đến từ châu Âu và Australia để hạn chế lây lan biến chủng virus. Bộ trưởng Kinh tế Airlangga Hartarto hôm 6/1 cho biết Indonesia sẽ áp đặt hạn chế dài hai tuần tại các khu vực có số ca Covid-19 gia tăng tại những vùng đông dân nhất trên đảo Java và khu nghỉ dưỡng Bali từ 11/1 nhằm giảm tải cho bệnh viện và giảm tỷ lệ tử vong. Biện pháp mới bao gồm thay đổi giờ mở cửa trung tâm mua sắm và giới hạn sức chứa tại các nhà hàng và nhà thờ.
Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết đất nước sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng diện rộng vào 13/1. Chương trình sẽ khởi động tại Jakarta, Tổng thống Joko Widodo sẽ là người tiêm mũi đầu tiên, còn việc tiêm chủng ở những khu vực khác sẽ bắt đầu trong hai ngày tiếp theo.
Trước đó, chính phủ cho hay 1,3 triệu người là nhân viên tuyến đầu chống dịch sẽ được tiêm vaccine đầu tiên do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất. Indonesia đã nhận ba triệu liều vaccine của Sinovac là CoronaVac. Sau khi các nhân viên y tế được tiêm chủng, sẽ tới các thống đốc khu vực để “tạo niềm tin trong cộng đồng”, Budi cho hay.
Ông dự kiến Indonesia cần tiêm chủng cho 181,5 triệu người, khoảng 67% dân số, để đạt được miễn dịch cộng đồng. Vaccine dự kiện sẽ được tiêm chủng miễn phí, thời gian triển khai dài 15 tháng.
Philippines báo cáo 482.083 ca nhiễm và 9.356 ca tử vong, tăng lần lượt 1.353 và 9 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Quan chức Philippines cho biết một số bộ trưởng và binh sĩ đã được tiêm vaccine Covid-19, nhưng với số lượng không lớn. Quan chức không cho biết loại vaccine được sử dụng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Bộ Y tế hôm 28/12 đều cảnh báo phản đối việc sử dụng vaccine chưa được phê duyệt và việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán vaccine chưa được phê duyệt là bất hợp pháp.
Kể từ 2/1, Philippines cấm người đến từ Mỹ sau khi nước này phát hiện thêm ca nhiễm chủng nCoV mới từ Anh. Trước đó, Manila đã ra lệnh cấm nhập cảnh với hành khách từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện chủng mới từ 29/12. Một quan chức cấp cao Philippines ngày 6/1 cho biết họ đang đàm phán với 7 nhà sản xuất vaccine để mua ít nhất 148 liều khi nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho gần 2/3 dân số trong năm nay.
Thái Lan ghi nhận thêm 305 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 9,636, trong đó 67 người chết, tăng một trường hợp so với hôm trước.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 4/1 thông báo 28 tỉnh, gồm thủ đô Bangkok, là khu vực nguy cơ cao và yêu cầu người dân làm việc tại nhà, tránh tụ tập hoặc đi khỏi tỉnh của họ khi ca nhiễm tăng lên sau đợt bùng phát được phát hiện tháng trước tại một chợ hải sản gần Bangkok.
Trung tâm điều phối Covid-19 của Thái Lan cảnh báo số ca nhiễm mới theo ngày có thể tăng lên hơn 10.000 vào cuối tháng này nếu chính phủ không áp đặt thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế virus.
WHO: Không có bằng chứng biến thể virus SARS-CoV-2 kháng vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, hai quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 6/1 cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi hoặc ở Anh có khả năng kháng vaccine hay khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy một tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu tím) xâm nhập, lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Fort Detrick, Maryland, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan và Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu về COVID-19 của WHO, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove đã tham gia phiên họp báo trực tuyến ngày 6/1 nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến nguy cơ biến thể được phát hiện tại Nam Phi của virus SARS-CoV-2 có thể kháng lại các loại vaccine đang được sử dụng và cấp phép ở nhiều nước. Tiến sĩ Van Kerhove cho rằng đây là tin rất tốt và là thông tin mới nhất WHO có được cho đến nay, trong khi các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.
Biến thể của virus SARS-CoV-2 đã lần đầu tiên được phát hiện ở Vịnh Nelson Mandela, tỉnh Eastern Cape, Nam Phi vào tháng 10/2020. Nghiên cứu cho thấy biến thể này có thể đã xuất hiện vào cuối tháng 8 năm ngoái. Mặc dù đến nay, nhà chức trách mới chỉ ghi nhận một số ca nhiễm biến thể này bên ngoài Nam Phi, song WHO ngày 5/1 nhận định biến thể này có thể tăng nhanh ở nhiều quốc gia khác gồm Anh, Pháp, Phần Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Áo và Zambia.
Giám đốc Van Kerkhove cho biết biến thể tại Nam Phi và các biến thể khác của SARS-CoV-2 đều gây biểu hiện bệnh lý giống nhau, với cùng mức độ nghiêm trọng theo tiêu chí về số bệnh nhân phải nhập viện điều trị và số ca tử vong, do đó WHO chưa ghi nhận sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, nhà dịch tễ học này cho biết dường như biến thể tại Nam Phi đã gia tăng khả năng lây nhiễm so với các loại virus khác.
Về phần mình, Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan cũng lưu ý rằng đã có nhiều biến thể của SARS-CoV-2 xuất hiện vào tháng 2 và tháng 3 năm ngoái. Biến thể xuất hiện khi virus có đột biến trong mã di truyền nhưng điều này không đồng nghĩa rằng virus sẽ hoạt động theo cách khác biệt. Chuyên gia này đánh giá sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến cách virus liên kết với tế bào con người hoặc cách virus có thể tự sinh sản thành công trong cơ thể người, nhưng không thay đổi cách thức lây truyền của virus.
Anh có thể phong tỏa toàn quốc đến tháng 3 Giới chức Anh cho biết lệnh phong tỏa toàn quốc mới có thể được duy trì ít nhất đến tháng 3, một số biện pháp thậm chí kéo dài hơn. "Chúng tôi không thể dự đoán chắc chắn về khả năng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong tuần bắt đầu từ ngày 15 đến 22/2. Việc chúng tôi sẽ làm là...